Mua nhà ở xã hội: Bao giờ mới dễ?
Làm thế nào thúc đẩy kế hoạch triển khai nhà ở xã hội tại khu công nghiệp phục vụ người lao động?
Làn sóng dịch Covid đã để lại những ảnh hưởng nặng nề đến nhiều mặt đời sống, kinh tế, xã hội. Trong đó có vấn đề nhà ở xã hội dành cho công nhân ở khu công nghiệp lại tiếp tục trở thành chủ đề nóng thu hút dư luận khi dịch bệnh đã hé lộ cuộc sống khốn khó của người lao động tại những khu nhà trọ chật chội.Phát hiện nhiều trường hợp mua nhà ở xã hội rồi đập thông, cho thuê sai quy định
Bộ Xây dựng đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát về quản lý, sử dụng nhà ở xã hội trên cả nước
Trước thực trạng sử dụng nhà ở xã hội không đúng mục đích xảy ra trong thời gian vừa qua, Bộ Xây dựng đề nghị thắt chặt các quy định nhà ở xã hội.Kết quả chưa như kỳ vọng
Năm 2021, theo thông tin từ Bộ Xây dựng, cả nước có 252 dự án nhà ở thương mại quy mô gần 100 nghìn căn hộ được cấp phép, bằng khoảng 34% so với năm 2020. Thị trường ghi nhận có 1.046 dự án, quy mô hơn 299 nghìn căn hộ đang được triển khai xây dựng, bằng khoảng 88,5% và 172 dự án với hơn 24 nghìn căn hộ đã hoàn thành xây dựng, bằng khoảng 59,7% so với năm 2020.
Trong đó, chỉ có có thêm 9 dự án nhà ở xã hội được cấp phép mới với quy mô 5.763 căn hộ, 16 dự án với 3.046 căn hộ đã hoàn thành xây dựng và 9 dự án với 2.127 căn hộ đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai. Còn đối với dự án nhà ở công nhân, hiện đã hoàn thành 122 dự án, quy mô khoảng 54.144 căn hộ, và đang tiếp tục triển khai 107 dự án, quy mô khoảng 145 nghìn căn hộ.
Từ thực tế trên có thể nhận thấy, kết quả thực hiện còn quá thấp so với nhu cầu thực tế của phân khúc nhà ở xã hội.
Đơn cử như tại các TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, nhiều người dân thu nhập thấp chia sẻ rất mong muốn được mua các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại, tuy nhiên, để tìm được căn hộ vừa túi tiền không phải điều đơn giản.
Chị Thu Trang (trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Tính đến nay, cả gia đình tôi cũng đã thuê phòng trọ ở Hà Nội khoảng 10 năm. Sau khoảng thời gian tích góp tiền, bây giờ 2 vợ chồng cũng muốn mua một căn nhà ở xã hội, nhưng cả năm nay tìm thì chưa thấy căn nào phù hợp với số tiền đang có, đa số toàn là giá quá cao”.
Anh Hoàng Tuấn (trú tại Thanh Xuân, Hà Nội) cũng chia sẻ: “Tôi cũng đã nghe đến thông tin về nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, nhưng hỏi về thủ tục cụ thể để mua thì vẫn chưa có nhiều thông tin cung cấp. Hi vọng thời gian tới, thông tin sẽ đến gần hơn với những người dân có nhu cầu”.
Đó không chỉ là nỗi lòng của riêng chị Thu Trang, anh Hoàng Tuấn mà rất nhiều người dân chưa có nhà ở tại các thành phố lớn đều có nhu cầu mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ nhằm phục vụ nhu cầu, ổn định cuộc sống.
Giải pháp cân bằng lệch pha
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản thành phố Hồ Chí Minh cho biết, bất động sản tại thành phố vẫn đang tồn tại tình trạng “thừa nhà ở cho người giàu, thiếu nhà ở cho người nghèo”.
Lý do là bởi trong vài năm trở lại đây, nhà ở giá thấp tuy nhu cầu cao nhưng nguồn cung lại hết sức khan hiếm, khiến giấc mơ an cư của nhiều người lao động ngày càng xa tầm tay. Cụ thể như trong năm 2020, thành phố chỉ có 1% số nhà ở vừa túi tiền nhưng sang năm 2021 thì không có căn nào, hiện rất khó để tìm được căn hộ có mức giá dưới 30 triệu đồng/m2.
Rất có thể sự lệch pha này có thể sẽ còn giãn rộng hơn nữa khi chịu sự tác động từ các cuộc đấu giá đất tại khu vực Thủ Thiêm. Vì vậy rất cần sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách liên quan đến giảm lãi suất ngân hàng, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,… nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư. Hơn nữa để có quỹ đất xây dựng nhà ở giá rẻ, thành phố cần rà soát và thu hồi quỹ đất 20% làm nhà ở xã hội từ các dự án thương mại; các quỹ đất công từ nhà, xưởng của những đơn vị phải di chuyển ra khỏi nội thành, tạo sự thông thoáng cũng như tạo đột phá về thủ tục hành chính.
Một đại diện Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thông tin, năm 2022, Sở sẽ tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tại 12 dự án nhà ở xã hội và nhà lưu trú cho người lao động thuê với tổng quy mô hơn 11.000 căn hộ. Cùng với đó, tiếp tục đẩy nhanh các thủ tục đầu tư đối với 4 dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách, quy mô 3.347 căn, cũng như thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng 6dự án nhà ở xã hội thuộc quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở thương mại đã hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng và có hạ tầng kỹ thuật, quy mô 5.946 căn hộ.
Mục tiêu Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đặt ra đến năm 2020 cần 12,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội. Thế nhưng đến thời điểm hiện tại, cả nước mới hoàn thành 266 dự án, quy mô xây dựng khoảng hơn 142.000 căn, với tổng diện tích hơn 7,1 triệu m2.
Giai đoạn 2021 - 2025, dự báo nhu cầu về nhà ở xã hội khoảng 294.600 căn, tổng mức đầu tư khoảng 220 nghìn tỷ đồng. Có thể nói, nhu cầu của người dân là rất lớn nhưng rào cản đối với phát triển nhà ở xã hội còn bất cập ở nhiều khâu như thể chế chính sách, tổ chức thực hiện... Ngoài ra, còn một số bất cập như nhà ở xã hội được xây dựng nhưng lại không đáp ứng tiện ích hoặc giao thông bất tiện cũng là một trong những vấn đề cần được quan tâm.
Ông Bùi Xuân Dũng, Cục trưởng Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, song song việc tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp luật liên quan lĩnh vực bất động sản, các địa phương cần khẩn trương xây dựng, phê duyệt Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương giai đoạn 2022 - 2025 và giai đoạn 2025 - 2030.
Cụ thể, công bố công khai và tổ chức thực hiện liên thông, rút ngắn thời gian xem xét, giải quyết thủ tục hành chính trong cấp mới, điều chỉnh, kiểm tra, rà soát dự án kinh doanh bất động sản; tháo gỡ những vướng mắc về mặt pháp lý, thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án bất động sản, dự án nhà ở để tạo điều kiện phát triển các dự án nhà ở thương mại có giá phù hợp cho đối tượng thu nhập trung bình, điều chỉnh cơ cấu thị trường nhà ở, bất động sản phù hợp nhu cầu của thị trường.
Tiếp tục rà soát quỹ đất và ưu tiên phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp; phê duyệt, công khai thông tin quy hoạch xây dựng, danh mục, tiến độ triển khai các dự án bất động sản, phát triển hạ tầng nhằm ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn, đầu cơ đẩy giá, trục lợi bất hợp pháp...