meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Những thông tin cần biết về thanh tra ngân hàng

Thứ bảy, 28/10/2023-21:10
Hoạt động thanh tra trong bất cứ lĩnh vực nào cũng rất quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng thì thanh tra là việc không thể thiếu và được thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, thực hiện thanh tra ngân hàng phải tuân thủ những quy tắc nhất định.

Thanh tra ngân hàng là hoạt động được thực hiện bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã được quy định tại Nghị định số 26/2014/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Ngân hàng và Nghị định số 43/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP. Theo quy định trên thì việc thanh tra Ngân hàng Nhà nước thuộc trách nhiệm của các cơ quan thanh tra Nhà nước bắt buộc phải thực hiện theo đúng quy trình, thời gian quy định. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về hoạt động thanh tra Ngân hàng trong bài viết sau.

Thanh tra ngân hàng là gì?

Theo quy định tại Khoản 11, Điều 6, Luật Ngân Hàng Nhà nước 2010, thanh tra ngân hàng được quy định như sau: “Thanh tra ngân hàng là hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng”. Hiểu đơn giản thì thanh tra ngân hàng là hoạt động mà cơ quan có thẩm quyền sẽ đánh giá, xem xét, tìm hiểu và thực hiện những biện pháp kỉ luật nếu đối tượng thanh tra vi phạm các quy định được đặt ra. Hoạt động này đóng vai trò rất quan trọng tỏng việc giữ gìn ổn định, trật tự hoạt động của các ngân hàng, cá nhân hay tổ chức khác nhau.


Thanh tra ngân hàng là hoạt động được thực hiện bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã được quy định tại Nghị định số 26/2014/NĐ-CP của Chính phủ
Thanh tra ngân hàng là hoạt động được thực hiện bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã được quy định tại Nghị định số 26/2014/NĐ-CP của Chính phủ

Chánh thanh tra ngân hàng nhà nước là gì?

Chánh thanh tra Ngân hàng nhà nước chính là người đứng đầu cơ quan Thanh tra, giám sát các ngân hàng phía dưới. Đơn vị thanh tra Ngân hàng tương đương với Tổng cục là cơ quan trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Theo quy định tại Nghị định số 26/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng, chánh thanh tra ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện chức năng gồm:

- Tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

- Quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, bảo hiểm tiền gửi; Tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước;

- Thực hiện phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Đối tượng

- Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010, đối tượng của thanh tra ngân hàng gồm:

- Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.

- Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng;

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

Mục đích của thanh tra ngân hàng

Căn cứ vào Điều 54, Luật Ngân hàng Nhà nước 2010, thanh tra ngân hàng nhằm thực hiện các mục đích sau:

- Góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính;

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của tổ chức tín dụng;

- Duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các tổ chức tín dụng;

- Bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng;

- Góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Nội dung của thanh tra ngân hàng

Căn cứ theo Điều 55, Luật Ngân hàng Nhà nước 2010, nội dung của thanh tra ngân hàng gồm:

- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

- Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra ngân hàng.

- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng.

- Kiến nghị, yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn chặn hành động dẫn đến vi phạm pháp luật.

- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.

- Thu thập, tổng hợp và xử lý các tài liệu thông tin của đối tượng giám sát.

- Theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng.

- Đánh giá tình hình hoạt động và các rủi ro gây mất an toàn.

- Kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các rủi ro xảy ra.

- Hoạt động xây dựng  chính sách, văn bản quy phạm pháp luật; cấp phép

Các phương thức thanh tra ngân hàng

Hoạt động thanh tra ngân hàng sẽ được thực hiện chủ yếu theo những phương thức chính đã được quy định như sau:

Giám sát từ xa: Đây là hoạt động mà thanh tra ngân hàng sẽ phải tổ chức một quy trình từ phân tích, đánh giá tình hình của đối tượng được thanh tra dựa trên bảng cân đối kế toán và những chỉ tiêu thống kê định kì được cơ quan thanh tra gửi đến các ngân hàng bị giám sát. Thanh tra ngân hàng sẽ thực hiện việc thanh tra bằng hai phương pháp chính là giám sát tuân thủ và giám sát CAMELS (Mức độ nhạy cảm với rủi ro của thị trường)

Thanh tra tại chỗ: Đây là phương thức mà cơ quan thanh tra sẽ tiến hành thanh tra trực tiếp tại trụ sở của đối tượng bị thanh tra, đồng thời, cần phải dựa trên các tài liệu để kiểm tra những nội dung cần thanh tra nhằm xác thực tính chất của các vấn đề và đánh giá những hoạt động mà đối tượng bị thanh tra. Thực hiện phương pháp này sẽ giúp cho cơ quan thanh tra đánh giá được mức độ chính xác và tin cậy của đối tượng bị thanh tra. Cơ quan thanh tra có thể thực hiện phương thức này bằng cách thanh tra tuân thủ và thanh tra trên cơ sở đánh giá rủi ro.


Hoạt động thanh tra ngân hàng được thực hiện định kỳ và không có trường hợp ngoại lệ với bất cứ cá nhân, tổ chức nào
Hoạt động thanh tra ngân hàng được thực hiện định kỳ và không có trường hợp ngoại lệ với bất cứ cá nhân, tổ chức nào

Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra ngân hàng Nhà nước

Theo quy định cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam sẽ bao gồm các đơn vị như sau:

Vụ Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong nước ( Vụ I).

Vụ Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng nước ngoài (Vụ II).

Vụ Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng ( Vụ III).

Vụ Giám sát an toàn hệ thống ngân hàng ( Vụ IV).

Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng ( Vụ V).

Vụ Quản lý cấp phép các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng ( Vụ VI).

Vụ Tổ chức cán bộ ( Vụ VII).

Văn phòng.

Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội (Cục I).

Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh (Cục II).

Cục Phòng, chống rửa tiền (Cục III).

Đối với hoạt động thanh tra Ngân hàng sẽ phải thực hiện theo các trình tự đã được quy định, các đơn vị tham gia thực hiện thanh tra phải có sự công bằng, phân minh và làm đến đâu chịu trách nhiệm đến đấy. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng nên được các cơ quan quản lý hết sức chú trọng và nâng cao.

Hoạt động thanh tra ngân hàng được thực hiện định kỳ và không có trường hợp ngoại lệ. Những hoạt động này sẽ được dùng để đánh giá, phân tích và ổn định thị trường cũng như thanh lọc những doanh nghiệp không đủ điều kiện. Hoạt động này được thực hiện bở các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TS. Nguyễn Văn Đính: Đang có hiện tượng độc quyền nguồn cung nhà ở

TP. HCM: Siêu dự án phức hợp gần tỉ USD của "ông lớn" Lotte đã có phương án kiến trúc

Quảng Nam: Khu đô thị xanh Anvie rục rịch tái khởi động sau nhiều biến cố

Số phận long đong của Khu nhà ở Làng hoa Tiền Phong khi bị Vinahud “gả bán” để trả nợ

TP. HCM lên kế hoạch triển khai hai siêu dự án quy mô gần 14 tỷ USD tại Cần Giờ

Hải Phòng: Chuẩn bị khởi công dự án NOXH hơn 3.000 tỷ, cung cấp chỗ ở cho 12.000 người

Cần Thơ sắp có dự án nhà ở xã hội cao 16 tầng

TP. HCM: Sẽ phê duyệt phương án bồi thường Khu đô thị Phú Mỹ Hưng 2 trước 30/4/2025

Tin mới cập nhật

TP. HCM: Đã có phương án “giải cứu” gần 9.000 hồ sơ đất đai “ách tắc”

17 giờ trước

ChatGPT sắp có bản nâng cấp mới, AI biết “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”

17 giờ trước

Người dân khu 'biệt thự triệu đô' vội vã dọn dẹp, khắc phục mưa lũ

17 giờ trước

Làn sóng trả mặt cho thuê: Không hoàn toàn đến từ xu hướng mua sắm online

17 giờ trước

Tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập: Hết cảnh một dự án cả chục năm chưa xong?

17 giờ trước