Cá tính là gì? Cá tính ảnh hưởng như thế nào đến nghề nghiệp của bạn?
BÀI LIÊN QUAN
Thật thà là gì? Thật thà chốn công sở: Nên hay không?Thông minh là gì? Phong cách làm việc thông minh mang đến thành côngNghị lực là gì? Biểu hiện nhận biết ý chí nghị lực trong công việcCá tính là gì?
Cá tính là từ ghép được tạo nên bởi 02 từ đơn “cá” và “tính”. “Cá” ở đây chính là sự cá biệt, khác biệt, không giống với số đông. Còn “tính” là chỉ tính cách của một người. Cá tính chính là từ dùng để chỉ những người có tính cách khác biệt với số đông, họ luôn có những nét riêng không hề trộn lẫn với bất kỳ một ai khác.
Cá tính là một tập hợp những phẩm chất mà bạn có hoặc không có và nó khiến bạn trở nên khác biệt với mọi người xung quanh. Khi chúng ta nói về ai đó có cá tính một cách tích cực, các phẩm chất đó có thể là sự dũng cảm, chân thật, trung thành hay ngay thẳng,… Nó giúp ta quyết định điều gì chúng ta nghĩ là đúng và điều gì chúng ta nghĩ là sai.
Những người được coi là có cá tính không bao giờ ngần ngại thể hiện bản thân và làm điều mình thích. Họ bạo dạn, có lập trường vững vàng, không ngại tranh luận với người khác để bày tỏ quan điểm cá nhân. Họ sống đúng với bản ngã, luôn thoải mái, tự do trong tư tưởng đồng thời không bao giờ ép buộc bản thân làm điều họ không muốn.
Nhiều người cho rằng người có cá tính là người sống đúng với bản chất của mình mà không cần phải thể hiện một điều gì đó như kiểu người khác. Ví dụ một cô gái đanh đá có thể không cần gồng mình tỏ ra mình nhu mì …
Đừng nhầm lẫn cá tính với ngạo mạn, tự kiêu hay cứng đầu. Những người có tiêu chuẩn sống không đúng chuẩn mực thường sẽ không được gọi là cá tính!
Ví dụ: Bạn lớp trưởng của tôi sẵn sàng đứng lên trao đổi thẳng thắn với cô giáo để làm sao phù hợp hơn và tốt hơn cho các bạn ở xa đi học. Cô bạn này có cá tính! Nhưng một tên cứng đầu bố mẹ nói là cãi nhem nhẻm, thì đó là cứng đầu chứ không phải cá tính!
Điều gì làm nên nét cá tính của bạn?
Bạn đã hiểu định nghĩa cá tính là gì, vậy thì bạn có biết những điều gì sẽ làm nên nét cá tính riêng của mỗi người không? Cùng tìm hiểu nhé!
Thẳng thắn
Sự thẳng thắn sẽ góp phần làm nên cá tính của một người. Hầu hết chúng ta đều ngại bày tỏ ý kiến của bản thân với người khác nhưng người có cá tính không sợ điều đó. Họ dám thẳng thắn góp ý với người khác khi cảm thấy quan điểm đó không phù hợp.
Trung thực
Có thể bạn không tin nhưng trung thực cũng chính là một yếu tố giúp bạn xây dựng cá tính riêng. Giữa một xã hội lắm lọc lừa, gian dối này vẫn còn những người luôn trung thực, tôn trọng sự thật, không ưa nói lời sáo rỗng và chỉ thích nói lời thật. Họ là những con người có cá tính và đáng được tôn trọng!
Vui vẻ và thông minh
Những người trầm mặc, ít nói thường sẽ không được coi là có cá tính bởi những người có cá tính có biểu hiện hoàn toàn trái ngược. Họ thường là những người vui vẻ, tự tin, thông minh. Họ vừa biết cách thể hiện bản thân vừa biết cách khiến người khác vui vẻ đồng thời luôn linh hoạt và nhạy bén.
Làm thế nào để xây dựng cá tính riêng của bản thân?
Sau khi tìm hiểu cá tính là gì và biết được điều làm nên cá tính riêng thì có khi nào bạn lại chạnh lòng vì thấy mình quá nhạt nhòa hay không? Đừng vội buồn bã hay nản lòng nhé, sau đây chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách để xây dựng cá tính riêng cho bản thân!
Tìm ra giá trị cốt lõi của bản thân
Muốn trở thành một người có cá tính, trước tiên bạn cần phải tìm được điểm nổi bật của bản thân trước đã. Ví dụ như bạn ghét nói dối, không ưa chuyện thị phi hay không thích nói xấu sau lưng người khác… Điều ấy chứng tỏ bạn là người chân thật, luôn sống đúng với tôn chỉ của chính mình. Đó chính là giá trị cốt lõi trong con người bạn.
Rèn luyện và trau dồi các giá trị ấy mỗi ngày
Sau khi đã tìm được giá trị cốt lõi của bản thân thì việc tiếp theo bạn cần làm đó là thể hiện nó ra bên ngoài và sử dụng nó để tạo những ảnh hưởng tích cực đến mọi người xung quanh. Cứ kiên trì làm thế thì mọi người sẽ dần dần nhận ra bạn có nét cá tính riêng và mọi người sẽ yêu quý bạn vì điều đó.
Tin tưởng chính mình
Dù bạn muốn làm gì đi chăng nữa thì điều quan trọng nhất đó là bạn phải tin tưởng bản thân, phải đặt niềm tin vào điều mình đang làm. Chỉ có kiên trì tin vào lựa chọn của bản thân thì bạn mới có thể bước đi trên một con đường riêng nơi mà chưa có ai dám đặt chân tới.
Cá tính ảnh hưởng gì đến nghề nghiệp của bạn?
Mối quan hệ của bạn và đồng nghiệp, thậm chí là sếp
Đồng nghiệp và sếp thường đóng một vai trò quan trọng liệu bạn thành công hay thất bại trên con đường sự nghiệp. Hãy tưởng tượng nếu như bạn có thể hòa nhập với các đồng nghiệp cũng như sếp trong công ty và không có xảy ra xung đột một cách thường xuyên, vậy bạn sẽ luôn đến công ty trong một tâm thế thoải mái nhất mặc dù có thể bạn không đam mê với công việc này cho lắm.
Nhưng ngược lại, nếu bạn thường xuyên có hiềm khích với đồng nghiệp và sếp thì có thể bạn sẽ cảm thấy không mấy dễ chịu khi mỗi sáng phải thức dậy sớm để đi đến nơi làm việc, quả thực đó như một cực hình, thậm chí đó là công việc mà bạn đã hằng mong ước trong khoảng thời gian cắp sách tới trường.
Bạn không thể thực hiện được công việc một cách tốt nhất với khả năng bạn có nếu không thể hòa nhập với những thành viên khác trong công ty, đặc biệt đặc thù công việc của bạn là làm việc nhóm.
Bằng cách khám phá, am hiểu bản thân, bạn hoàn toàn có thể chọn công việc và môi trường làm việc phù hợp nhất với bạn mà không cần phải lo lắng đến khả năng hòa nhập với mọi người trong công ty.
Mức độ hài lòng với công việc
Nếu công việc bạn đang làm hằng ngày không đem lại cho bạn niềm yêu thích, không giúp bạn có thể hết mình trong công việc thì có lẽ nó không hề phù hợp với tính cách của bạn, bởi năng lực có thể trau dồi theo thời gian nhưng niềm đam mê trong công việc thì không.
Để có được sự hài lòng trong công việc không hề khó, bạn chỉ cần hiểu bản thân và mạnh dạn cho phép chính mình thực hiện các công việc mà bạn thực sự yêu thích.
Hiệu suất công việc
Cá tính có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất công việc. Ví dụ một người có tính cách hướng ngoại có nhiều khả năng đạt được những mục tiêu bán hàng đã đề ra và có thể phát triển mối quan hệ một cách lâu dài với khách hàng, trái ngược với người có vị trí công việc đó nhưng có xu hướng hướng nội.
Mỗi người sẽ có một công việc phù hợp với cá tính bản thân để đạt năng suất làm việc tốt nhất và quan trọng là bạn có chịu khám phá bản thân tại nhiều vị trí công việc hay không, có dám bứt phá mọi suy nghĩ và ánh nhìn từ mọi người để bước đi trên quyết định đó.
Người sử dụng lao động hay các nhà tuyển dụng sẽ luôn cân nhắc và xem xét cá tính của bạn liệu bạn có phù hợp với vị trí công việc hay không trước khi đưa ra quyết định, từ đó đánh giá xem có khả năng thực hiện công việc được giao với năng suất cao nhất.
Sự phát triển trong công việc
Tất cả mọi người đều muốn thăng chức hoặc đơn giản là phát triển trong con đường sự nghiệp. Sẽ không có gì cản trở bạn học hỏi và phát triển các kỹ năng của bản thân, vươn lên một nấc thang mới trong sự nghiệp nếu thực sự bạn có niềm đam mê với công việc đó.
Trên đây là bài viết tổng hợp về chủ đề Cá tính. Xây dựng cá tính cho bản thân không hề khó, chỉ cần bạn biết nắm bắt cơ hội và có niềm tin vào bản thân là có thể làm được. Chúc bạn luôn là chính mình và luôn tự hào vì điều đó nhé!