Năng lực nghề nghiệp là gì? Làm thế nào để nâng cao năng lực nghề nghiệp
BÀI LIÊN QUAN
Năng lực nghề nghiệp là gì? Làm cách nào để cải thiện năng lực nghề nghiệp?Kỹ năng tư duy - Năng lực quyết định thành công trong thời đại 4.0Khái quát về năng lực nghề nghiệp
Khái niệm năng lực nghề nghiệp là gì?
Năng lực nghề nghiệp là khả năng làm chủ công việc, tốc độ nhận thức và các kỹ năng vượt trội của bản thân họ. Năng lực của mỗi cá nhân trong một tập thể sẽ có sự khác nhau, không thể đồng nhất. Ví dụ như có người có năng lực yếu kém hoặc có người sở hữu năng lực nghề nghiệp vượt trội hơn nhiều so với người khác. Đây chính là những nhân viên giỏi, ưu tú mà mọi người thường hay nói đến và yêu thích.
Mỗi loại hình công việc sẽ có một yêu cầu năng lực nghề nghiệp riêng biệt. Năng lực tốt, giỏi bản chất là minh chứng cho một sự thật rằng người đó thực sự phù hợp với những công việc đặc thù ấy hơn so với người khác.
Điển hình như người tự tin, giỏi giao tiếp, ăn nói và có đầu óc linh hoạt thường sẽ thích hợp với các ngành kinh doanh. Còn những người có kiến thức chuyên môn tốt, vững vàng, tính tình cẩn trọng, tỉ mỉ nhưng lại không giỏi về việc xã giỏi thì có xu hướng làm việc nhiều trong môi trường kỹ thuật.
Năng lực nghề nghiệp có mất đi không?
Năng lực nghề nghiệp không phải là thứ bất biến, mà nó vẫn có thể thay đổi khi có sự tác động. Theo đó, bản thân mỗi người đều có thể kích phát và rèn luyện năng lực nghề nghiệp để làm được các công việc không tưởng.
Thực tế hiện nay có không ít người học một chuyên ngành mình yêu thích lúc đó ở Đại học. Nhưng khi đã đi làm, họ lại thường làm việc ở chuyên ngành không liên quan gì tới ngành mình từng học cả. Nhưng điều đó không thể khẳng định được rằng họ sẽ thất bại. Mặc dù không đúng chuyên môn nhưng họ vẫn có thể tự trau dồi và cải thiện năng lực nghề nghiệp của mình. Vậy nên trong số họ, không thiếu những người đã cảm thấy mình phù hợp và yêu thích công việc mới này hơn. Ngoài ra, họ cũng gặt hái được vô số thành công nhất định.
4 loại năng lực nghề nghiệp cơ bản hiện nay
Khi đã nắm được một cách khái quát năng lực nghề nghiệp là gì, tiếp theo chúng ta sẽ liệt kê ra các loại năng lực nghề nghiệp cơ bản nhất bao gồm:
- Năng lực nhận thức: tư duy, sức sáng tạo và óc quan sát.
- Năng lực chuyên môn: các kỹ năng cần thiết để giúp một người có thể hoàn thành tốt công việc của mình.
- Năng lực tổ chức - quản lý: ảnh hưởng trực tiếp đến quyết tâm làm việc cùng với cơ hội thăng tiến của mỗi người.
- Năng lực giao tiếp - lãnh đạo: đây là tố chất cần phải có nhằm quyết định trực tiếp tới việc bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo được hay không.
Trên thực tế, năng lực nghề nghiệp của mỗi người chúng ta không phải thứ tồn tại mãi mãi. Bởi nó có thể thay đổi bất cứ lúc nào nếu có tác động vào. Năng lực cũng không phải là thứ có thể nhìn ra ngay lập tức được, mà đòi hỏi phải có sự quan sát kỹ lưỡng. Vì ngoài các khả năng, kỹ năng sẵn có thì mỗi người chúng ta còn có vô số các kỹ năng tiềm ẩn khác. Nhưng chúng cũng cần các kích thích đúng mức để lộ ra.
Cách thức rèn luyện năng lực theo từng ngành nghề khác nhau
Cho dù bạn làm việc trong bất cứ ngành nghề nào đi chăng nữa, cũng cần phải chú trọng tới việc nâng cao năng lực nghề nghiệp. Theo đó, mỗi một ngành nghề khác nhau sẽ có những cách rèn luyện năng lực khác nhau. Sau đây là một vài ví dụ về phương pháp trau dồi, nâng cao năng lực nghề nghiệp của 2 ngành nghề trọng điểm là: giáo dục và công nghệ thông tin để bạn đọc tham khảo.
Ngành giáo dục
Ngành giáo dục từ lâu đã là một trong những ngành mũi nhọn tại Việt Nam. Người giáo viên là những người đảm nhiệm trọng trách cao cả, đó là “trồng người”. Họ là những người trực tiếp dạy bảo và đem đến tri thức cho các thế hệ trẻ của đất nước. Nhờ có họ, các em có đạo đức tốt, có năng lực và lớn lên để trở thành những công dân có ích cho xã hội. Để hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình, người thầy cũng cần cho mình năng lực nghề nghiệp cao.
Đầu tiên, là người làm gương, họ buộc phải chú trọng tới năng lực chuyên môn của bản thân. Từ đó, giáo viên mới có thể truyền tải đầy đủ kiến thức hữu ích tới cho học sinh.
Ngoài ra, giáo viên cũng cần chú trọng tới tư duy và khả năng truyền tải của mình. Họ cần nắm được mình sẽ truyền tải những gì và cách thức truyền tải ra sao để đạt hiệu quả? Câu trả lời của mỗi người sẽ có sự khác nhau và chính họ phải là người tự đi tìm lời giải đáp cho mình. Bởi mỗi cá nhân sẽ có một bí quyết giảng dạy riêng.
Ngành công nghệ thông tin
Với sự phát triển chóng mặt và không ngừng nghỉ của công nghệ thông tin thì các lao động làm trong ngành công nghệ thông tin (IT) trở nên cực kỳ có giá. Đặc biệt là khi chúng ta đang sống trong thời kỳ công nghệ 4.0. Những nhân tài IT là những người được các doanh nghiệp, những nhà tuyển dụng thường xuyên săn đón và trọng dụng. Nhân tài mà chúng tôi nói đến ở đây chính là chỉ những người có năng lực nghề nghiệp xuất sắc. Họ là người có khả năng đem lại vô số lợi ích đến cho công ty nơi mình làm việc.
Nhưng làm thế nào để có thể nâng cao năng lực nghề nghiệp đối với ngành công nghệ thông tin này?
Với những kỹ sư công nghệ thông tin, họ cần chăm chỉ, cố gắng tiếp thu thêm càng nhiều kiến thức càng tốt. Bên cạnh đó, họ cũng cần thường xuyên cập nhật thêm những xu hướng công nghệ mới trên thế giới để không bị tụt lại phía sau.
Không chỉ chú trọng tới kiến thức chuyên môn, lao động trong ngành này cũng cần đầu tư thời gian nhằm trau dồi thêm vốn ngoại ngữ. Vì hiện nay, phần lớn những phần mềm, tài liệu đều được mã hóa hay viết bằng tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh. Trong trường hợp khả năng ngoại ngữ của bạn không tốt, nó thực sự sẽ trở thành rào cản rất lớn trong công việc.
Lời kết
Bài viết trên đây chúng tôi đã bật mí cho bản cách thức rèn luyện năng lực nghề nghiệp. Đặc biệt là với những người làm trong ngành công nghệ thông tin và giáo dục. Mong rằng qua những chia sẻ của chúng tôi, bạn sẽ nắm rõ được năng lực nghề nghiệp của bản thân để có thể trả lời phỏng vấn xin việc tốt và trơn tru nhất.