meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ông Mã Thanh Danh - Chủ tịch CIB: Có 3 nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu

Thứ năm, 08/12/2022-09:12
Thời gian gần đây, sau khi thị trường chứng khoán rớt điểm liên tiếp đã tăng lại và dòng tiền cũng đã tăng lên đáng kể. Doanh nghiệp cũng vì thế mà có thể tính toán được phương án huy động vốn thông qua thị trường này để có thể thanh toán trái phiếu.

Theo Nhịp sống thị trường, tham luận ở hội thảo “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Niềm tin và Giải pháp” diễn ra mới đây, Chủ tịch CTCP Tư vấn Quốc tế CIB - ông Mã Thanh Danh cũng đã có đề xuất 3 nhóm giải pháp đáng chú ý.

Ông Mã Thanh Danh cho biết, áp lực trái phiếu đáo hạn một phần là có nguyên nhân từ các công ty chứng khoán cũng như ngân hàng. Các tổ chức này để bán được trái phiếu thì họ đã hứa với các nhà đầu tư sẽ tiến hành mua lại trong thời gian từ 3 - 6 tháng sau khi phát hành. Và đến khi trái chủ yêu cầu mua lại thì họ lại không mua hoặc là không đủ năng lực để mua. Nhưng nếu như đẩy trách nhiệm này cho các nhà phát hành thì sẽ không đúng với quy định bởi vì thời gian phát hành thường sẽ là ít nhất 1 năm. 


Chủ tịch CTCP Tư vấn Quốc tế CIB - ông Mã Thanh Danh
Chủ tịch CTCP Tư vấn Quốc tế CIB - ông Mã Thanh Danh

Để gỡ khó khăn cho trái phiếu có 3 nhóm giải pháp khác nhau

Theo ông Mã Thanh Danh, để có thể giúp cho doanh nghiệp có thể giải tỏa được áp lực trái phiếu đáo hạn, đầu tiên là doanh nghiệp nên liệt kê xem tài sản của mình còn lại những gì. Đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh tốt nhưng trái chủ lại yêu cầu mua lại thì có thể dùng nguồn tiền mặt để mua lại từ đó giúp giải tỏa bớt áp lực. Và nếu như không đủ tiền thì doanh nghiệp cũng có thể đi vay thêm hoặc là thế chấp một phần trái phiếu với mức lãi suất cao hơn để có thể vay tiền mua phần còn lại. 

Ngoài ra thì với tình hình kinh doanh ổn định thì doanh nghiệp cũng có thể thương lượng trực tiếp với trái chủ để cho họ có thể chờ đến hạn. Trong trường hợp trái chủ nhất quyết yêu cầu mua lại thì doanh nghiệp cũng có thể thương lượng để có thể giúp trái chủ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu. Vừa qua, Citibank cũng đã đồng ý chuyển đổi trái phiếu Novaland thành cổ phiếu NVL với mức giá 85.000 đồng/cp, trong khi đó thị giá NVL ghi nhận chỉ hơn 20.000 đồng/cp.


Theo ông Mã Thanh Danh, để có thể giúp cho doanh nghiệp có thể giải tỏa được áp lực trái phiếu đáo hạn, đầu tiên là doanh nghiệp nên liệt kê xem tài sản của mình còn lại những gì
Theo ông Mã Thanh Danh, để có thể giúp cho doanh nghiệp có thể giải tỏa được áp lực trái phiếu đáo hạn, đầu tiên là doanh nghiệp nên liệt kê xem tài sản của mình còn lại những gì

Thứ hai đó chính là với những doanh nghiệp có tài chính không đủ mạnh hay là kinh doanh kém khả quan thì yêu cầu mua lại trái phiếu thực sự sẽ là một áp lực không hề nhỏ. Chính vì thế mà doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị cho mình một kế hoạch tái cấu trúc rõ ràng để có thể thương lượng với trái chủ. Nếu như không được thì doanh nghiệp sẽ buộc phải bán các tài sản của mình đang có để có thể thanh toán với các trái chủ. Đó có thể là thương hiệu, đất đai, hệ thống phân phối,...

Thứ ba chính là doanh nghiệp cũng cần tính toán đến phương án tham gia vào thị trường mua bán nợ. Mặc dù vậy thì các công cụ mua bán nợ ở thị trường Việt Nam hiện tại vẫn chưa có sự phổ biến. Đồng thời, nếu như có một thị trường trái phiếu thứ cấp hoặc là hoạt động một cách bài bản thì các trái chủ khi cần bán lại cũng sẽ giao dịch trực tiếp ở trên thị trường này và giảm bớt áp lực cho doanh nghiệp. 

Đối với phương án thứ ba theo các chuyên gia thì nếu như muốn thực hiện cần phải có tổ chức đứng ra mua lại trái phiếu đó và không phải là tổ chức phát hành. Và với phương thức này có thể giảm được áp lực cho trái chủ của doanh nghiệp lại phần nào đó có thể hỗ trợ được tổn thất cho trái chủ. 

Không những thế, doanh nghiệp theo ông Mã Thanh Danh thì cũng có thể tìm các giải pháp từ bên ngoài thị trường. Thời gian gần đây, sau khi thị trường chứng khoán rớt điểm liên tiếp đã tăng lại và dòng tiền cũng đã tăng lên đáng kể. Doanh nghiệp cũng vì thế mà có thể tính toán được phương án huy động vốn thông qua thị trường này để có thể thanh toán trái phiếu. Hay thậm chí là họ cũng có thể bán đi bớt cổ phiếu quỹ để thu tiền về. 


Đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh tốt nhưng trái chủ lại yêu cầu mua lại thì có thể dùng nguồn tiền mặt để mua lại từ đó giúp giải tỏa bớt áp lực, và nếu như không đủ tiền thì doanh nghiệp cũng có thể đi vay thêm hoặc là thế chấp một phần trái phiếu với mức lãi suất cao hơn để có thể vay tiền mua phần còn lại
Đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh tốt nhưng trái chủ lại yêu cầu mua lại thì có thể dùng nguồn tiền mặt để mua lại từ đó giúp giải tỏa bớt áp lực, và nếu như không đủ tiền thì doanh nghiệp cũng có thể đi vay thêm hoặc là thế chấp một phần trái phiếu với mức lãi suất cao hơn để có thể vay tiền mua phần còn lại

Đối với những doanh nghiệp phát hành trái phiếu là cần một nguồn vốn trung cũng như dài hạn để có thể phát triển và sau khi không huy động được bằng kênh cổ phiếu và vay ngân hàng. Chính vì thế mà thị trường Việt Nam cũng rất cần những ngân hàng đầu tư (Investment Banking) sở hữu nguồn vốn lớn cho vay trong thời gian trung và dài hạn. Và khi mà doanh nghiệp gặp khó khăn thì họ sẽ đồng hành lâu dài bằng cách chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu. 

Mặc dù vậy thì thực tế các doanh nghiệp lớn trên thị trường Việt Nam chưa nhiều và chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cũng theo đó, thị trường chứng khoán cũng chưa được nâng hạng. Và khi thị trường được nâng hạng cũng sẽ có thể đón thêm nhiều dòng vốn lớn đổ vào nên chuyên gia cũng kỳ vọng sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đỡ áp lực về nguồn vốn. 

Giải cứu thị trường trái phiếu cũng có nghĩa là cứu các doanh nghiệp bất động sản

Thống kê của Chuyên gia tài chính ngân hàng - Tiến sĩ Trịnh Đoàn Tuấn Linh ở trong báo cáo tổng quan thị trường Trái phiếu doanh nghiệp tại Hội thảo cho thấy, trong giai đoạn 2016 - 2020, Trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tăng từ mức 4.300 tỷ đồng lên mức 10.300 tỷ đồng (ghi nhận tăng 2,4 lần).


Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển đã cho rằng, quy mô thị trường Trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2020 ghi nhận tương đương 15,1% GDP và 10,3% dư nợ tín dụng
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển đã cho rằng, quy mô thị trường Trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2020 ghi nhận tương đương 15,1% GDP và 10,3% dư nợ tín dụng

Và cũng trong năm 2020, tỷ lệ đóng góp vào GDP của Trái phiếu doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam mới đạt mức 15,1%. Có thể thấy, con số này cũng thấp hơn nhiều so với các nước ASEAN điển hình như Thái Lan (ghi nhận 22,7%), Singapore (ghi nhận 36,5%) và Malaysia (ghi nhận 54,3%). Cũng trong thời gian 10 tháng đầu năm 2022, doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tiến hành phát hành 234.000 tỷ đồng trái phiếu. Trong đó chỉ có 9.600 tỷ đồng là được phát hành qua kênh đại chúng và số còn lại chủ yếu là phát hành riêng lẻ.

Đưa ra nhận xét số liệu báo cáo tổng quan Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển đã cho rằng, quy mô thị trường Trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2020 ghi nhận tương đương 15,1% GDP và 10,3% dư nợ tín dụng. Điều này cũng đã cho thấy kênh huy động vốn qua trái phiếu, một trong các cấu phần của thị trường vốn song song với kênh tín dụng cũng như kênh cổ phiếu đã góp vai trò vô cùng quan trọng trong việc khai thác nguồn vốn dành cho sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cũng phân tích thêm rằng: “Mặc dù giá trị phát hành Trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành tăng mạnh trong giai đoạn 2018 - 2021 nhưng thị trường Trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam vẫn được xem là giai đoạn mới phát triển. Phương thức phát hành vẫn chủ yếu là phát hành riêng lẻ đối với nhà đầu tư chủ yếu thì vẫn là các ngân hàng.


Đối với những doanh nghiệp phát hành trái phiếu là cần một nguồn vốn trung cũng như dài hạn để có thể phát triển và sau khi không huy động được bằng kênh cổ phiếu và vay ngân hàng
Đối với những doanh nghiệp phát hành trái phiếu là cần một nguồn vốn trung cũng như dài hạn để có thể phát triển và sau khi không huy động được bằng kênh cổ phiếu và vay ngân hàng

Và ngay từ hồi tháng 3/2022, Trái phiếu doanh nghiệp chậm lại cũng nằm chờ Nghị định sửa đổi 153/NĐ-CP/2020 với mục tiêu sẽ có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp đối với các nhà đầu tư cũng như có thể nâng cao được chất lượng của thị trường vốn. Và trong bối cảnh đó, tổng giá trị phát hành Trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian 9 tháng đầu năm 2022 cũng đã giảm mạnh 43,5% so với cùng kỳ và xuống còn 248.603 tỷ đồng. Trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2022 cũng đã tập trung vào ngân hàng cùng các doanh nghiệp bất động sản. Chính vì thế mà nếu như cần “giải cứu” thị trường trái phiếu hiện nay thì nó cũng đồng nghĩa với việc “cứu” Trái phiếu doanh nghiệp bất động sản là chủ yếu.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

17 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

17 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

17 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

17 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước