meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Những đặc điểm của ngành kinh tế phát triển

Thứ năm, 29/09/2022-11:09
Hiện nay, các ngành kinh tế đang chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia, việc theo học ngành kinh tế phát triển được nhiều bạn trẻ lựa chọn vì tiềm năng cơ hội việc làm lớn và mức thu nhập hấp dẫn. 

Ngành kinh tế phát triển là gì?

Kinh tế phát triển (trong tiếng Anh gọi là Development Economics) là ngành học chuyên nghiên cứu, phân tích và giải thích những sự thay đổi trong tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế. Mục tiêu của ngành kinh tế phát triển là cung cấp một nền tảng về lý thuyết cũng như cách áp dụng vào kinh nghiệm thực tiễn. Theo học ngành này sinh viên sẽ được cung cấp một cơ sở nền tảng về lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển.

Qua các kiến thức này có thể vận dụng vào thực tiễn để vận dụng vào hoàn cảnh riêng của từng doanh nghiệp, từ đó tìm kiếm được định hướng phát triển thích hợp. Ngành này sẽ dạy cho sinh viên kiến thức cơ bản và chuyên sâu của các bộ môn về Kinh tế, Kinh tế Phát triển… Đồng thời, rèn luyện thêm về các kĩ năng mềm để sau khi ra trường có thể tìm được cơ hội việc làm và phát huy khả năng của bản thân trong công việc. 


Mục tiêu của ngành kinh tế phát triển là cung cấp một nền tảng về lý thuyết cũng như cách áp dụng vào kinh nghiệm thực tiễn. Ảnh minh hoạ
Mục tiêu của ngành kinh tế phát triển là cung cấp một nền tảng về lý thuyết cũng như cách áp dụng vào kinh nghiệm thực tiễn. Ảnh minh hoạ

Học ngành kinh tế phát triển thi khối gì?

Hiện nay, ngành kinh tế phát triển đang được rất nhiều sinh viên yêu thích nên tổ hợp các môn xét tuyển cũng đã được mở rộng hơn so với ngày trước: 

- Khối A00: Toán – Vật lý – Hóa học

- Khối A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh

- Khối A09: Toán – Địa lý – GDCD

- Khối A16: Toán – KHTN – Ngữ văn

- Khối C00: Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý

- Khối D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh

- Khối D90: Toán – KHTN – Tiếng Anh

- Khối D96: Toán – KHXH – Tiếng Anh

Về mức điểm chuẩn trung bình của ngành kinh tế phát triển thì nằm trong mức 15 đến 22 điểm, tùy vào yêu cầu xét tuyển của mỗi trường khác nhau sẽ có những mức điểm khác nhau. 

Hệ thống trường đào tạo ngành kinh tế phát triển

Hiện nay, trên cả nước đã có các trường đại học chuyên đào tạo ngành kinh tế phát triển với chất lượng giảng dạy cực cao và kiến thức chuyên môn tốt như sau:

Khu vực miền Bắc

Đại học Kinh tế quốc dân

Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội

Học Viện Chính Sách và Phát Triển

Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên

Khu vực miền Trung

Phân Hiệu Đại Học Đà Nẵng tại Kon Tum

Đại học Nha Trang

Đại học Phạm Văn Đồng

Đại học Tây Nguyên

Có thể thấy ngành kinh tế phát triển đang được nhiều sinh viên yêu thích nhưng chưa có quá nhiều trường đào tạo vì ngành kinh tế phát triển có thể gộp chung vào với một số ngành kinh tế khác để giảng dạy. 


Hiện nay, trên cả nước đã có các trường đại học chuyên đào tạo ngành kinh tế phát triển. Ảnh minh hoạ
Hiện nay, trên cả nước đã có các trường đại học chuyên đào tạo ngành kinh tế phát triển. Ảnh minh hoạ

Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành Kinh tế phát triển

Đối với ngành kinh tế phát triển nhiều người vẫn chưa hiểu khi ra trường sinh viên có thể đảm nhận những vị trí gì. Song, nếu như học ngành này thì sinh viên sẽ có rất nhiều cơ hội vì đây là một ngành đang hot và sinh viên hoàn toàn làm được với nhiều ngành nghề phong phú như sau: 

- Công chức, chuyên viên, cán bộ nhà nước đây là vị trí mà nhiều sinh viên mơ ước sau khi ra trường nếu có thể làm trong nhà nước thì họ sẽ phải vượt qua kỳ thi công chức để làm việc trong các phòng ban như phòng chính sách, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, phòng, sở, bộ Kế hoạch và Đầu tư... Nhiệm vụ cho những vị trí này là phân tích thực trạng nền kinh tế xã hội của từng khu vực, quốc gia, lập các kế hoạch, chính sách phát triển hay tư vấn các giải pháp kinh tế để thúc đẩy chính sách công luôn bền vững. 

- Nghiên cứu, giảng dạy: Đây cũng là một vị trí được nhiều người yêu thích khi họ có thể học lên thạc sĩ, nghiên cứu sinh để tham gia nghiên cứu các dự án tại các Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Kinh tế Xây dựng,... Hoặc theo một hướng khác sinh viên có thể trở thành giảng viên tại các trường trung cấp, cao đẳng và đại học trên toàn quốc. 

- Nhân viên ngân hàng: Trong quá trình học tập sinh viên đã được học kiến thức và kỹ năng cũng như cách đánh giá vấn đề, ra quyết định, lập kế hoạch,... nên sinh viên có thể trở thành một nhân viên ngân hàng chuyên nghiệp để đảm nhận vị trí tín dụng, tư vấn... 

- Nhân viên kế hoạch: Đối với bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải xây dựng kế hoạch kinh doanh để dựa vào đó người quản lý có thể theo dõi và kiểm tra sát sao. Do đó, nhân viên lập kế hoạch kinh doanh cực kì cần thiết trong mỗi doanh nghiệp. 

- Nhân viên bán hàng: Đây là một vị trí khá phổ biến dành cho các bạn học ngành kinh tế phát triển mới ra trường. Đối với các doanh nghiệp đều cần phải bán sản phẩm đặc biệt với những sản phẩm kinh tế giá trị rất cần đến những người có kiến thức như sinh viên của ngành kinh tế phát triển. 

Mức lương trung bình dành cho người làm ngành kinh tế phát triển 

Đối với ngành kinh tế phát triển mức lương sẽ được chia ra thành hai giai đoạn cho những nhóm đối tượng khác nhau:  

Sinh viên mới ra trường: Đối với những sinh viên mới ra trường thì mức lương trung bình chỉ dao động từ khoảng 7 - 8 triệu VNĐ/tháng do họ có ít kinh nghiệm, chưa có nhiều va vấp.

Cử nhân kinh tế phát triển đã có kinh nghiệm: Thông thường mức lương trung bình của vị trí này sẽ rơi vào khoảng 10 đến 15 triệu đồng/tháng. Mứac lương này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa

Bên cạnh đó, sẽ có những mức đãi ngộ tốt dành cho vị trí này như đóng bảo hiểm, khám sức khỏe định kì, lương thưởng, nghỉ phép định kì, trợ cấp tăng ca, làm thêm ngoài giờ...


Đối với ngành kinh tế phát triển mức lương sẽ được chia ra thành hai giai đoạn cho những nhóm đối tượng khác nhau. Ảnh minh hoạ
Đối với ngành kinh tế phát triển mức lương sẽ được chia ra thành hai giai đoạn cho những nhóm đối tượng khác nhau. Ảnh minh hoạ

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức về ngành kinh tế phát triển cũng như cơ hội việc làm của ngành này cho sinh viên sau khi ra trường với mức lương hấp dẫn.

 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Top những tòa nhà cao nhất Việt Nam – công trình biểu tượng mang dấu ấn của các thành phố lớn

Hà Nội: Lộ diện nhà đầu tư đăng ký thực hiện Khu đô thị mới Mê Linh

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Tin mới cập nhật

Người mua nhà tại một số dự án phải chi khoản chênh "ngầm" lên đến 20% cho môi giới

10 giờ trước

Chuyên gia: Bảng giá đất có thể khiến giá nhà tăng tới 50%

10 giờ trước

Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại Top công nghiệp 4.0 Việt Nam

1 ngày trước

Người dân lại gặp khó với vàng

2 ngày trước

Tiên phong chuyển đổi số bất động sản, Meey Group ghi danh ấn tượng tại Dot Property Vietnam Awards 2024

2 ngày trước