meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Người giàu châu Á có xu hướng mua nhà tại Việt Nam

Thứ hai, 03/10/2022-15:10
Việt Nam là một trong 20 quốc gia lọt vào “mắt xanh” của người giàu APAC và lựa chọn là nơi sinh sống tiếp theo trong năm nay. Theo đó, người nước ngoài đã mua khoảng 16.000 căn nhà tại Việt Nam. Một báo cáo mới đây của Knight Frank cho thấy, người giàu khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) đã dành hơn 1/4 tổng tài sản của mình để đầu tư vào bất động sản nước ngoài.

Những đối tượng mua nhà tiềm năng

Theo Zingnew, trong năm 2022, khi lựa chọn những điểm đến mua nhà tiếp theo, họ cho biết là Mỹ, Australia, New Zealand, Anh và Singapore đang là 5 quốc gia được chú ý hàng đầu. Trong đó, Việt Nam đứng thứ 20 trong bảng xếp hạng.

Giám đốc Dịch vụ Nghiên cứu khu vực APAC của Knight Frank - Bà Christine Li cho rằng đối tượng khách hàng tiềm năng của thị trường nhà ở Việt Nam trong thời gian tới chủ yếu vẫn là người Singapore và Malaysia. Bởi, những quốc gia này đã góp vào số lượng lớn lao động, chuyên gia quốc tế cho Việt Nam trước làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng.


Đối tượng khách hàng tiềm năng của thị trường nhà ở Việt Nam vẫn là người Singapore và Malaysia
Đối tượng khách hàng tiềm năng của thị trường nhà ở Việt Nam vẫn là người Singapore và Malaysia

Không chỉ vậy, trong vòng 12 tháng tới, người mua từ Trung Quốc vẫn đang tìm đến để gia tăng danh mục tài sản cho thuê nếu Trung Quốc vẫn còn kiểm soát đại dịch chặt chẽ. APAC có tốc độ tăng trưởng dân số siêu giàu và được dự báo đang ở mức cao nhất toàn cầu trong giai đoạn 2021 - 2026, lên tới 33%. Đây là cơ hội tăng trưởng cho thị trường bất động sản Việt Nam ghi điểm trên thị trường quốc tế..

Kể từ tháng 7/2015, Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực đã cho phép người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam. Theo thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), phần lớn người mua nước ngoài tới từ châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Hàn Quốc, Singapore. Còn đối tượng đi thuê nhiều tới từ châu  u, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Australia, New Zealand.

Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho rằng, thời gian qua không xuất hiện làn sóng người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam. Khảo sát trên 17 tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản lớn cho thấy, tính đến hết tháng 8/2020 có khoảng 12.335 người nước ngoài đã mua nhà ở Việt Nam. 

Giả định số lượng này chiếm đến 70% số liệu thực tế, ông Châu ước tính có khoảng 16.000 căn nhà tại Việt Nam đứng tên chủ sở hữu là người nước ngoài, chiếm 0,85% tổng số nhà ở trên cả nước.

Còn bà Christine Li cho rằng, hậu Covid - 19 thị trường bất động sản Việt Nam ngày càng thu hút các nhà đầu tư quốc tế. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất vẫn là giá bán. Bà Christine ước tính, giá bán nhà ở hạng sang ở Việt Nam trong năm 2022 tăng từ 2 - 3%, tuy nhiên nếu nhìn lại bức tranh tổng thể trên toàn cầu và tại APAC thì giá bán nhà tại Việt Nam vẫn rất hợp lý với nhóm dân số giàu và siêu giàu.


Việt Nam trở thành điểm đến an toàn để giới đầu tư thượng lưu quốc tế đầu tư tài sản
Việt Nam trở thành điểm đến an toàn để giới đầu tư thượng lưu quốc tế đầu tư tài sản

Trong khi đó, chi phí đầu tư bất động sản tại Việt Nam vẫn ở mức thấp, tăng trưởng giá trị lại có tốc độ khá mạnh bởi Việt Nam đang còn rất ít nguồn cung hạng sang và siêu sang. Nhìn lại những thị trường như Manila (Philippines) hay Kuala Lumpur (Malaysia), bà Christine cho hay, nguồn cung hiện bị dư thừa, cùng với việc tăng trưởng kinh tế chưa hồi phục hoàn toàn khiến những nước này đánh mất sức hấp dẫn.

Trước bối cảnh này, Việt Nam đang có một nền chính trị và kinh tế ổn định hàng đầu, như vậy sẽ trở thành điểm đến an toàn để giới đầu tư thượng lưu quốc tế đầu tư tài sản. Với những chỉ số vĩ mô tích cực thì Việt Nam cũng đón nhận nguồn vốn FDI khổng lồ vào lĩnh vực sản xuất, từ đó hấp dẫn nhân lực quốc tế tới sinh sống và làm việc, mở ra phân khúc khách hàng mới cho bất động sản Việt Nam.

Giám đốc điều hành Knight Frank Việt Nam - ông Alex Crane cho rằng, sau giai đoạn dịch bệnh với nhiều vấn đề tâm lý, một bộ phận Việt kiều cũng sẽ quay về và mua bất động sản tại Việt Nam. 

Luật Đất đai cần bổ sung những quy định cụ thể hơn

Trong bối cảnh nhu cầu tìm mua bất động sản Việt Nam của người ngoại quốc đang tăng dần lên, Chủ tịch HoREA đánh giá chính sách “mở cửa” của Việt Nam vẫn chưa trọn vẹn vì sự “xung đột” giữa những quy định về luật Nhà ở và luật Đất đai.

Cụ thể, dù Luật Nhà ở 2014 đã thừa nhận quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài, Luật Đất đai 2013 ban hành trước đó lại chưa liệt kê cá nhân nước ngoài là đối tượng sử dụng đất. Vướng mắc này đang gây khó khăn cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở đối với người nước ngoài. Điều này khiến các khách mua rất bức xúc vì không bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.


Phải bổ sung những quy định hỗ trợ người nước ngoài
Phải bổ sung những quy định hỗ trợ người nước ngoài

“Chính sách khuyến khích cá nhân người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam sẽ không thể thực hiện trọn vẹn nếu không giải quyết được tận gốc những vấn đề về chứng nhận quyền sở hữu. Nếu muốn giải quyết tận gốc, Luật Đất đai sửa đổi cần ghi nhận quyền sở hữu sử dụng đất của các cá nhân nước ngoài” - Ông Lê Hoàng Châu nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông Châu cũng đề xuất việc cho phép thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại ngân hàng tại nước ngoài. Cùng với đó phải có khung pháp lý rõ ràng về việc những chủ sở hữu là người nước ngoài muốn bán lại tài sản của họ.

Những quy định bổ sung vừa tạo ra điều kiện thông thoáng cho cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở lại vừa đảm bảo yêu cầu bảo vệ quốc phòng - an ninh.

Hiện nay, Quốc hội đang trưng cầu ý kiến về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Ngày 24/8, tại Phiên họp Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo việc cân nhắc, bổ sung thêm quy định người nước ngoài thuộc đối tượng được phép sở hữu nhà ở theo Luật Nhà ở hiện hành thì được quyền sử dụng đất ở để có căn cứ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn với đất để thống nhất với Luật Nhà ở.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước