meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Những lưu ý khi ngân hàng phá sản 

Thứ năm, 05/10/2023-09:10
Phá sản ngân hàng là một việc không ai mong muốn nhưng trong một vài trường hợp nếu xảy ra hiện tượng này thì những khách hàng gửi tiền cần phải lưu ý một số điều cơ bản.

Phá sản ngân hàng là gì?

Phá sản ngân hàng là việc ngân hàng sẽ phải đóng cửa do mất khả năng thanh toán bởi cơ quan cấp phép. Tại Mỹ, nếu ngân hàng có gói bảo hiểm thì khi ngân hàng rơi vào trường hợp phá sản sẽ nhận được sự bảo trợ của Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang. Đồng thời, khoản này cũng sẽ đảm bảo cho cả những người gửi tiền bảo hiểm lên đến 100,000$ mỗi tài khoản.

FDIC sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm thanh lý tài sản của ngân hàng để trả lại cho chủ nợ, ngân hàng sẽ có cách là thanh lý mọi trái quyền của chủ nợ hoặc chọn cách phá sản còn không cách đỡ tốn kém nhất chính là mua hợp đồng của Quỹ bảo hiểm ngân hàng, do FDIC quản lý.

Cách thanh lý ít tốn kém nhất đối với một ngân hàng phá sản là để một ngân hàng khác mua hoặc đảm nhận một số hoặc toàn bộ tài sản của ngân hàng phá sản cũng như nhận nợ tiền gửi của nó. Trong những trường hợp khắc nghiệt thì ngân hàng phá sản hầu như không còn giá trị nào vì thế mà người đấu giá có thể mua lại nó, còn quỹ bảo hiểm sẽ trả cho người gửi tiền có bảo hiểm của ngân hàng bị thanh lý bằng với giá trị bồi thường tương ứng có thể lên đến 100,000$ một tài khoản.

Hình thức này được đánh giá là chi trả giảm nhẹ nhằm bảo vệ người gửi tiền, việc chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền sẽ giảm nhẹ đi rất nhiều, đối với những người gửi tiền trong ngân hàng phá sản lớn hơn giới hạn bảo hiểm thì có thể sẽ phải chịu những khoản lỗ cả gốc và lãi. Sự khác biệt giữa hai phương pháp này chính là trong giao dịch mua bán ngân hàng mua sẽ phải đảm nhận những khoản nợ tiền gửi nên quyền yêu cầu bồi thường của người gửi tiền có bảo hiểm hay không đều được chi trả đầy đủ.

Năm 1930, tiền gửi bảo hiểm liên bang bắt đầu xuất hiện và thâm nhập vào thị trường nên các ngân hàng lớn ở Mỹ đã có thể tuyên bố phá sản bởi các cơ quan điều tiết ngân hàng, bởi lẽ vẫn tồn tại sự lo ngại cho việc phá sản của ngân hàng khu vực lơn lớn hay ngân hàng trung tâm tiền tệ có thể khiến thị trường tài chính sụp đổ. Đối với những lập luận quá lớn không thể vỡ nợ đã được chứng minh nhiều lần và trên thực tế đây là điều không ai mong muốn vì sẽ xảy ra rất nhiều hệ luỵ sẽ phá đổ thị trường tài chính. 


Phá sản ngân hàng là việc ngân hàng sẽ phải đóng cửa do mất khả năng thanh toán bởi cơ quan cấp phép
Phá sản ngân hàng là việc ngân hàng sẽ phải đóng cửa do mất khả năng thanh toán bởi cơ quan cấp phép

Ngân hàng có thể bị phá sản hay không?

Ngân hàng thường là những doanh nghiệp có các hoạt động nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán chi phiếu cũng như thực hiện những dịch vụ liên quan đến công chúng. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam chưa có ngân hàng nào bị phá sản, bởi lẽ khi những ngân hàng thương mại hoạt động không tốt thì ngân hàng Nhà nước sẽ có những biện pháp nhất định để cứu vãn tình hình. Đồng thời, các thủ tục để chứng nhận một ngân hàng phá sản rất phức tạp.  

Tuy nhiên, theo quy định luật pháp hiện hành thì các tổ chức tín dụng có quyền được yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản. Phá sản là khi doanh nghiệp đã không còn khả năng thanh toán và bị tuyên bố phá sản bởi Toà án. Một ngân hàng có thể rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán, không thực hiện được nghĩa vụ tài chính với khách hàng thì sẽ bị coi là phá sản. Theo Điều 155 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2017 thì phá sản tổ chức tín dụng được quy định cụ thể :

- Sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn lâm vào tình trạng phá sản, thì tổ chức tín dụng đó phải làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

- Khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng theo quy định nêu trên thì Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về phá sản.

- Sau khi Thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép của tổ chức tín dụng.

Những trường hợp ngân hàng phá sản

Theo Điều 152 của Mục 1e Điều 1 Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng năm 2017 việc phá sản của tổ chức tín dụng đã được quy định rõ ràng như sau: 

- Ngân hàng Nhà nước xem xét, trình Chính phủ quyết định chủ trương phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 147a hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a, khoản 4 Điều 149d, khoản 7 Điều 151a hoặc khoản 7 Điều 151d của Luật này khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt lâm vào tình trạng phá sản.

- Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương phá sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 148, khoản 4 Điều 148c, khoản 2 Điều 149a, khoản 4 Điều 149d, khoản 7 Điều 151a, khoản 7 Điều 151d của Luật này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 147a của Luật này.

Theo như những gì quy định trong điều khoản trên thì pháp luật cho phép các ngân hàng hoạt động không hiệu quả được quyền tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, tỷ lệ phá sản này rất thấp bởi đã có Ngân hàng Nhà nước đứng sau để chỉ đạo, thực hiện những phương án khác nhau để khắc phục tình trạng khó khăn không để xảy ra việc phá sản. Nếu như ngân hàng phá sản thì đó là giải pháp cuối cùng nếu như Ngân hàng nhà nước kiểm soát đặc biệt không thể trợ giúp đưa ra phương án hợp lý.   


Các quy định về tổ chức ngân hàng cũng hết sức nghiêm ngặt nên việc phá sản khó xảy ra
Các quy định về tổ chức ngân hàng cũng hết sức nghiêm ngặt nên việc phá sản khó xảy ra

Ngân hàng phá sản người gửi tiết kiệm có được rút lại tiền hay không?

Trường hợp ngân hàng phá sản chắc chắn người gửi tiền tiết kiệm sẽ cảm thấy rất lo lắng không hiểu mình có thể rút lại tiền không thì câu trả lời là có thể người gửi sẽ không thể rút được tiền hoặc chỉ nhận lại được một phần nhỏ. Cụ thể, tại Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 đã chỉ rõ như sau:

- Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.

- Người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân.

- Tổ chức bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

- Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Ngoài ra, theo Quyết định 32/2021/QĐ-TTg ngày 20/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về hạn mức trả tiền bảo hiểm thì số tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm có thể chi trả cho mọi khoản tiền được gửi theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (bao gồm cả gốc và lãi) của một người khi tham gia tổ chức bảo hiểm tiền gửi nếu có phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125.000.000 đồng (một trăm hai mươi lăm triệu đồng).

Đối với việc phân chia tài sản của ngân hàng phá sản tại Điều 101 Luật Phá sản năm 2014 quy định thực hiện tuần tự theo các bước sau:

- Chi phí phá sản;

- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

- Khoản tiền gửi; khoản tiền tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải trả cho người gửi tiền tại tổ chức tín dụng phá sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Trong trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán thì các đối tượng thuộc cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

- Trường hợp giá trị tài sản của tổ chức tín dụng sau khi đã thanh toán đủ khoản nợ theo thứ tự trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

+ Thành viên của tổ chức tín dụng là hợp tác xã;

+ Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

+ Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; cổ đông của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần.


 
 

Việc một ngân hàng phá sản tại thị trường Việt Nam rất khó xảy ra, vì thế, những người gửi tiền có thể hoàn toàn yên tâm khi gửi tiền vào ngân hàng. Nhưng vẫn cần phải xem xét, đánh giá để chọn ra những ngân hàng uy tín, chất lượng cao trên thị trường trước khi gửi gắm số tiền của mình.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

TS. Nguyễn Văn Đính: Đang có hiện tượng độc quyền nguồn cung nhà ở

TP. HCM: Siêu dự án phức hợp gần tỉ USD của "ông lớn" Lotte đã có phương án kiến trúc

Quảng Nam: Khu đô thị xanh Anvie rục rịch tái khởi động sau nhiều biến cố

Tin mới cập nhật

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

34 phút trước

Giá là tác nhân chính khiến người mua nhà phía Nam ngại “xuống tiền”

34 phút trước

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

34 phút trước

Đánh thuế bất động sản: Có thể làm giá nhà đất tăng thêm?

35 phút trước

Nhà ở riêng lẻ tại TP. HCM được xây dựng tầng hầm trở lại

35 phút trước