Đất nông thôn Nghệ An lại lên “cơn sốt”, giá tăng chóng mặt từng ngày
BÀI LIÊN QUAN
Khánh Hòa và Thanh Hóa đứng đầu về nguồn cung và lượng tiêu thụ nhà phố, shophouseAnh nông dân Thanh Hóa đánh liều vay 100 triệu xây dựng trang trại nuôi gà, trồng dưa mỗi năm bỏ túi gần nửa tỷ đồngThanh Hóa sắp có thêm 4 khu đô thị mớiVùng nông thôn Nghệ An đang chứng kiến hiện hiện tượng “sốt đất” cục bộ tại nhiều địa phương. Giá đất nông thôn Nghệ An tăng từng ngày, từng giờ, ở bất cứ nơi đâu cũng có thể thấy người dân xôn xao về chuyện mua bán đất. Điều này có thể dẫn đến những hệ lụy tiêu cực nếu không được chính quyền kiểm soát chặt chẽ.
Đất nông thôn Nghệ An có mức giá ngang thành phố
Trong thời gian vừa qua, giá đất ở các khu vực nông thôn và vùng ven tại thành phố Nghệ An đang bắt đầu tăng lên nhanh chóng khi rất nhiều các nhà đầu tư đã thi nhau đổ về nơi đây để tìm kiếm, thu gom đất. Điều này đã tạo ra những “cơn sóng ảo” khiến thị trường đất đai ở các khu vực nông thôn Nghệ An chao đảo.
Sốt đất năm 2022 không chỉ xảy ra tại các khu vực vùng ven của TP.Vinh như xã Nghi Thái, Nghi Ân, Hưng Lộc, Hưng Hòa, Nghi Phú, Nghi Phong mà lan đến nhiều khu vực khác như xã Nghi Trường, Nghi Kiều, Nghi Hoa ở huyện Nghi Lộc, hoặc các vùng nông thôn ở các huyện Đô Lương, Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Thanh Chương hoặc thị xã Thái Hòa…Sổ đất kéo dài ở nông thôn Nghệ An khiến giá đất tăng không có điểm dừng.
Anh Đinh Tiến Lợi, một nhà đầu tư có kinh nghiệm lướt sóng thường xuyên tại các khu vực vùng ven của TP. Vinh chia sẻ, không rõ vì lý do gì mà giá đất tại các khu vùng ven các thành phố lớn của tỉnh Nghệ An như Nghi phong, Nghi Thái, Nghi Trường, Nghi Ân thời gian gần đây đã sốt trở lại như khoảng thời gian năm 2021, khiến cho giá đất quay cuồng, biến động từng ngày.
Theo anh Lợi, tại khu vực xã Nghi Trường giá nhiều lô đất đã tăng liên tục, ngày hôm nay một giá, nhưng hôm sau khi khách hàng quay lại hỏi đã có mức giá khác. Điển hình, các lô đất nằm ở khu vực đấu giá sát gần với UBND xã Nghi Trường, ngày hôm trước được rao bán với giá 5-7 triệu đồng/m2 nhưng đến đầu giờ sáng hôm sau giá đã tăng lên đến mức 6-9 triệu đồng/m2. Các chuyên gia bất động sản nhận định giá đất nông thôn Nghệ An tăng mạnh là do thời gian qua dịch bệnh phức tạp kéo dài, hạn chế việc đi lại, khi mở cửa trở lại hoàn toàn làm cho người dân đổ xô đi mua bất động sản tích trữ do lo sợ lạm phát, khiến cho giá đất tăng “phi mã”.
Anh Phạm Huy Thông, một nhà đầu cơ bất động sản lâu năm tại TP.Vinh chia sẻ, hiện nay không chỉ có đất đại ở khu vực ven thành phố mà ngay cả đất nông thôn, huyện, xã cũng biến động từng ngày, từng giờ. Đơn cử, đất khu xã Nghi Hoa, xã Nghi Kiều ở huyện Nghi Lộc, trước đây chỉ có giá bán khoảng 2,5 - 4 triệu đồng/m2 nhưng thời gian gần đây đã được đẩy lên mặt bằng giá mới xoay quanh ngưỡng 5,8 - 8 triệu đồng/m2.
Dù là một nhà đầu cơ dày dặn kinh nghiệm, nhưng anh Hoàng cũng vô cùng bất ngờ trước tình hình giá đất tăng nhanh như hiện tại. Khi thấy giá đất có hiện tượng tăng, anh Hoàng đã thử tìm kiếm cơ hội tại khu vực xã Nghi Kiều với hy vọng lướt sóng kiếm lời bởi lẽ với tình trạng giá đất vọt tăng đột biến như hiện tại thì khó có thể ôm đất lâu được.
Các chuyên gia lý giải tình trạng tăng giá đất nông thôn Nghệ An
Theo các chuyên gia am hiểu về thị trường đất nền tại Nghệ An đánh giá, thời gian qua giá đất ở một số khu vực nông thôn như huyện Đô Lương, Nam Đàn, Nghĩa Đàn…thời gian qua ghi nhận tình trạng tăng giá rất nhanh, tuy nhiên không phải do nhu cầu sử dụng thực tế để ở hoặc làm mặt bằng kinh doanh tăng đột biến mà chủ yếu đến từ tâm lý mua đất tích trữ trong thời điểm lạm phát, hoặc đầu tư, lướt sóng để kiếm lời. Chính vì vậy nhiều lô đất chủ yếu là giao dịch mua đi bán lại nhiều lần, để bỏ hoang không sử dụng.
Ngoài ra, giới môi giới, “cò đất” cũng liên tục sử dụng nhiều chiêu trò “thổi giá”, “đẩy giá”, “tạo sóng” để khuấy động thị trường, tác động tới tâm lý của những người mua đất. Một số nhóm người bắt tay tung tin đồn là sắp có dự án cơ sở hạ tầng giao thông chuẩn bị được triển khai tại các khu vực nông thôn, hoặc có dự án treo sắp được tái khởi động, quy hoạch hành chính từ huyện lên thị xã, thị xã lên thị trấn, thành phố…để quảng cáo, mời gọi khách hàng. Do đó, người dân và nhà đầu tư cần hết sức cẩn trọng với diễn biến của thị trường bất động sản tại nông thôn Nghệ An hiện nay.
Theo TS. Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam chia sẻ, hiện tượng giá đất nông thôn có tình trạng sốt cao như vừa qua không chỉ xảy ra ở Nghệ An mà còn tồn tại ở rất nhiều địa phương trên cả nước. Điều đó cho thấy nhu cầu đầu tư của người dân là rất lớn, khi mà nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát tăng cao. Việc thu gom, tích trữ đất tại khu vực nông thôn không phải là nhu cầu đầu tư bất động sản thực sự mà lợi dụng để đầu cơ, lướt sóng kiếm lời tương tự như vàng hoặc chứng khoán trong thời gian qua.
Ông Đính cũng nhận định, do tình hình dịch bệnh kéo dài và các ngành kinh tế khác chưa thực sự hồi phục nên nhà đầu tư tại chưa dám mạnh tay xuống tiền vào các loại hình kinh doanh, sản xuất khác, tránh nguy cơ chịu lỗ. Vì thế, một số người dân vẫn muốn tận dụng nguồn tiền nhàn rỗi để đầu tư vào các lĩnh vực có tính ổn định cao như bất động sản, vàng, chứng khoán…Điều này khiến nhu cầu về đất đai tăng cao.
Những nhà đầu tư chọn bất động sản ở khu vực nông thôn có tâm lý muốn đánh nhanh, thắng nhanh, lãi trong thời gian ngắn chứ không mua bất động sản để ở hoặc kinh doanh bền vững lâu dài. Đây là thực trạng đang xảy ra ở nhiều địa phương dẫn đến hệ lụy là giá tăng không phù hợp với giá trị thực tế, đất đai bị bỏ hoang không canh tác rất lãng phí.
Để ngăn chặn hiện tượng “thổi giá” đất ở nông thôn, cần có chính sách chuyển hưởng dòng tiền quay lại với các kênh đầu tư sản xuất. Ngoài ra chính quyền địa phương cũng cần xử lý nghiêm minh các hoạt động kinh doanh bất động sản trái pháp luật.