Người người nhà nhà đi buôn đất: Nền kinh tế trở nên “teo tóp”
Không khó để thấy rằng, những năm gần đây, tốc độ phát triển bất động sản nhanh như vũ bão, tới mức giá trị bất kỳ sản phẩm nào trên thị trường này cũng bị đẩy lên cao không tưởng. Bất động sản trở thành miếng bánh ngon lành mà ai cũng muốn có phần. Nhiều đại gia hay các tỷ phú tham gia vào các phi vụ đầu tư với giá trị khủng, kéo theo người người nhà nhà rủ nhau đi buôn đất vì thấy có lãi lớn, thậm chí anh xe ôm, chị bán hoa cũng tranh thủ thời gian rảnh “đóng vai” một nhà đầu tư hay một người môi giới nhà đất.
Thị trường BĐS đang có quá nhiều vấn đề, có nên nới room tín dụng để hỗ trợ?
Đối với đề xuất nới thêm room tín dụng để hỗ trợ nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản, nhiều chuyên gia cho rằng điều này không hợp lý, bởi thị trường bất động sản hiện nay đang có quá nhiều vấn đề. Một số phân khúc đã hình thành bong bóng.Chuyên gia: Doanh nghiệp BĐS nên tìm cách tự cứu mình, đừng ngồi chờ giải cứu
Theo các chuyên gia bất động sản, trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, doanh nghiệp địa ốc cần phải chấp nhận giảm giá, giảm lợi nhuận để có thể đẩy nhanh hàng tồn kho tạo dòng tiền để cứu lấy mình.Không khí đã có thể biến thành thịt nhờ loại công nghệ siêu kỳ lạ
Được biết, quy trình làm thịt từ không khí của công ty Air Protein giống như quy trình lên men của sữa chua hoặc phô mai. Tuy nhiên, thay vì để cho các vi khuẩn lên men ở đường/sữa, những khí như CO2, nitơ và oxy sẽ được đưa qua các bể lên men lớn - nơi nuôi cấy và tạo ra protein chỉ trong vòng vài giờ.Nhìn xung quanh, nền kinh tế Việt Nam gần như đã bị cuốn vào việc phân lô bán nền, buôn suất đầu tư, buôn căn hộ. Thị trường này đã góp cho ngân sách nhà nước một khoản rất lớn hàng năm, tuy nhiên đôi khi cũng tạo ra “giá trị ảo” tới mức không tưởng và khiến nền kinh tế chịu ảnh hưởng không nhỏ.
Tại chương trình bàn tròn Kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp mà VNDirect tổ chức mới đây, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia Lê Xuân Nghĩa đã đưa ra những phân tích về những khó khăn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản.
Ông Nghĩa cho rằng, một trong các nguyên nhân bắt nguồn từ việc thị trường BĐS Việt Nam là thị trường đầu cơ tài nguyên. Thực tế diễn ra trong một vòng xoáy, vay tiền ngân hàng mua bất động sản, đẩy giá bán rồi lại vay mua tiếp và lại đẩy giá.
Vì vậy, cần nhanh chóng nắm lại toàn bộ thị trường bất động sản, không thể để tình trạng thị trường toàn nhà hạng sang. Ông Nghĩa dẫn chứng, đúng theo chuẩn mực Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì giá nhà đã vượt quá 30 năm tiền lương trung bình của một người là dấu hiệu của “bong bóng” nhà đất. Tính toán sơ bộ cho thấy, chính từ hoạt động kích giá bất động sản, cộng với lãi suất huy động cao đã dần đẩy những tài sản này rơi vào tình trạng mất thanh khoản. Điều này đã được Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính, tiền tệ quốc báo cáo lên lãnh đạo cấp cao.
Vị chuyên gia này cũng lo ngại về tình trạng người dân đua nhau buôn đất, thị trường theo kiểu “đại gia làm giá bất động sản, trung gia và tiểu gia cũng vậy”. “Những đề án đã giúp giảm bớt căng thẳng trên thị trường và thoát khỏi cơn khủng hoảng đang được thực hiện khẩn trương, tính bằng ngày và trực tiếp được Thủ tướng chỉ đạo” - Ông Nghĩa nói.
Theo đề xuất của vị chuyên gia này, với gần 900.000 tỷ đồng đầu tư công của Chính phủ (bán trái phiếu để hút tiền về), trong đó có 300.000 tỷ đồng gửi tại ngân hàng quốc doanh, được sử dụng 500.000 tỷ đồng để lập nên quỹ bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp, tương tự như Hàn Quốc và Trung Quốc hiện tại.
Qũy này sẽ đứng ra bảo lãnh toàn bộ trái phiếu doanh nghiệp đã, đang và sẽ phát hành để người dân mua vào. Thậm chí, các trái phiếu đáo hạn mà không có khả năng xử lý sẽ được quỹ mua về. Đổi lại, quỹ này sẽ nắm toàn bộ tài sản doanh nghiệp và chủ động hướng xử lý trong tương lai.
Cùng với đó, ông Nghĩa cũng kiến nghị rằng, tuyệt đối không hình sự hóa mối quan hệ kinh tế khi tài sản của doanh nghiệp đang ở thế dân sự thì mới dễ bán, xử lý, khất nợ được khi có vấn đề xảy ra. Mặt khác, việc không hình sự hóa có thể cho phép doanh nghiệp được tái cấu trúc nợ trái phiếu. Các doanh nghiệp cần làm đề án, công khai tới các cơ quan giám sát và toàn thị trường được biết kế hoạch tái cấu trúc khoản nợ. Nếu doanh nghiệp không thể tự tái cấu trúc thì quỹ của Chính phủ sẽ làm điều đó.
“Chỉ các giải pháp như vậy mới có thể giải quyết thị trường trái phiếu trong khoảng 1 - 2 năm tới. Những giải pháp đó sẽ phải tiến hành trước Tết chứ không để kéo dài” - Ông Nghĩa cho biết.
Chủ tịch HĐQT VNDirect - Bà Phạm Minh Hương cho rằng, những điều đang diễn ra trên thị trường bất động sản là khi niềm tin bị phá vỡ dẫn tới việc các nhà đầu tư tháo chạy. Việc thời sự nhất là mỗi ngày đều thấy cổ phiếu chất bán sàn, nhất là với nhóm cổ phiếu bất động sản.
Tuy nhiên, điều này mới chỉ đại diện cho một phần nhỏ của nền kinh tế. Kinh tế thế giới luôn có các tai nạn, đây chính là thử thách cần có để tái cấu trúc. Việc thích nghi và điều chỉnh giúp các quốc gia nhận biết những điểm cần phải hoàn thiện.
“Doanh nghiệp cần khám lại sức khỏe của mình, nếu không đau sẽ không có các bài học tốt. Nếu không có bài học sẽ không thể đón các cơ hội lớn hơn của thị trường và triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam trong lâu dài” - Chủ tịch VNDirect chia sẻ.
Chủ tịch Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính trước đó đã đưa ra cảnh báo cho các nhà đầu tư: “Đã có nhiều bài học nhãn tiền khi vội vàng đầu tư theo phong trào, hay ôm đất quá lâu đến khi dòng tiền nhàn rỗi không đủ lớn hoặc mua cao hơn giá trị thực quá nhiều. Do vậy mà các nhà đầu tư nhỏ lẻ phải hết sức thận trọng, nghiên cứu kỹ càng tránh làm tiền bị chôn vào đất”.
Chung quan điểm này, Chủ tịch BHS Group Nguyễn Thọ Tuyển cho rằng, thị trường bất động sản hiện đang trong quá trình thanh lọc mạnh mẽ để chọn được dòng bất động sản tiềm năng, các chủ đầu tư đủ tiềm lực và có hướng đi đúng đắn, những địa phương sở hữu lợi thế bền vững.
“Thị trường sẽ trụ được qua giai đoạn khó khăn này để bật dậy khi chính sách vĩ mô ổn định hơn và tăng trưởng kinh tế với mức cao trong thời gian tới” - Ông Tuyển cho hay.