meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nghệ An: “Vứt” hơn 15 tỷ tiền cọc, nhà đầu tư lao đao sau cơn sốt đất ảo

Thứ bảy, 04/06/2022-09:06
Kết thúc những ngày nổi sóng trên thị trường bất động sản Nghệ An, hiện nhiều nhà đầu tư đã bỏ cọc đất sau khi đấu giá khiến giá đất nền sụt giảm. Những người lỡ chạy theo cơn sốt, “ôm” đất nay rơi vào cảnh lao đao khi thị trường không còn nóng như trước.

73 nhà đầu tư bỏ hơn 15 tỷ tiền cọc đất đấu giá

Theo Infonet, vừa qua, đất nền tại Nghệ An lên cơn sốt ảo, đến nay tình trạng này đã kết thúc khi nhiều giao dịch đấu giá đất đã bị “bỏ cọc”. Cụ thể có hơn 73 khách hàng trúng đấu giá 73 lô đất đã bỏ tiền cọc hơn 15,7 tỷ đồng, số tiền này sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước.

Anh Nguyễn Văn Q. (người dân tại Diễn Châu) cho biết, trong vài tháng nay, nhiều “cò đất” chuyên giao dịch mua bán kiểu lướt sóng phải chấp nhận bỏ cọc hàng trăm triệu đồng vì thị trường này trở nên ế ẩm. Trước đó, anh Q. cũng đã đặt cọc 100 triệu đồng cho một lô đất đấu giá 2,5 tỷ đồng tại xã Diễn Phúc (huyện Diễn Châu) với hy vọng trong vòng 1 tháng sẽ bán và có lãi. Tuy nhiên đến hạn nộp tiền lại không có người hỏi mua, anh phải chấp nhận hủy hợp đồng và bỏ tiền cọc.


UBND huyện Diễn Châu ra quyết hủy bỏ kết quả trúng đấu giá 
UBND huyện Diễn Châu ra quyết hủy bỏ kết quả trúng đấu giá 

“Trước đây đất sốt thì chừng 1 tuần đã bán được rồi, không lãi nhiều thì ít nhưng mua bán rất nhanh. Nay chẳng ai ngó nữa. Bởi thế nên thà mất 100 triệu đồng tiền cọc còn hơn phải gánh lãi tiền vay ngân hàng 2,5 tỷ đồng” - Anh Q. chia sẻ. 

Vừa qua, UBND huyện Diễn Châu quyết định "Hủy bỏ kết quả trúng đấu giá đất và thu nộp ngân sách Nhà nước số tiền đặt cọc của khách hàng tham gia đấu giá quyền sử dụng đất các lô đất tại vùng quy hoạch dân cư các xã: Diễn Vạn, Diễn Đồng, Diễn Phúc, Diễn Bích, Diễn Mỹ”.

Theo thông tin từ UBND huyện Diễn Châu, chính quyền đã quyết định hủy bỏ kết quả trúng đấu giá đất và nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền đặt cọc của khách hàng đã tham gia đấu giá quyền sử dụng đất những lô đất tại vùng quy hoạch dân cư các xã: Diễn Đồng, Diễn Phúc, Diễn Vạn, Diễn Bích, Diễn Mỹ. Cụ thể, 73 lô đất có tổng diện tích 13.418,74m2 thuộc các xã Diễn Vạn, Diễn Đồng, Diễn Phúc, Diễn Bích, Diễn Mỹ được các cá nhân trúng đấu giá sau đó bỏ cọc với tổng số tiền lên tới 15 tỷ đồng. 

UBND huyện Diễn Châu đã giao cho Phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp cùng Chi cục Thuế khu vực Bắc Nghệ An II xử lý số tiền trên theo quy định của pháp luật. Số tiền bỏ cọc trên sẽ được thu nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định. 


Các đợt tổ chức đấu giá từng rất nhộn nhịp
Các đợt tổ chức đấu giá từng rất nhộn nhịp

Tìm hiểu thêm thông tin cho thấy, thời điểm diễn ra đấu giá đất tại các xã này đã thu hút một lượng lớn hồ sơ đăng ký tham gia, đất đấu giá khi đó tăng cao hơn nhiều so với giá đất bình thường tại địa phương. Tuy nhiên, sau đó liên tục có người bỏ cọc đất sau thời gian sốt đất vừa qua. Hiện tại, thị trường dần hạ nhiệt, giá được giảm xuống mà các nhà đầu tư lại không vay được tiền ngân hàng để duy trì giao dịch…

Tình trạng nhà đầu tư bỏ cọc xảy ra tại nhiều địa phương 

Tháng 3/2021 tại xã Nhân Thành, huyện Yên Thành đã tổ chức buổi đấu giá 32 lô đất với mức giá khởi điểm trên 600 triệu đồng/lô. Ở phiến đấu giá này, đơn vị tổ chức ghi nhận có hơn 200 hồ sơ đăng ký tham gia, tuy nhiên sau đó chỉ có 18 trên 32 lô đất nộp tiền. 

Tương tự, 36 lô đất được tổ chức đấu giá tại xã Mã Thành vào hồi tháng 5/2021 nhưng chỉ ghi nhận 12 lô đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, những lô khác đều bị nhà đầu tư bỏ cọc. Tại huyện Yên Thành đang có khoảng 40 lô đất chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính sau đợt đấu giá tập trung tại các xã Nhân Thành, Mã Thành, Khánh Thành, Vĩnh Thành,… Còn tại huyện Đô Lương cũng có trên 20 lô đất tập trung tại các xã Lạc Sơn, thị trấn Đô Lương, Thượng Sơn cũng bị các nhà đầu tư bỏ cọc sau khi trúng đấu giá. 

Trước đó, thị trường những khu vực này đã có giai đoạn sôi động với các giao dịch, dòng người nườm nượp đổ về tìm đất đã khiến mức giá tăng vọt, nhất là loại đất đấu giá có thể tăng gấp đôi hoặc gấp 3 so với giá khởi điểm. Trên địa bàn huyện Đô Lương, thị xã Hoàng Mai đã tổ chức những phiên đấu giá rất sôi nổi, một số lô đất được chốt giá rất cao từ 5,5 - 6 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tình hình giao dịch đất đai tại Nghệ An trong thời gian này đang có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Nhất là tại những vùng quê trước đó đang nhộn nhịp những đoàn người đổ về mua bán đất thì nay lại bao trùm bằng một khoảng tĩnh lặng, nhà đầu tư hay môi giới đã giảm đi đáng kể, giá đất theo đó hạ nhiệt.


Tình trạng bỏ cọc diễn ra tại nhiều địa phương
Tình trạng bỏ cọc diễn ra tại nhiều địa phương

Theo chia sẻ từ một số nhà đầu tư tại Nghệ An, họ đã trót xuống tiền “ôm” các lô đất đấu giá với giá cao. Hồi đầu năm nay, cũng có nhiều khách trả chênh lên 200 triệu đồng/ lô nhưng vì vẫn kỳ vọng giá sẽ tăng thêm nên họ chưa bán, vì vậy đến nay muốn bán rẻ cũng không “thoát” được hàng.

“Không còn cảnh người, xe về xem đất tấp nập như trước, không những thế, số cuộc gọi, tin nhắn hỏi xem đất cũng giảm, thậm chí có những người bỏ cọc, rút tiền không giao dịch” - Một nhà đầu tư đất đấu giá tại Nghệ An chia sẻ.

Chẳng hạn như tại huyện Diễn Châu sau một thời gian đất đai “sốt, nóng” thì thị trường đến nay cũng trở nên ảm đạm như nhiều nơi khác. Các môi giới khu vực này cho hay, vài tuần nay, lượng người tới xem đất vắng vẻ, có nhiều người đã nộp tiền cọc đất những nay xin rút. Tương tự ở huyện Đô Lương khi các nhà đầu tư đang lao đao vì lỡ ôm quá nhiều đất đấu giá trong thời điểm "sốt nóng", vì phải vay mượn khắp nơi để lao vào đầu tư nên đến khi thị trường hạ nhiệt, rao bán không ai mua đã buộc họ phải bán cắt lỗ để trả nợ. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước