meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Năng lực hành vi là gì và những thông tin liên quan

Thứ tư, 01/06/2022-15:06
Khi chúng ta thực hiện các giao dịch dân sự thì điều được quan tâm nhất chính là năng lực hành vi dân sự của các bên tham gia giao dịch và họ có đủ khả năng xác lập thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đối với giao dịch đó hay không.

Theo đó nên tại bài viết ngày hôm nay chúng tôi xin đề cập đến vấn đề Năng lực hành vi dân sự là gì? Năng lực hành vi dân sự của các cá nhân được pháp luật quy định như thế nào? Năng lực hành vi của pháp nhân và người nước ngoài được quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về các nội dung này.

Năng lực hành vi là gì?

Tại Điều 19 Bộ Luật Dân sự 2015: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân có đưa ra khái niệm như sau:

“Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Như vậy có thể thấy được rằng khả năng của các cá nhân hay tổ chức do pháp luật quy định, bằng các hành vi của chính mình mà thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý và tự chịu trách nhiệm về những hành vi của cá nhân hay tổ chức đó đã làm. Năng lực hành vi của tổ chức xuất hiện cùng lúc với năng lực pháp luật vào thời điểm có quyết định thành lập hay thừa nhận tổ chức đó của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Năng lực hành vi của các cá nhân sẽ xuất hiện muộn hơn so với năng lực pháp luật. Nếu năng lực pháp luật nói chung xuất hiện từ khi con người mới sinh ra thì năng lực hành vi xuất hiện khi con người đã đạt tới một độ tuổi nhất định.


Tìm hiểu năng lực hành vi là gì?
Tìm hiểu năng lực hành vi là gì?

Những yếu tố tác động đến năng lực hành vi

Nếu pháp luật quy định năng lực pháp luật của mọi cá nhân là giống nhau thì lại xác định năng lực hành vi của mỗi cá nhân không giống nhau. Những cá nhân khác nhau sẽ có nhận thức khác nhau về hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện. Việc nhận thức và làm chủ hành vi của mỗi cá nhân phụ thuộc vào ý chí và lý trí của cá nhân đó, phụ thuộc vào cả khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của chính họ.

Căn cứ vào khả năng của các cá nhân về nhận thức và điều khiển được hành vi và hậu quả của hành vi, pháp luật tiến hành phân biệt mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Tuy nhiên khó có tiêu chí nhất định nào để xác định khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của cá nhân, do đó độ tuổi của cá nhân được xem là một tiêu chí chung nhất để phân biệt mức độ năng lực hành vi dân sự của các cá nhân.


Năng lực hành vi của mỗi cá nhân là không giống nhau
Năng lực hành vi của mỗi cá nhân là không giống nhau

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân?

Năng lực hành vi dân sự đầy đủ

Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên, là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu mà không hề quy định độ tuổi tối đa của những người có năng lực pháp luật dân sự đầy đủ. Những người này có đầy đủ tư cách của chủ thể, toàn quyền tham gia vào các quan hệ dân sự với tư cách là chủ thể độc lập và tự chịu trách nhiệm về những hành vi do chính họ thực hiện.

Những người từ đủ 18 tuổi trở lên thì được suy đoán là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Họ chỉ bị mất năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi khi đã có quyết định của toà án về việc hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì nữ từ 18 tuổi (17 tuổi 1 ngày)  trở lên có quyền kết hôn nhưng theo quy định này thì nữ đã đủ tuổi kết hôn vẫn có thể chưa có đầy đủ năng lực hành vi.


Người đủ 18 tuổi trở lên là người có năng lực hành vi đầy đủ
Người đủ 18 tuổi trở lên là người có năng lực hành vi đầy đủ

Năng lực hành vi một phần

Người có năng lực hành vi một phần (hay năng lực hành vi dân sự không đầy đủ) là những người chỉ có thể xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong một giới hạn nhất định nào đó được pháp luật dân sự quy định.

Điều 21 Bộ Luật Dân sự quy định về Người chưa thành niên, theo đó, người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

– Giao dịch dân sự của những người chưa đủ sáu tuổi sẽ do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập và thực hiện.

– Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập và thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, ngoại trừ những giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ những giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải được đăng ký và các giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Như vậy, các cá nhân từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi là những người có năng lực hành vi dân sự một phần. Họ có thể bằng hành vi của mình tạo ra những quyền và phải chịu những nghĩa vụ khi tham gia các giao dịch dân sự để thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

Tuy pháp luật không quy định những giao dịch nào là những giao dịch “phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày” và “phù hợp với lứa tuổi” nhưng chúng ta có thể hiểu đó là những giao dịch có giá trị nhỏ, phục vụ những nhu cầu học tập, vui chơi trong cuộc sống được người đại diện pháp luật của họ cho phép thực hiện mà không cần sự đồng ý trực tiếp của người đại diện (mua dụng cụ học tập, ăn quà, vui chơi giải trí…).

Người đại diện pháp luật của những cá nhân ở lứa tuổi này có thể yêu cầu tòa án tuyên bố những giao dịch do người chưa thành niên thực hiện mà không có sự đồng ý của họ là vô hiệu và tòa án xem xét trong những trường hợp cụ thể để chấp nhận yêu cầu đó theo quy định tại Điều 130 Bộ Luật Dân sự. Nếu người đại diện không yêu cầu tòa án xem xét tính hiệu lực của những giao dịch này thì những giao dịch đó sẽ mặc nhiên được coi là có hiệu lực.

Những người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch trong phạm vi tài sản riêng của họ mà không cần sự đồng ý của người đại diện. Trong trường hợp pháp luật có quy định về sự đồng ý của người đại diện thì sẽ áp dụng tương tự như trường hợp người vị thành niên nói chung (như di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, việc định đoạt tài sản như nhà ở và đất đai…).


Người có năng lực hành vi một phần chỉ có thể thực hiện quyền trong một giới hạn nhất định
Người có năng lực hành vi một phần chỉ có thể thực hiện quyền trong một giới hạn nhất định

Không có năng lực hành vi

Người chưa đủ 6 tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Mọi giao dịch của những người này đều do người đại diện pháp luật xác lập và thực hiện. Họ chưa bao giờ có năng lực hành vi bởi họ chưa có đủ ý chí cũng như lý trí để có thể hiểu được hành vi và hậu quả của những hành vi đó.

Mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự

Mất năng lực hành vi dân sự

Khái niệm “mất” thông thường sẽ được hiểu là đang tồn tại, đang có một hiện tượng, một sự vật nào đó nhưng sau đó không còn hiện tượng, sự vật đó nữa. Năng lực hành vi dân sự của các cá nhân cũng là thuộc tính nhân thân của cá nhân và đầy đủ khi các cá nhân đến tuổi thành niên.

Thông thường, năng lực hành vi của một cá nhân sẽ chấm dứt cùng với sự chấm dứt của năng lực pháp luật của cá nhân đó (đã chết hoặc toà án tuyên bố là đã chết). Tuy nhiên, những người thành niên có thể bị tuyên bố mất năng lực hành vi khi có những điều kiện cùng với những trình tự và thủ tục nhất định.

Nếu cá nhân mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác khiến họ không thể nhận thức và làm chủ được các hành vi của mình thì sẽ bị coi là mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22 Bộ Luật dân sự).

Dựa trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền, toà án có thể tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi theo yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan. Mọi giao dịch dân sự của những người này đều do người đại diện của họ xác lập và thực hiện.

Trong trường hợp vì những nguyên nhân nào đó mà họ bị tuyên bố là mất năng lực hành vi nhưng nay không còn tồn tại nữa thì họ hoặc những người có quyền, lợi ích liên quan đến họ có quyền yêu cầu tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi. Tuy nhiên, nếu giải quyết việc này theo chính yêu cầu của người đó thì sẽ bị vướng mắc về vấn đề tố tụng. Theo quy định của pháp luật, khi họ mất năng lực hành vi dân sự thì cũng sẽ mất luôn năng lực hành vi tố tụng, do đó họ không thể tự khởi kiện hoặc yêu cầu tòa án mà phải thông qua hành vi của những người có năng lực hành vi tố tụng dân sự, vì vậy, Bộ Luật Tố Tụng Dân sự cần giải quyết vướng mắc này.


Người mất năng lực hành vi dân sự cũng sẽ mất luôn năng lực hành vi tố tụng
Người mất năng lực hành vi dân sự cũng sẽ mất luôn năng lực hành vi tố tụng

Hạn chế năng lực hành vi dân sự

Năng lực hành vi của người đã thành niên có thể bị hạn chế dựa trên cơ sở những điều kiện và thủ tục được quy định tại Điều 24 Bộ luật dân sự. Năng lực hành vi của người thành niên bị hạn chế khác năng lực hành vi một phần của người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi, mặc dù về hình thức thì có vẻ giống nhau. Năng lực hành vi của người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi luôn mặc nhiên được công nhận là năng lực hành vi đầy đủ khi đạt đến độ tuổi nhất định còn việc hạn chế năng lực hành vi thì phải thông qua quyết định của tòa án theo trình tự tố tụng dân sự và được áp dụng với những người nghiện ma túy hay các chất kích thích dẫn đến hậu quả phá tán tài sản của gia đình.

Nghiện ma túy và các chất kích thích khác phải là nguyên nhân dẫn đến phá tán tài sản và việc yêu cầu toà án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi không chỉ thuộc những người có quyền, lợi ích liên quan mà quan trọng hơn là các cơ quan hoặc tổ chức hữu quan cũng có quyền yêu cầu tòa án, điều này sẽ tạo điều kiện tốt hơn để quy định này được thực thi về mặt thực tế mà không chỉ về pháp lý.

Căn cứ vào tình trạng thực tế và yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan, tổ chức hữu quan, tòa án có thể ban ra quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế NLHVDS và phạm vi đại diện sẽ do tòa án quyết định. Giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản của người bị hạn chế NLHVDS phải nhận được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế NLHVDS thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế NLHVDS.

Việc tuyên bố một người mất NLHVDS, hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý nhất định, tư cách chủ thể của những người này giống như những người có năng lực hành vi dân sự một phần.


Hạn chế năng lực hành vi dân sự
Hạn chế năng lực hành vi dân sự

Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi

Đây là chủ thể mới được ghi nhận tại Điều 23 BLDS với các đặc điểm sau:

– Có các yếu tố về thể chất (như sự khuyết thiếu về cơ thể như cá nhân bị câm, mù, điếc, bị tai nạn liệt người,…) hoặc yếu tố về tinh thần (cú sốc tâm lý,...) mà không đủ khả năng nhận thức và làm chủ hành vi nhưng vẫn chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự.

– Có yêu cầu của chính họ hay người có quyền và lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan gửi đến tòa án.

– Có kết luận giám định pháp y tâm thần của các cơ quan.

– Tòa án có quyết định tuyên bố là người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, chỉ định người giám hộ và xác định quyền và nghĩa vụ của người giám hộ.

Nếu sau đó không còn các căn cứ nêu trên và có kết luận giám định pháp lý tâm thần là họ có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi một cách bình thường thì tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi trước đây.


Người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người gặp vấn đề về thể chất hoặc tinh thần
Người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người gặp vấn đề về thể chất hoặc tinh thần

Pháp nhân có năng lực hành vi dân sự không?

Với tư cách là một chủ thể độc lập, bình đẳng với các chủ thể khác trong một quan hệ pháp luật dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là tổng hợp quyền và nghĩa vụ mang tính khách quan được pháp luật quy định. Những quyền và nghĩa vụ này không được quy định cụ thể trong BLDS mà được quy định tại các văn bản pháp luật chuyên biệt về loại hình pháp nhân đó và trong cả quyết định thành lập và Điều lệ của pháp nhân.

Những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể, mang tính chủ quan của mỗi pháp nhân phát sinh dựa trên cơ sở năng lực hành vi của mỗi pháp nhân. Mặc dù BLDS không đề cập tới năng lực hành vi của pháp nhân nhưng được hiểu rằng năng lực hành vi của pháp nhân do người đại diện thực hiện phát sinh, chấm dứt cùng thời điểm với năng lực pháp luật, tức là năng lực hành vi sẽ tồn tại tương ứng với năng lực pháp luật. Đây là điểm khác biệt với năng lực chủ thể của cá nhân, năng lực hành vi của cá nhân không phát sinh đồng thời với năng lực pháp luật mà phụ thuộc vào 2 yếu tố là độ tuổi và khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của từng] cá nhân cụ thể.

Như vậy qua phân tích trên có thể thấy phát nhân có năng lực hành vi. Năng lực hành vi của các pháp nhân được được thể hiện thông qua hành vi của người đại diện. BLDS chỉ quy định về người đại diện theo pháp luật và người đại diện được ủy quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự. Mọi hoạt động của pháp nhân đều được tiến hành thông qua hành vi của cá nhân là người đại diện của pháp nhân. Tuy nhiên cũng cần hiểu là hoạt động của pháp nhân còn được thực hiện thông qua cả hành vi của các thành viên khác của pháp nhân, trong trường hợp các hành vi đó được thực hiện trong khuôn khổ nhiệm vụ được pháp nhân giao. 


Pháp nhân cũng có năng lực hành vi
Pháp nhân cũng có năng lực hành vi

Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài

Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài là khả năng của người nước ngoài do pháp luật quy định, bằng các hành vi của mình xác lập, thực hiện những quyền và nghĩa vụ dân sự. Pháp luật của nhiều nước sẽ áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân để xác định năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài đó.

Kết luận

Bài viết trên đã phân tích một các tổng thể năng lực hành vi của các cá nhân, pháp nhân và cả người nước ngoài. Mong rằng qua bài viết trên bạn đã có thêm được hiểu biết về năng lực hành vi và các quy định có liên quan đến năng lực hành vi của pháp luật Việt Nam.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

6 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

6 giờ trước

Sàn thương mại điện tử xuất hóa đơn giúp minh bạch quản lý thuế, chống gian lận

6 giờ trước

Mã độc lây lan qua Facebook có nguồn gốc từ Việt Nam NodeStealer lại “tái xuất giang hồ”

13 giờ trước

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

13 giờ trước