Kỹ năng tư duy - Năng lực quyết định thành công trong thời đại 4.0
BÀI LIÊN QUAN
Kỹ năng đào tạo nhân viên hiệu quả giúp người quản lý dễ dàngTop 8+ kỹ năng thuyết phục khách hàng hiệu quả & thành công nhấtKỹ năng mềm có gì khác biệt so với kỹ năng cứng?Kỹ năng tư duy là gì?
Tư duy là sự phản ánh khả năng nhận thức ở trình độ cao một cách tích cực, khái quát và sáng tạo về những gì xuất hiện trên thế giới này bằng những khái niệm, phán đoán và suy lý.
Kỹ năng tư duy chính là kỹ năng tự suy nghĩ và đưa ra quyết định để giải quyết vấn đề nhằm mang lại kết quả tốt. Những ai sở hữu kỹ năng tư duy thì người đó có sự linh hoạt, nhạy bén cao, có khả năng nghe nhìn chọn lọc, đưa ra được quyết định đúng đắn, hiệu quả.
Một nhà tâm lý học hàng đầu ở lĩnh vực này cho biết, để biết được một người có kỹ năng tư duy hay không là phải dựa vào sự tò mò, thích khám và và trí tưởng tượng cũng như tư duy sáng tạo của họ.
Kỹ năng tư duy không được định hình qua điểm số nên sẽ không hợp lý chút nào khi đánh giá là một đứa trẻ thông minh hay không thông minh. Điểm số có thể phần nào nói lên được sự giỏi của một người, nhưng điểm số cũng chỉ là những hệ quả của sự thông minh chứ không quyết định được kỹ năng tư duy của một người. Những chỉ số đánh giá khả năng tưởng tượng và tư duy sáng tạo của một người bao gồm:
- Thông thạo: kỹ năng tư duy có thể được nảy sinh ra từ khả năng này với nhiều ý tưởng và có ích.
- Linh hoạt: là khả năng có thể chuyển hưởng sự tư duy và có thể thay đổi được nhiều quan điểm và sự cởi mở để có khám phá được nhiều ý tưởng với nhiều kinh nghiệm dựa trên nhiều lĩnh vực và khía cạnh khác nhau.
- Độc đáo: chính là những suy nghĩ và ý tưởng khác lạ và đầy mới mẻ.
- Tinh tế: là những khả năng được thêm vào những chi tiết và nới rộng ra những ý tưởng mới.
Vai trò của kỹ năng tư duy
Kỹ năng tư duy là một trong số những kỹ năng có tính ứng dụng cao nhất và có vai trò quan trọng nhất mà ai cũng nên trau dồi và rèn luyện. Bởi trong bối cạnh mà công nghệ và tri thức cao lên ngôi, mọi việc vận hành dựa trên kỹ năng tư duy chứ không còn là thời đại công nghiệp sử dụng sức khỏe cơ bắp để vận hành nữa.
Để có thể mang lại kết quả tối ưu nhất trong bất cứ lĩnh vực, công việc nào thì bạn đều cần phải biết vận dụng những kỹ năng, trí thức và kinh nghiệm của bản thân. Sở dĩ cần phải vận dụng những điều ấy là vì bạn cần phải thu thập, phân tích cũng như sử dụng thông tin, đưa ra quyết định cũng như hợp tác với người khác để vấn đề được giải quyết, đưa ra ý tưởng, những cách cải tiến của bản thân.
Những nhà nghiên cứu đã chỉ ra, kỹ năng của các nhân viên trong công việc thì có hơn một nửa là liên quan đến kỹ năng tư duy.
Bộ não được đánh giá là sở hữu tiềm năng khai thác lớn. Nhận định liên quan đến điều đó thì Norman Cousins đã từng nói đến cả vũ trụ với hàng tỉ ngôi sao cũng không phức tạp và tuyệt diệu như bộ não của con người. Đây là khẳng định cho thấy não bộ của chúng ta là một điều kì diệu trong khi 20% năng lượng, tiềm năng của bản thân chưa sử dụng hết.
Não bộ là bộ phận bí ẩn và phức tạp nhất trong cơ thể chúng ta. Thế nên, bạn hãy để cho não bộ làm việc, kỹ năng tư duy luôn trau dồi và rèn luyện để mỗi việc mà bản thân làm luôn thành công và đạt được kết quả tốt.
Nếu mọi thứ chỉ được sao chép và làm theo người khác như một cái máy mà không có kỹ năng tư duy thì bạn có lòng mà tồn tại và phát triển được trong xã hội này, kéo theo sự suy yếu của xã hội.
Những người không có sự tìm tòi, đam mê khám phá, không có thói quen đặt câu hỏi sẽ khó mà tiến bước đi lên trong cuộc sống được. Khả năng tư duy tốt sẽ giúp cho con người phát triển bản thân, tạo dựng được thành công như mong muốn.
Những loại hình tư duy được chú trọng phát triển hiện nay
Có nhiều loại hình tư duy khác nhau, trong số đó có thể kể đến kỹ năng tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo, tư duy theo kinh nghiệm, tư duy triết học, tư duy khoa học, tư duy lý luận...Việc phân loại những loại hình tư duy giúp cho chúng ta có điều kiện để hiểu sâu hơn và vận dụng tốt hơn tư duy vào thực tiễn cuộc sống. Những loại hình tư duy được chú trọng phát triển hiện nay bao gồm:
- Tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo chính là cốt lõi cho sự phát triển của xã hội hiện nay. Thế nên, việc dạy học luôn chú trọng để phát triển kỹ năng này nhằm cho các em học sinh tăng tính nhạy bén và sáng tạo, gặt hái được thành công sau này.
Tư duy sáng tạo chính là khả năng nhìn nhận được vấn đề, đưa ra những ý tưởng và giải pháp hữu hiệu để vấn đề được giải quyết tốt nhất. Những người có khả năng sáng tạo có thể tạo ra được các ý tưởng độc đáo, mới lạ và hữu ích. Đặc biệt là trong xã hội có tính cạnh tranh cao như hiện nay thì người có kỹ năng tư duy sáng tạo sẽ đi trước đón đầu so với những người khác cũng như họ có khả năng quản lý bản thân, những mối quan hệ tốt hơn, chưa kể khả năng học tập và thực hành xã hội của họ cũng rất tốt.
Khả năng sáng tạo của một người được thể hiện qua việc họ biết đưa ra những câu hỏi xác đáng, thái độ cởi mở và đón nhận khi xuất hiện những ý tưởng mới và sẵn sàng thử nghiệm mọi thứ bằng mọi cách nếu có điều kiện. Họ có khả năng bứt phá giới hạn khi mà mọi người xung quanh chưa từng nghĩ tới.
Nếu kỹ năng tư duy sáng tạo không hiện hữu thì bạn khó lòng mà đạt được những bước tiến hay bước đột phá mới trong sự nghiệp của mình. Có thể nói, bằng khả năng tư duy sáng tạo, mọi con đường mà bạn đi sẽ thuận lợi hơn nhiều, vị thế của bạn cũng vì thế mà vững chắc hơn so với những ứng viên cạnh tranh khác.
- Tư duy phản biện
Một cách gọi khác của tư duy phản biện chính là tư duy phê phán, điều này khác với kiểu phá đám hay bàn lùi. Tư duy phản biện bao gồm khả năng tự phản biện và phản biện ngoại cảnh.
Trong đó, tự phản biện chính là tự mình phản biện lại các hành động và ý nghĩ mà bản thân đưa ra. Đây là điều mà mỗi người không dễ thực hiện bởi lẽ chúng ta thường có xu hướng phê phán người khác thay vì việc tự phê phán bản thân mình khi cơ chế tự bảo vệ chính mình rất cao. Còn tư duy phản biện ngoại cảnh chính là việc nhìn nhận các vấn đề, thông tin bên ngoài đa chiều, không hời hợt, dễ dãi.
Thế nên, những ai sở hữu tư duy phản biện thường sẽ có khả năng quan sát tốt, nhìn nhận và thấu hiểu vấn đề với sự tò mò và luôn kiếm tìm câu trả lời. Những người này có tư duy logic với sự nghi ngờ để tìm hiểu bản chất của vấn đề một cách khách quan. Từ đó họ có thể đưa ra được một quyết định hợp lý và xác đáng nhất.
Vậy nên chính vì sự đi ngược lại với các ý kiến của số đông nên đặc trưng của tư duy phản biện chính là có số lượng không nhiều. Thế nhưng nó lại có giá trị lớn đối với sự thành bại của một việc nào đó. Việc đưa ra những ý kiến phản biện có thể giúp bạn giảm thiểu được những rủi ro không đáng có, giúp cho sự việc được cải tiến và sáng tạo tốt hơn. Dù rằng đó không phải là sáng tạo hưng tư duy phản biện với những ý kiến độc đáo có thể xem như là sự sáng tạo và là chất xúc tác giúp cho sự sáng tạo được phát sinh và duy trì.
Nói tóm lại, tư duy phản biện không phải là việc bạn có trí nhớ tốt, biết nhiều thứ, tích lũy được thông tin mà là cần có kỹ năng suy luận ra những hệ quả từ những sự vật, thông tin đã biết và vận dụng được tri thức để đưa vào giải quyết vấn đề. Tư duy phản biện không phải là thích đôi co, tranh cãi và chỉ trích người khác, mà đó là việc chúng ra thu nạp thêm kiến thức, hiểu sâu hơn vấn đề và lập luận, giải quyết vấn đề tốt hơn.
- Tư duy logic
Đây chính là khả năng tư duy cơ bản và quan trọng mà ai cũng cần có trong quá trình học tập và làm việc có trình độ chuyên môn. Kỹ năng tư duy là điều mà ai cũng có thể học tập và rèn luyện được. Người có kỹ năng tư duy logic là người có khả năng tự học, nắm bắt công việc nhanh hơn và khả năng giải quyết vấn đề cũng rất tốt, nên thành công luôn cách họ không xa.
Để có thể rèn luyện tư duy logic giúp cho trí thông minh và sự nhạy bén của bản thân đạt được hiệu quả đáng kể thì bạn cần rèn luyện trí nhớ, học tập và làm việc theo cách hiểu của riêng mình cũng như kiếm tìm cho mình những niềm đam mê mới, luôn duy trì tinh thần ham học hỏi những điều mới lạ và đặc biệt là biết cách vận dụng những điều học đưa vào thực hành, không ngại dấn thân và chịu khổ để bản thân rèn luyện đức tính kiên nhẫn.
Cách rèn luyện kỹ năng tư duy
Kỹ năng tư duy bậc cao được cắt nghĩa thông qua khả năng nghĩ sâu rộng về một vấn đề. Đây là điều không tự nhiên mà có, thay vào đó là luôn rèn luyện, học tập và trau dồi. Tư duy bậc cao là khả năng mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể học và rèn luyện.
Từ đó các em mới có được khả năng sáng tạo, tư duy logic, định hướng và giải quyết vấn đề tốt cũng như đưa ra những ý tưởng mới, khả năng xử lý và phân tích thông tin tốt, hiểu và nắm bắt được bước đi cho tương lai của mình. Vậy nên khả năng tư duy bậc cao chính là hoạt động tư duy gắn liền với thực tiễn và thực hành.
Những cách giúp con người rèn luyện được khả năng tư duy bao gồm:
- Xử lý thông tin: Biết cách kiếm tìm những thông tin liên quan, biết sắp xếp - xâu chuỗi - phân loại thông tin thu nhận được cũng như học cách so sánh thông tin, nhận diện và phân tích những mối liên hệ mật thiết.
- Đánh giá vấn đề: Biết cách áp dụng những tiêu chí, xây dựng được tiêu chí đánh giá cùng với khả năng đánh giá giá trị của ý tưởng và thông tin.
- Lập luận: Rèn luyện cách lý giải những hành động - ý kiến, suy diễn, suy luận cũng như khả năng phán đoán, đưa ra quyết định, biết lập luận bằng những ngôn từ chính xác và thuyết phục nhất.
- Tư duy sáng tạo: Rèn luyện khả năng nhận định, đưa ra các ý tưởng mới, lập giả định, tưởng tượng và xây dựng các ý tưởng, kiếm tìm những giải pháp sáng tạo và đổi mới.
- Đặt câu hỏi: Rèn luyện khả năng đặt những câu hỏi định hướng và nghiên cứu cũng như khả năng lên kế hoạch để tìm hiểu, rút ra kết luận và tiên liệu được những bước đi trong tương lai một cách hiệu quả.
Nhà trị liệu đồng thời là nhà giáo dục người Ý nổi tiếng Maria Montessori đã từng nhận định: "Đừng giáo dục các em thế giới của hôm nay. Thế giới của hôm nay sẽ thay đổi khi các em lớn lên. Phải ưu tiên giúp các em biết cách phát triển tư duy sáng tạo và rèn luyện khả năng tự thích nghi". Có thể thấy được tầm quan trọng của khả năng tư duy đối với sự phát triển của mỗi người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Thế nên, ngay từ bây giờ, hãy rèn luyện kỹ năng tư duy và đưa dạng năng lực này hiện diện vào cuộc sống một cách nhiều nhất có thể và bằng bất cứ cách này hay cách khác, tất cả vì mục tiêu phát triển con người và xã hội theo hướng toàn diện và tốt đẹp nhất.