Nhà ở cho cho người thu nhập thấp, cần có biện pháp lâu dài
BÀI LIÊN QUAN
Mua nhà ở xã hội: Bao giờ mới dễ?Bộ Xây dựng đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát về quản lý, sử dụng nhà ở xã hội trên cả nướcLàm thế nào thúc đẩy kế hoạch triển khai nhà ở xã hội tại khu công nghiệp phục vụ người lao động?Ở các thành phố lớn, với số tiền khoảng 2 tỷ đồng, thời điểm hiện tại rất khó để lựa chọn một căn nhà vừa ý, ở tầm giá này hầu hết chỉ chỉ có phân khúc căn hộ gồm một phòng khách, một phòng ngủ, rất khó để đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Trước đây, người dân có mức thu nhập thấp đều chấp nhận đi làm xa hơn, sống cách xa trung tâm hơn để mua những căn hộ ngoại thành với chi phí thấp hơn, phù hợp với thu nhập của gia đình. Thế nhưng, ở thời điểm hiện tại, nhiều dự án chung cư ở các khu vực ngoại ô cũng đạt mức tăng đỉnh điểm về giá cả. Ngay cả nhà ở xã hội, được xây dựng với mục đích cung cấp nhà ở giá rẻ, được ưu tiên cho công chức của nhà nước chưa có nhà ở ổn định, người có thu nhập thấp... hoặc được cho thuê hoặc cho ở với giá rẻ so với giá thị trường, nhưng cũng chỉ những người có thu nhập cao, hoặc tốn rất nhiều tiền thì mới có thể chuyển vào sinh sống.
Vào khoảng thời gian cách đây 10 năm, giá phân khúc chung cư bình dân và trung cấp rơi vào mức giá khoảng 16 triệu đồng/m2 đến 23 triệu đồng/m2, căn hộ cao cấp có giá bán 40 triệu đồng/m2, căn hộ hạng sang là 60 -70 triệu đồng/m2.
Đến năm 2017, giá căn hộ chung cư Hà Nội tăng ở tất cả các phân khúc. Giá trung bình 1 căn hộ chung cư Hà Nội phân khúc bình dân tăng hơn 23 triệu đồng/m2, chung cư cao cấp ở mức giá khoảng hơn 50 - 60 triệu đồng/m2, đối với giá chung cư hạng sang trung bình trên 80 triệu đồng/m2. Ở thời điểm hiện tại, theo bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cao cấp Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu Savills Hà Nội cho biết: “Trong 5 năm qua, giá chào bán sơ cấp trung bình căn hộ hạng A tăng mạnh nhất ở mức 12% một năm, hạng B tăng 7% một năm, hạng C tằng 4% một năm”.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, dẫn đầu cả nước về số lao động phổ thông có mức thu nhập trung bình thấp, trong 3 tháng qua, sàn bất động sản liên tục ghi nhận những dự án ở khu Đông, khu Nam và trục đô thị phía Tây Thành phố được mở bán với mức giá 46-50 triệu đồng/m2; Tại quận Thủ Đức cũ, nay là TP Thủ Đức, thuộc khu Đông Sài Gòn, dự án căn hộ Fiato Premier, đang chào bán thị trường với mức giá 49 triệu đồng/m2, chưa bao gồm thuế phí. Còn tại quận Bình Tân, dự án Akari City đang được môi giới chào giá 47-49 triệu đồng/m2. Còn ở khu Nam, dự án West Gate Park, thuộc huyện Bình Chánh cập nhật giá bán ra mới nhất trong tháng là 42 triệu đồng/m2, nếu cộng thuế giá trị gia tăng giá nhà cho một m2 cán mốc 46 triệu đồng.
Nguyên nhân khiến “nhà giá rẻ” bán ra với giá cao được cho là do, tỉ lệ thuận với nền kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng phát triển liên tục, cao ốc, trung tâm thương mại “mọc như nấm”, các tiện ích cuộc sống vượt trội so với các địa phương xung quanh, môi trường cung cấp việc làm cho công nhân và người lao động đa dạng và phóng phú hơn. Dẫn đến việc nhu cầu sinh sống cao trong khi quỹ đất ở giảm liên tục, nguôn cung nhà ở bị giới hạn tác động đến giá cả “leo thang”. Chưa kể tình hình lạm phát, khiến cho các công trình xây dựng “đội vốn” cũng là một trong những lý do khiến các nhà đầu tư buộc phải tăng giá nhà.
Vấn đề nhà ở cho người có thu nhập không thể giải quyết trong nay mai
Trả lời phóng viên cho câu hỏi, hiện nay chúng ta chưa đặt được mục tiêu mà nhà nước đưa ra trong việc giải quyết vấn đề nhà ở cho cônng nhân, những người có thu nhập trung bìnnh thấp, PGS. TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng: “Phân khúc nhà ở hạng C (trung bình) là vấn đề “vất vả” của bất kì nước nào trên thế giới, chứ không phải của riêng Việt Nam. Nhu cầu về nhà ở giá thấp rất cao khi chúng ta đang công nghiệp hoá các khu công nghiệp tập trung, không thể chỉ trong chốc lát mà xây được nhà tập trung, nhất là khi nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn bởi dịch bệnh”
Để giải quyết được vấn đề, theo ông Trần Đình Thiên: “chúng ta phải đặt vấn đề ở mức rộng hơn, tầm nhìn chiến lược xa hơn, “thiếu là xây” không phải là cách làm hay mà phải cơ cấu kinh tế lâu dài, theo định hướng cao hơn để thu nhập người lao động cao hơn. Cùng với giá cả về nhà ở cũng tốt hơn, khi đó hai bên mới có thể cung cấp nhà tốt hơn. Trước mắt, chúng ta cần học hỏi Bình Dương với mô hình căn hộ cho công nhân giá rẻ, với những điều kiện nhất định, khu đô thị gắn với khu công nghiệp. Đồng thời cũng cần phải bình tĩnh khi xảy ra vấn đề, bình tĩnh tìm ra hướng đi mới phù hợp với điều kiện và tình hình”.
Lấy người lao động là trọng tâm, Bình Dương là địa phương tiên phong trên con đường đầu tư dự án nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp, với nhiều tiện ích, cơ sở hạ tầng hoàn thiện như gần các khu công nghiệp, trường học, chợ, bệnh viện… với khoảng cách đi lại trên dưới 2km, đặc biệt là có tuyến xe bus đưa đón người lao động từ chỗ ở đến nơi làm việc.
Người thu nhập thấp được ưu tiên mua Nhà ở xã hội và được hỗ trợ lãi vay gói 30 nghìn tỷ là 5%/năm. Ngoài ra, tại đây có khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong các khu, cụm công nghiệp cũng tham gia đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động, với tổng diện tích khoảng 270 ngàn mét vuông. Tính đến nay tổng diện tích sàn Nhà ở xã hội của Bình Dương đạt khoảng 770 ngàn mét vuông. Đặc biệt, hiện nay có trên 3 triệu m2 sàn nhà trọ do các hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng với khoảng 180.000 căn, đáp ứng được nhu cầu thuê nhà của 540.000 công nhân lao động, sinh viên và người có thu nhập thấp.