meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nới lỏng nhưng không để dòng tiền đi chệch hướng

Thứ năm, 27/07/2023-23:07
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, mặc dù nền kinh tế đang rất cần vốn, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp về bất động sản đang “khát” tiền. Tuy nhiên, Chính phủ trong khi nới lỏng các điều kiện về tài khóa cũng cần lưu ý không nên để đồng tiền quá “dễ dãi” dẫn tới đi chệch hướng.

Doanh nghiệp vẫn chưa hấp thụ nhiều vốn

Theo Báo Đầu tư, trong thời điểm hiện nay, doanh nghiệp đứng giữa nghịch lý: Cần tiền nhưng lại chưa tiêu được tiền. Nói dễ hiểu hơn là, doanh nghiệp thiếu vốn để đầu tư sản xuất – kinh doanh. Nhưng đó mới chỉ là một mặt của vấn đề. Quan trọng không kém, đó là hàng hóa đang tiêu thụ chậm, sức cầu yếu, đầu tư công mới chỉ có dấu hiệu nhích lên trong những tháng vừa qua. Điều đó dẫn tới doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc duy trì và phát triển.

Trong hoàn cảnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105. Nghị quyết này đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, Chính phủ tiếp tục đề ra mục tiêu đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ trong những tháng cuối năm 2023. Tất cả nhằm phục hồi và phát triển nền kinh tế sau thời gian khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch.

Trong nỗ lực đó, Chính phủ đề ra mục tiêu thúc đẩy tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, thu hút vốn FDI và hỗ trợ dòng tiền, giảm chi phí, đồng thời tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp.


Trong tháng 7, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ ban hành quyết định giảm 30% tiền thuê đất năm 2023 cho các doanh nghiệp, hộ dân đang thuê đất trực tiếp.
Trong tháng 7, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ ban hành quyết định giảm 30% tiền thuê đất năm 2023 cho các doanh nghiệp, hộ dân đang thuê đất trực tiếp.

Nghị quyết cũng đề ra hai công cụ quan trọng để thực hiện các mục tiêu trên. Đó là chính sách tiền tệ và tài khóa. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước được giao tiếp tục giả mặt bằng lãi suất. Nhất là giảm lãi suất cho vay, phấn đấu giảm ít nhất từ 1,5-2% đối với cả khoản vay mới và dư nợ tồn.

Cũng trong tháng 7, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ ban hành quyết định giảm 30% tiền thuê đất năm 2023 cho các doanh nghiệp, hộ dân đang thuê đất trực tiếp. Đây sẽ là sự “trợ lực” lớn cho người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế.

Bàn luận về vấn đề này, mới đây tại tọa đàm về “Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ và mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh mới”, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, đây là một thông điệp rất mạnh dạn, rất rõ, cụ thể.

Đồng quan điểm về vấn đề này, Phó tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, việc Chính phủ tập trung vào chính sách tiền tệ, trong đó ưu tiên kéo giảm mặt bằng lãi suất xuống và tăng cung tiền sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn, đây là chính sách rất trúng và rất cần thiết, ông Tuấn chia sẻ.  tiền để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn là chính sách rất trúng và rất cần thiết.


Trong thời điểm hiện nay, doanh nghiệp đứng giữa nghịch lý: Cần tiền nhưng lại chưa tiêu được tiền.
Trong thời điểm hiện nay, doanh nghiệp đứng giữa nghịch lý: Cần tiền nhưng lại chưa tiêu được tiền.

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều lần giảm lãi suất điều hành cũng như lãi suất huy động. Mức giảm bình quân là từ 1-1,2%, lãi suất cho vay cũng có biên độ giảm tương tự.

Tuy vậy, doanh nghiệp cũng không dễ để tiếp cận được nguồn vốn rẻ. Dựa trên bức tranh kinh doanh, doanh nghiệp nửa đầu năm 2023 “rất đáng ngại”, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, cần có những giải pháp để các chính sách tiền tệ phải đi nhanh được vào thực tiễn, doanh nghiệp có thể vay vốn được với lãi suất hợp lý để thúc đẩy hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Ở góc độ khác, TS. Cấn Văn Lực lại cho rằng việc giảm lãi suất chỉ là một vế của vấn đề và là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp.

Với nhiều năm nghiên cứu chính sách tài chính, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng sản xuất, kinh doanh có thể bị ảnh hưởng nếu nới lỏng tiền tệ quá mức, mà dòng tiền này lại không đổ vào sản xuất. T.S Thành ví von, dòng tiền “đi chơi tài sản là chính” và cho rằng vẫn còn dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ, hạ lãi suất, nhưng ông Thành lưu ý, nguyên tắc nới lỏng sẽ là không để "đồng tiền dễ dãi". 

Chính sách cần có sự đồng bộ

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, quan trọng nhất trong thời điểm hiện nay là phải có sự đồng bộ về mặt chính sách. Khi đó, việc thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ phục vụ nhu cầu vốn của doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh mới có thể đạt được những mục tiêu đề ra.


Quốc hội đã đồng ý giảm 2% thuế VAT nhằm giảm khó khăn cho doanh nghiệp.
Quốc hội đã đồng ý giảm 2% thuế VAT nhằm giảm khó khăn cho doanh nghiệp.

T.S Đậu Anh Tuấn phân tích, chẳng hạn chúng ta đang cố giảm lãi suất, chi phí vay. Nhưng ở một chỗ khác chính sách khác lại làm tăng chi phí rất lớn, thậm chí là ảnh hưởng đến nguồn vốn của doanh nghiệp. Điển hình như việc hoàn thuế giá trị gia tăng chậm, đã gây ảnh hưởng tới nhiều ngành hàng. Một ví dụ khác là mới đây Quốc hội đã đồng ý giảm 2% thuế VAT. Tuy nhiên ở một số ngành hàng, các cơ quan quản lý lại đang rục rịch tăng phí hoặc thu lại phí. Do đó, ông Tuấn nhấn mạnh cần phải phát huy sự nhịp nhàng của chính sách.

Chung nhận định với ông Tuấn, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, các chính sách nới lỏng tiền tệ sẽ bị các chính sách khác vô hiệu hóa, triệt tiêu nếu không có sự đồng bộ. Theo ông Dũng, đa số doanh nghiệp cho biết, lãi suất công khai là một chuyện, lãi suất thực tế là chuyện khác. Tình trạng này cần được khắc phục”.

Cuối cùng, cần có sự chủ động vào cuộc, tích cực, quyết liệt của toàn bộ hệ thống chính trị, trong điều hành, giám sát thực thi. Chỉ khi đó, chính sách mới “thấm” vào cuộc sống, là động lực cho sự thúc đẩy tăng trưởng. Từ thực tế này, T.S Cấn Văn Lực đề xuất cần có chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPI) cho các bộ, ngành à địa phương. Các bộ, ngành, địa phương và cá nhân không làm đúng thời hạn, thời điểm, đúng như tinh thần chỉ đạo, thì phải có chế tài. “Như vậy sẽ tạo ra thông điệp mạnh mẽ về thực thi, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả tốt hơn nữa”, ông Lực nói.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

46 phút trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

46 phút trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

47 phút trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

47 phút trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước