meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tiền boa là gì? Văn hóa tiền boa của nước ngoài và ở tại Việt Nam như thế nào

Thứ năm, 29/09/2022-11:09
Tiền boa là một thuật ngữ được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực nhà hàng - khách sạn và là điều mà nhiều nhân viên mong chờ nhận được từ những vị khách của mình. Vậy tiền boa là gì và những ai sẽ được nhận tiền boa.

Khái niệm tiền boa nghĩa là gì

Tiền boa hay trong tiếng Anh gọi là tiền tip, là một khoản tiền nhỏ không có ở trên hóa đơn thanh toán mà chỉ là một phần thưởng khách hàng dành tặng những người nhân viên đã phục vụ mình một cách chu đáo.

Khoản tiền này có ý nghĩa là một lời cảm ơn, động viên của khách hàng dành cho người nhân viên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, vai trò của mình, đem lại sự hài lòng cho khách.

Tiền boa bắt nguồn từ các nước phương Tây và theo thời gian dần trở thành một phong tục khá phổ biến trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn và ngành dịch vụ nói chung. Ở phương diện những người nhân viên nhận được tiền boa, đây là một niềm vui trong công việc của họ, giúp họ có thể nâng cao thu nhập. Lời khen thưởng đến từ khoản tiền boa này có tác dụng giúp cho họ có cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn và sẽ có động lực để nỗ lực phấn đấu, làm việc tốt hơn.


Tiền boa là phần thưởng mà các nhân viên phục vụ luôn mong đợi
Tiền boa là phần thưởng mà các nhân viên phục vụ luôn mong đợi

Văn hóa tiền boa tại các quốc gia trên thế giới 

Ở các nước Âu Mỹ, tiền boa xuất hiện khá phổ biến trong các nhóm ngành dịch vụ. Các nhân viên nhân viên phục vụ, nhân viên lễ tân, buồng phòng, vệ sinh là những đối tượng thường xuyên được khách hàng cho tiền boa. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, ví dụ Nhật Bản, tiền boa bị coi là cấm kỵ, nếu tặng tiền boa cho nhân viên thì 

  • Ở Mỹ: văn hóa tiền boa là một khoản bắt buộc trong ngành dịch vụ ở nước này, được tính từ 15 - 20% vào trong thẳng hóa đơn ăn uống, phục vụ tại các khách sạn, nhà hàng. 
  • Ở đất nước Pháp: Tiền boa được chiếm tỷ lệ 15% trong tổng giá trị hóa đơn. Bên cạnh khoản tiền phụ thu bắt buộc, khách hàng ở nước Pháp có thể để lại một khoản tiền nhỏ để thay lời cảm ơn đội ngũ nhân viên phục vụ. 
  • Ở đất nước Canada: tiền boa ở quốc gia lá phong là không bắt buộc, nhưng khách hàng thường sẽ boa cho nhân viên trung bình khoảng 15 - 20% hóa đơn cho đội ngũ nhân viên phục vụ.
  • Ở Nhật Bản hay nước Ý, tiền boa bị coi là điều cấm kỵ. Việc khách hàng chủ động đưa tiền boa cho nhân viên bị coi là vô cùng bất lịch sự, thiếu tôn trọng đối với người phục vụ và người chủ của cơ sở kinh doanh, nhà hàng. Thậm chí tại đất nước Nhật Bản, chính phủ còn đưa ra những quy định cấm nhân viên ở các cơ sở kinh doanh nhận tiền boa từ khách hàng.
  • Tại một số quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Na Uy, Úc, Đan Mạch thì không có quy định rõ ràng, cụ thể về tiền boa, khách hàng có thể đưa tiền boa hay không đưa đều được, nhân viên vẫn sẽ vui vẻ và thoải mái.
  • Ở đất nước Thụy Điển: Khi nhận được tiền boa, nhân viên sẽ đưa lại số tiền này cho chủ cửa hàng và sau đó những khoản tiền boa này được tổng hợp cuối ngày chia đều cho tất cả nhân viên trong quán. 

Mỗi nước sẽ có những cách chia tiền boa khác nhau tùy vào văn hóa của các nước. Do đó du khách cần phải tìm hiểu trước về văn hóa tiền boa khi đến một đất nước nào đó.


Văn hóa tiền boa ở các nước là khác nhau
Văn hóa tiền boa ở các nước là khác nhau

Văn hóa về tiền boa tại Việt Nam như thế nào?

Văn hóa tiền boa bắt nguồn từ các nước phương Tây nhưng cũng du nhập vào Việt Nam trong một khoảng thời gian khá lâu. Ở Việt Nam, tiền boa cho nhân viên là không bắt buộc và chủ yếu tùy tâm của khách hàng. Khách nước ngoài khi đến tham quan, du lịch ở Việt Nam thường tỏ ra khá rộng rãi khi boa cho các nhân viên phục vụ, thế nhưng có đến hơn 70% người Việt lại không có thói quen tip tiền cho nhân viên hoặc tỏ ra khó chịu, không vui khi được hỏi. Văn hóa tiền boa tại Việt Nam chủ yếu chỉ tồn tại ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM hay các thủ phủ du lịch như Nha Trang, Đà Nẵng…Văn hóa tiền boa có sự khác biệt khá rõ ràng theo vùng miền, nhóm đối tượng khách hàng và cả hình thức dịch vụ. 

Ở những nhà hàng cao cấp hoặc ở các khu nghỉ dưỡng, khách sạn 5 sao, tiền boa sẽ được tính tương tự như khoản phụ thu phục vụ, chiếm tỷ lệ trung bình 10 - 15% hóa đơn hoặc khách hàng có thể tùy ý đưa thêm cho nhân viên nếu cảm thấy vui vẻ, hài lòng. Đối với những nhà hàng, khách sạn bình dân thì không có khoản tiền này dù cho chất lượng dịch vụ rất tốt, nhân viên nhanh nhẹn, nhiệt tình. Đôi khi nếu đưa tiền boa một cách không khéo léo tại Việt Nam thì sẽ mang đến cho người nhận những cảm xúc, suy nghĩ khá tiêu cực. Tiền boa ở Việt Nam khách đưa cho ai thì người đó sẽ được hưởng và không phải chia đều cho những người khác.

Những đối tượng nào được nhận tiền boa?

Tất cả những nhân viên phục vụ đều có thể nhận được tiền boa từ các khách hàng nếu như họ làm tốt nhiệm vụ của mình. Đối với lĩnh vực nhà hàng - khách sạn - du lịch thì những đối tượng sau có thể nhận được tiền boa:

Nhân viên phục vụ bàn 

Tại hầu hết các nhà hàng ở các quốc gia phương Tây, tiền boa sẽ được tính trực tiếp vào trong hóa đơn. Tuy nhiên, nếu như nhân viên phục vụ bàn làm tốt, tạo nên sự thoải mái, vui vẻ cho khách hàng thì họ cũng có thể nhận được riêng một khoản boa của mình. Nhân viên phục vụ bàn sẽ nhận tiền boa dựa vào tính chất nơi họ làm việc ví dụ như nhà hàng sang trọng hay nhà hàng bình dân. Trong lĩnh vực khách sạn thì nhân viên phục vụ tại phòng sẽ là những người sẽ nhận được tiền boa.

Nhân viên Doorman/Bellman

Trong khách sạn, khu nghỉ dưỡng thì đây là 2 đối tượng nhân viên thường xuyên nhận được tiền boa từ các khách hàng. Họ có nhiệm vụ đón khách từ lúc xuống xe, cầm đồ cho khách, mang hành lý lên phòng, hướng dẫn khách làm thủ tục check - in nhận phòng tại quầy lễ tân. Với cách phục vụ chu đáo, họ xứng đáng được hưởng tiền boa từ khách hàng.


Mỗi vị trí sẽ có thể nhận được số tiền boa khác nhau
Mỗi vị trí sẽ có thể nhận được số tiền boa khác nhau

Nhân viên lễ tân

Trong ngành dịch vụ nhà hàng - khách sạn, lễ tân có thể nói là một vị trí vô cùng quan trọng. Vị trí này vừa cần có có ngoại hình ưa nhìn, vừa biết khéo léo trong giao tiếp và phục vụ được khách hàng tốt. Họ sẽ thường là đối tượng được gặp tiếp xúc với khách hàng đầu tiên và cuối cùng khi khách nhận và trả phòng.

Ở Việt Nam hiện nay, thói quen trả tiền boa cho nhân viên lễ tân là chưa thực sự phổ biến. Tuy nhiên nếu như có thái độ phục vụ tốt, lễ tân cũng thường nhận được tiền boa từ những khách hàng lớn, chi bạo tay, khoản tiền mà họ nhận được cũng là tương đối cao so với nhân viên buồng phòng, bellman hay doorman.

Hướng dẫn viên du lịch

Những người hướng dẫn viên du lịch là người sẽ đưa du khách đi những nơi tham quan thú vị, kể cho họ những câu chuyện hay về vùng đất và con người, hỗ trợ khách hàng khi họ gặp vấn đề rắc rối. Sự nhiệt tình hỗ trợ của họ sẽ khiến cho du khách có thể tặng thêm chút tiền boa vào ngày cuối cùng của chương trình tour tham quan.

Một số quy định ngầm về tiền boa cho các nhân viên

Tiền boa là loại tiền có những quy tắc nhất định ở từng quốc gia khác nhau, và mỗi vị trí cũng sẽ nhận được một số tiền boa nhất định. Mức tiền boa của mỗi vị trí nhân viên là khác nhau:

  • Nhân viên phục vụ khuân vác, bưng bê, xếp đồ: 2 - 5 USD
  • Nhân viên mở cửa phòng khách sạn: 1 - 5 USD
  • Nhân viên vệ sinh buồng phòng: 3 - 5 USD
  • Nhân viên phục vụ bàn ở nhà hàng: 5 -7 USD
  • Nhân viên lễ tân ở các nhà hàng, quán ăn: 1-3 USD
  • Nhân viên phục vụ bữa sáng ở khách sạn: 1 - 2 USD
  • Nhân viên cung cấp dịch vụ chuyển đồ đến bể bơi: 1 - 2 USD
  • Nhân viên chăm sóc khách hàng ở các cơ sở kinh doanh: 5 - 20 USD tùy yêu cầu, tính chất công việc.
  • Nhân viên giúp đỗ xe: 2 - 5 USD khi khách nhận xe

Khi đưa tiền boa, khách hàng cần đưa cho nhân viên với một tâm trạng vui vẻ, niềm nở. Cách đưa tiền boa cũng nên lịch sự, nhã nhặn để người nhận tiền cũng cảm thấy dễ chịu, vui vẻ.

Một số cách chia tiền boa hiện nay

Thông thường sẽ có 3 cách chia tiền boa phổ biến nhất là:

  • Của ai nấy hưởng: Người nào được nhận tiền boa sẽ giữ riêng cho mình và không phải chia cho người khác.
  • Chia đều cho những bộ phận có liên quan: Các bộ phận lễ tân, nhân viên bồi bàn, doorman, bellman…sẽ có tiền boa và họ sẽ giao lại cho nhân viên quản lý để chia đều đầu người vào cuối ngày hoặc cuối tháng.
  • Chia đều cho tất cả nhân viên: Những người không được boa như đầu bếp, nhân viên bếp, nhân viên lau dọn vệ sinh cũng sẽ được chia tiền boa để khích lệ tinh thần.

Văn hóa tiền boa đã có mặt từ rất lâu và đem lại động lực làm việc cho những nhân viên làm việc trong khối ngành dịch vụ. Các nhân viên sẽ phải hết sức cố gắng để nhận được khoản tiền này từ khách hàng.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

18 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

18 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

18 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

18 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước