Nhiều địa phương kêu gọi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội: Những áp lực và động lực
BÀI LIÊN QUAN
Những “ông lớn” nào cam kết sẽ tham gia nhà ở xã hội trước khi đề xuất gói tín dụng 110.000 tỷ đồng?Chủ tịch VARS: Gói tín dụng thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội tạo động lực giúp thị trường "ấm" lên, thúc đẩy an sinh xã hộiPhát triển nhà ở xã hội: Không chỉ bơm 110.000 tỉ là xongNhiều địa phương kêu gọi xây dựng nhà ở xã hội
Trong bối cảnh thị trường bất động sản trầm lắng như hiện nay, việc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đối tượng chính sách. Đồng thời đây là đòn bẩy kích thích dòng chảy kinh tế, hoạt động của 38 ngành nghề khác có liên quan đến thị trường bất động sản.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, hiện nay cả nước mới chỉ hoàn thành khoảng 300 dự án NƠXH khu vực đô thị và nhà ở công nhân khu công nghiệp, với khoảng 155.800 căn. So với các địa phương về nhà ở dành cho người thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp thì con số này quá khiêm tốn. Vì vậy, từ nay đến năm 2025 kế hoạch sẽ xây dựng khoảng 571.000 căn hộ NƠXH cho người thu nhập thấp ở đô thị, công nhân làm việc tại các khu công nghiệp. Trong giai đoạn từ 2025 - 2030 sẽ tiếp tục xây dựng thêm khoảng 845.000 căn NƠXH.
Thời gian gần đây, hàng loạt dự án nhà ở xã hội đang được các địa phương lên kế hoạch mời gọi đầu tư với số vốn hàng nghìn tỷ đồng.
Đầu tháng 2/2022, UBND tỉnh Thái Bình ban hành quyết định phê duyệt danh mục dự án thu hút đầu tư dự án phát triển NƠXH cho công nhân tại khu thiết chế công đoàn xã Song An, huyện Vũ Thư có tổng diện tích đất thực hiện dự án theo quy hoạch là 37,732 m2. Dự án dự kiến sẽ phục vụ nhu cầu ở của 1.834 người.
Dự án này có số lượng bao gồm 10 căn nhà ở liên kế, 4 khu nhà ở cao tầng. Tại khu nhà ở cao tầng, mỗi khu sẽ có diện tích gần 1,366 m2, chiều cao 12 tầng, tổng diện tích sàn khoảng 65,544 m2. Tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 572 tỷ đồng. Nguồn vốn một phần sẽ là vốn tự có của nhà đầu tư, còn lại sẽ được huy động hợp pháp từ các nguồn khác.
Trước đó, ngày 30/12/2022, Thái Bình cũng đã thông qua phê duyệt danh mục dự án thu hút đầu tư dự án khu NƠXH phục vụ công nhân, người lao động KCN Liên Hà Thái (phân khu 3) tại xã Thụy Liên và thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy. Tổng diện tích đất theo quy hoạch là 22.87 ha, trong đó đất ở chiếm 9.41 ha, đất ở liên kế chiếm 1.86ha và đất dành cho nhà ở xã hội là 7.45 ha. Dự án này dự kiến sẽ xây khoảng 200 căn nhà ở liền kề cao 5 tầng và 1 công trình nhà chung cư, cao từ 5 đến 9 tầng được dự kiến phục vụ nhu cầu cho 5.718 người.
Nguồn vốn cần để thực hiện dự án ước tính vào khoảng 2.360 tỷ đồng, đến từ vốn tự có và vốn huy động của nhà đầu tư.
Hồi tháng 12/2022, tỉnh Ninh Thuận kêu gọi nhà đầu tư thực hiện Dự án NƠXH tại Khu tái định cư Thành Hải, Cụm công nghiệp Thành Hải có diện tích hơn 1,9 ha với quy mô 1.352 căn hộ. Quy mô dân số của nhà ở xã hội khoảng 4.620 người và nhà ở thương mại khoảng 788 người.
Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng hơn 1.134 tỷ đồng (chi phí xây dựng là hơn 866 tỷ đồng); tiến độ hoàn thành trong vòng 4,5 năm. Đáng chú ý, nhà đầu tư phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu phải thu xếp từ 20% tổng mức đầu tư trở lên, tương đương trên 226,951 tỷ đồng.
Trước đó, Đà Nẵng cũng có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án NƠXH tại khu đất chung cư số 5 thuộc khu B - Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang) với hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Dự án này có tổng diện tích xây dựng gần 15.900 m2, trong đó diện tích sàn xây dựng gần 146.000 m2, với khoảng 1.236 căn hộ chung cư. Dự kiến số tầng gồm 1 tầng hầm, 12 đến 15 tầng nổi và tầng kỹ thuật với quy mô dân số khoảng 3.100 người. Dự án có tổng vốn đầu tư 1.737 tỷ đồng, con số này chưa bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tiền sử dụng đất và tiền thuê đất.
Tương tự, tỉnh Lâm Đồng cũng đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án NƠXH cho công nhân, người lao động tại KCN Phú Hội, huyện Đức Trọng với tổng vốn đầu tư dự kiến gần 206 tỷ đồng. Dự án có diện tích khoảng 17,959 m2. Số lượng căn hộ chung cư đạt khoảng 360 căn, trong đó gồm 293 căn hộ NƠXH và 67 căn hộ thương mại phục vụ cho khoảng 1.440 người.
Những áp lực và động lực xây dựng NƠXH
Trong khi thị trường bất động sản đối diện với áp lực do thiếu trầm trọng nguồn cung nhà thu nhập thấp, NƠXH, nhà giá rẻ thì các sản phẩm nhà ở thương mại, nhà hạng sạng lại đang trong tình trạng dư thừa. Nghịch lý này xuất phát từ nhiều rào cản như thiếu nguồn lực, các cơ chế chính sách pháp luật chưa được khơi thông hoặc chưa phù hợp với điều kiện thực tế. Tất cả các rào cản này khiến chủ đầu tư không mặn mà với việc đầu tư xây dựng NƠXH, nhà giá rẻ…
Tuy vậy, Hiệp hội BĐS Việt Nam dự báo, phân khúc NƠXH, nhà ở bình dân cho người thu nhập thấp sẽ tăng trưởng bởi dư địa phát triển đô thị tại các thành phố lớn hiện vẫn đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Để đáp ứng nhu cầu thiết yếu, Chính phủ đặt mục tiêu sẽ đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp từ nay đến 2030. Muốn đạt được mục tiêu này cần huy động được một nguồn lực tài chính đủ lớn. Đặc biệt, cần có các chính sách ưu đãi hợp lý, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng loại hình nhà ở này.
Ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng, Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho rằng: "Bên cạnh cái giải pháp đồng bộ và sự tham gia của tất cả các hệ thống chính trị từ địa phương đến trung ương, với các ngành cũng cần phải nghiên cứu để sửa đổi các quy định về Luật Nhà ở để làm sao có cơ chế thúc đẩy. Trường hợp không sửa luật nhà thì khó có thể hoàn thiện mục tiêu 1.000.000 căn như Thủ tướng Chính phủ đã giao".
Thời gian qua, nhiều địa phương đã có giải pháp ưu tiên dành quỹ đất - một nguồn lực lâu nay cũng là điểm nghẽn cho phát triển NƠXH. Đơn cử tại Hà Nội đã xác định 5 khu vực với hơn 200 ha tại 4 quận, huyện để hình thành khu NƠXH tập trung với khoảng 38.000 căn hộ. Còn TP Hồ Chí Minh có 20 khu đất được quy hoạch NƠXH, nhà cho người có thu nhập thấp với diện tích hơn 38 ha. Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi vẫn là việc phải khơi thông các cơ chế chính sách pháp luật, cần sửa đổi bổ sung Luật Nhà ở cho phù hợp với tình hình thực tế.