meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kỹ năng mềm có gì khác biệt so với kỹ năng cứng?

Chủ nhật, 03/04/2022-11:04
Ngày nay, hai cụm từ “kỹ năng mềm” và “kỹ năng cứng” không còn quá xa lạ với mọi người. Bản chất chúng xuất phát từ những nhu cầu khác nhau tuy nhiên đa số đều bị nhầm lẫn với nhau. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của hai kỹ năng này và liệu kỹ năng nào sẽ phù hợp hơn với bạn?

1. Tầm quan trọng của kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Vai trò của kỹ năng cứng và kỹ năng mềm sẽ thay đổi tùy thuộc vào công việc của mỗi người trong xã hội. Theo đó, kỹ năng cứng bao gồm những kiến thức cơ bản nhất, là giá trị cốt lõi để xây dựng kỹ năng mềm. Học được kỹ năng mềm sẽ giúp con người sử dụng kỹ năng cứng một cách dễ dàng, “thăng hoa” hơn và tạo nên sự thành công cho bản thân và cho tổ chức. Có thể nói, kỹ năng cứng là gốc rễ để có thể làm được một công việc, còn kỹ năng mềm là sự xúc tiến, thúc đẩy công việc phát triển thuận lợi. 


Hai kỹ năng đều đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và công việc
Hai kỹ năng đều đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và công việc

Về tầm quan trọng của hai kỹ năng này sẽ phụ thuộc vào công việc, ngành nghề bạn theo đuổi. Ví như, nếu bạn đang làm công việc như bán hàng, lễ tân, người dẫn chương trình thì hãy tập chung cho kỹ năng mềm. Nếu bạn làm lập trình viên, kỹ sư, bác sĩ thì kỹ năng cứng lại cực kỳ quan trọng. Còn nếu bạn làm luật sư hay giáo viên thì phải cân bằng cả hai kỹ năng này.

Đặc biệt, đối tượng rất cần kỹ năng mềm là các vị trí lãnh đạo, quản lý. Khi bạn "ngồi" càng cao thì càng đòi hỏi bạn phải tích lũy được các kỹ năng mềm như ứng xử, quản lý một cách chuyên nghiệp. Như vậy, không chỉ cần xác định được ngành nghề của mình nên đầu tư cho kỹ năng nào nhiều hơn mà còn cần phân biệt được kỹ năng mềm và kỹ năng cứng, biết cách vận dụng hài hòa vào công việc để đạt được hiệu quả tốt nhất.

2. Phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Như đã nói ở trên, kỹ năng cứng và kỹ năng mềm thuộc hai mảng khác nhau, xuất phát từ nhu cầu khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có thể phân biệt chúng một cách rõ ràng nhất bởi những đặc điểm như sau: 

Khái niệm

Kỹ năng mềm thể hiện hành vi, tư duy và đặc điểm riêng biệt của mỗi cá nhân. Con người cần kết hợp sử dụng giữa ngôn ngữ giao tiếp, thái độ, hành vi, khả năng hòa nhập xã hội. Có nghĩa là, vận dụng kỹ năng mềm để đảm bảo cho quá trình thích ứng với đối tượng tương tác, công việc nhằm duy trì tốt mối quan hệ cũng như đưa công việc đến một kết quả tốt nhất. 

Kỹ năng cứng bao gồm những kỹ năng giúp bạn có thể thực hiện những công việc cụ thể. Kỹ năng này có thể được thể hiện, đánh giá qua bằng cấp, chứng chỉ hay những bài kiểm tra. Cụ thể như: Khả năng ngoại ngữ; Đánh máy; Tính toán; Phát triển phần mềm; Khả năng vận hành máy móc; Sử dụng các phương tiện hỗ trợ với các bảng tính; Sự thành thạo trong sử dụng các phần mềm ứng dụng,...

Kỹ năng mềm có gì khác biệt so với kỹ năng cứng? - ảnh 2

Cách thể hiện

Kỹ năng mềm không được thể hiện qua bất kỳ tiêu chuẩn đánh giá nào. Chủ yếu, loại kỹ năng này sẽ phụ thuộc vào chính quan điểm của mỗi cá nhân. Thông qua cách sống, những thói quen hàng ngày hay cách tương tác với đối phương, cách xử lý tình huống có thể biểu hiện ra kỹ năng mềm của mỗi người.

Kỹ năng cứng có thể đánh giá thông qua trình độ chuyên môn và năng lực làm việc của từng người. Một số kỹ năng cứng cần thông qua những bài kiểm tra hoặc chứng chỉ để đánh giá. 

Lĩnh vực hoạt động

Kỹ năng mềm bao gồm: Kỹ năng Giao tiếp; Kỹ năng Thuyết trình; Kỹ năng Quản lý thời gian; Kỹ năng Tư duy hiệu quả; Kỹ năng làm việc đồng đội; Kỹ năng Đàm phán; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng Học và Tự học; Kỹ năng Quản lý xung đột,...

Kỹ năng cứng: Có thể sử dụng những phương tiện hỗ trợ để thực hiện kỹ năng như công cụ bảng tính, khả năng vận hành máy móc, sử dụng thành thạo phần mềm ứng dụng, tính toán, khả năng ngoại ngữ,... 

Môi trường rèn luyện

Kỹ năng mềm: Mỗi người sẽ có cách lĩnh hội kỹ năng khác nhau chẳng hạn như: Hình thành qua những thói quen sinh hoạt, nếp sống hàng ngày; Chịu tác động và ảnh hưởng từ môi trường xung quanh; Học hỏi từ những bí quyết của người đi trước; Rèn luyện bằng việc thực hành và rút ra bài học kinh nghiệm. Hiện nay xã hội đang rất phổ biến việc học kỹ năng mềm nên nhiều tổ chức mở các khóa đào tạo và huấn luyện quy mô lớn phục vụ nhu cầu của con người.

Kỹ năng cứng: Được tích lũy qua những môn học đào tạo chính khóa, các bài giảng liên kết chặt chẽ một cách logic và tuần tự. Để học được một kỹ năng cứng không phải chỉ một hai ngày, mà cần một quá trình: Bắt đầu từ các bài học cơ bản trên trường, cơ sở giáo dục thường xuyên,... Sau đó những kiến thức này sẽ phát triển dần lên những mức độ cao hơn, thông qua những bài giảng, bài thực hành một cách hệ thống tại các trường Cao đẳng, Đại học. Tiếp thu thêm kiến thức bằng những trải nghiệm thực tế tại cuộc sống và công việc của bản thân. 

Tính chất

Kỹ năng mềm: Vốn dĩ, kỹ năng này mang đến sự linh hoạt và tùy biến theo từng hoàn cảnh khác nhau. Như vậy, việc tùy biến sẽ được cá nhân hóa và mỗi người sẽ có cách tích lũy và sử dụng, thể hiện kỹ năng khác nhau. 

Kỹ năng cứng: Đúng như tên gọi, kỹ năng này mang lại sự cứng nhắc, khó thay đổi. Bởi, kỹ năng cứng bao gồm những kiến thức, nội dung chuyên môn mang tính hàn lâm, khoa học. Bắt buộc người sử dụng phải đạt đến độ chính xác cao. 

Kỹ năng mềm có gì khác biệt so với kỹ năng cứng? - ảnh 3

Vai trò

Kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm sẽ là phương tiện để rút ngắn quá trình đạt được sự thành công trong công việc. Được coi là nền tảng tạo nên sự thành công của bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào. Nó có sự chuyển biến, thay đổi linh hoạt để phù hợp với mục đích, vì vậy phải được tôi luyện kỹ lưỡng. 

Kỹ năng cứng: Là tiền đề và công cụ cốt lõi để thực hiện một công việc cụ thể. Kỹ năng này sẽ xây dựng và duy trì công việc. Bạn phải dựa vào những kiến thức đã được học tập để tạo ra thu nhập đảm bảo cuộc sống.

Chi phí    

Kỹ năng mềm: Trước đây, kỹ năng mềm chủ yếu được tích lũy theo thời gian và thái độ tích cực, sẵn sàng thay đổi của bản thân. Mỗi người có thể tự rèn luyện để nâng cao kỹ năng này mà không cần mất học phí. Hiện nay, nhu cầu học kỹ năng mềm ngày càng cao nên rất nhiều tổ chức đã mở các khóa đào tạo kỹ năng mềm với mức phí phù hợp với từng cấp độ khác nhau. 

Kỹ năng cứng: Nhà nước sẽ đưa ra mức chi phí tiêu chuẩn và điều chỉnh sao cho phù hợp với nhà trường và cơ sở giáo dục chính thống. Đối với các tổ chức mở lớp dậy khác sẽ chủ động đưa ra mức học phí phù hợp với trình độ mà người học mong muốn đạt được. 

3. Mối quan hệ giữa hai kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Nhiều chuyên gia đã phân tích và so sánh giữa kỹ năng mềm và kỹ năng cứng chỉ ra rằng, có sự phân chia nhu cầu kỹ năng trong công việc. Cụ thể, ở những ngành như quản trị kinh doanh, một số kỹ năng đóng góp nổi bật vào quá trình quản lý các dự án phức tạp như kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch và quản lý.

Thuật ngữ “kỹ năng cứng” khi sử dụng trong lĩnh vực quản trị dự án sẽ chỉ tới các kỹ năng như sự thành thạo về công cụ và kỹ thuật, các quy trình, thủ tục. Còn “kỹ năng mềm” sẽ thiên về các yếu tố chỉ con người như làm việc nhóm, lãnh đạo, đàm phán, truyền thông, quản lý xung đột, hành vi đặc trưng, tính chuyên nghiệp và đạo đức…

Tại những công việc như kế toán hay các ngành kỹ thuật sẽ yêu cầu về kiến thức chuyên môn vững chắc, có kiến thức tổng quát về tổ chức, kinh doanh và công nghệ. Bên cạnh đó, các kỹ năng tương tác cá nhân cũng được đánh giá cao như: làm việc nhóm, giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo. Có thể thấy, cả hai đều có vai trò quan trọng trong cuộc sống và công việc của mỗi người. Chúng có sự tương tác qua lại và có thể bù trừ cho nhau. 


Phải kết hợp hài hòa giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm 
Phải kết hợp hài hòa giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm 

Nhìn nhận trên góc độ của nhà tuyển dụng, họ luôn mong muốn ứng viên sẽ có cả hai kỹ năng này. Bởi vậy, kỹ năng nào cũng có sự quan trọng nhất định và không thể thiếu. Tuy nhiên, sự chênh lệch về tầm quan trọng sẽ phụ thuộc vào từng công việc trong xã hội.

Như những phân tích ở trên, kỹ năng mềm có thể làm bật lên vai trò của kỹ năng cứng, thúc đẩy khả năng làm việc và đem đến kết quả nhanh hơn. Chẳng hạn, một nhân viên có kiến thức chuyên môn cao nhưng chỉ biết đến công việc của mình mà không có sự tương tác, phối hợp với đồng đội thì công việc chung của tổ chức sẽ không đạt được kết quả tốt nhất. Còn một người biết kết hợp hài hòa giữa chuyên môn và kỹ năng mềm sẽ đem đến những giá trị thành công chung cho doanh nghiệp. Nhất là với lĩnh vực dịch vụ, họ luôn đề cao sự trải nghiệm của khách hàng và nỗ lực xây dựng thương hiệu dựa trên sự tin tưởng của mọi người và điều đó rất cần đến kỹ năng mềm. 

Trước đây, có lẽ con người đã quá tập trung học tập kiến thức chuyên môn mà quên đi việc rèn luyện kỹ năng mềm. Tuy nhiên, hiện nay kỹ năng mềm đã có những bứt phá và khẳng định lại tầm quan trọng của mình. Tại kỳ tuyển chọn và đánh giá năng lực tại Canada đã đưa ra những tiêu chuẩn chính thức về kỹ năng mềm cho ứng viên. Ngoài ra, Chính phủ nước này cũng dành một khoản ngân sách lớn tài trợ các tổ chức đào tạo kỹ năng mềm cho những người mới nhập cư. Các khóa học sẽ được miễn phí toàn bộ để họ có thể nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. 

Kết luật lại, kỹ năng cứng và kỹ năng mềm luôn luôn song hành nhưng sẽ được ưu tiên ở từng thời điểm khác nhau. Một vài khảo sát được thực hiện tại Việt Nam cho thấy, hơn 60% cử nhân Đại học đang yếu kém về cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm hoặc thiếu một trong hai kỹ năng này. "Thế kỷ 21 là thế kỷ của những kỹ năng", vì vậy, ngay từ bây giờ hãy chủ động tích lũy và kết nối chặt chẽ giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, đừng để mình thụt lùi so với thời đại. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

Đất nền ven Vành đai 4: Rục tịch tăng giá nhưng giao dịch nhỏ giọt

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Tin mới cập nhật

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

8 giờ trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

8 giờ trước

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

8 giờ trước

Giao dịch bất động sản chỉ được công chứng trong phạm vi tỉnh

8 giờ trước

Vì sao NOXH cho thuê vẫn chưa "hút" nhà đầu tư?

8 giờ trước