Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bơm mạnh tiền nhằm hỗ trợ thanh khoản
BÀI LIÊN QUAN
Lãi suất ngân hàng tăng cao: Thanh khoản sụt giảm, nhà đầu tư BĐS chấp nhận "cắt lỗ" khi người mua "ép giá"Vẫn còn khoảng 200.000 tỷ room tín dụng chưa được phân bổ cho các ngân hàngLoạt ngân hàng tiếp tục tăng mạnh lãi suất tiền gửiDữ liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy cơ quan này vừa thực hiện phiên giao dịch tích cực nhất trên thị trường mở, tính từ đầu tháng 10. Cụ thể, ngân hàng nhà nước đã tiếp tục bơm ròng tiền Đồng nhằm hỗ trợ các ngân hàng thương mại. Phiên 10/10, gần 21.700 tỷ đồng đã được cơ quan tiền tệ bơm ròng để mua đấu thầu tín phiếu.
Trong số đó, gần 15.000 tỷ đồng có kỳ hạn 14 ngày, có toàn bộ 15 thành viên tham gia đấu giá đều trúng thầu. Kỳ hạn được thực hiện đối với gần 6.700 tỷ đồng tín phiếu cò lại là 28 ngày, và có 11 thành viên tham gia đấu giá trúng thầu.
Theo đó, NHNN đã đáp ứng toàn bộ nhu cầu thanh khoản kỳ hạn 14, 28 ngày của các thành viên thị trường. Điều này cũng có nghĩa là thị trường đã đón nhận gần 21.700 tỷ đồng, ghi nhận phiên bơm ròng mạnh nhất kể từ đầu tháng.
Tiếp cận vốn tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ (Bài 3): Đề xuất Ngân hàng Nhà nước "mở lối"
Đề nghị Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện để các chủ đầu tư, người mua nhà và nhà đầu tư thứ cấp trên thị trường bất động sản tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn:Các ngân hàng trung ương châu Á chật vật kiểm soát lạm phát
Chính phủ nhiều nước châu Á đang loay hoay tìm cách chống lại lạm phát leo thang cùng với bom nợ doanh nghiệp lớn và sự hỗn loạn trên thị trường ngoại hối.Thêm 4 ngân hàng nối dài danh sách được nới “room” tín dụng
Các ngân hàng được điều chỉnh hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng trong lần này gồm HDBank, MB, VPBank, Vietcombank với tổng hạn mức lên tới 83.000 tỷ đồng.Thực tế cho thấy, NHNN đã duy trì xu hướng bơm ròng tiền Đồng nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại, sau khi chứng kiến lãi suất cho vay VNĐ chéo giữa các ngân hàng tăng cao trong tuần cuối tháng 9.
Lãi suất cho vay liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đã tăng mạnh từ vùng 5%/năm lên mức trên 8%/năm vào tuần trước, đây là mức cao nhất tính từ năm 2012. Mặc dù có dấu hiệu đã hạ nhiệt nhưng lãi suất cho vay qua đêm hiện vẫn ở vùng 7%/năm, bằng mức lãi suất huy động trên thị trường 1 kỳ hạn 6-11 tháng và 12 tháng tương ứng tại các ngân hàng thương mại cỡ nhỏ và cỡ lớn.
Như vậy, các ngân hàng phải chấp nhận vay qua đêm với lãi suất huy động tương đương 6-12 tháng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngắn hạn.
Trước tình trạng đó, NHNN đã đảo chiều dòng tiền trên thị trường mở ngay lập tức, theo đó hút ròng sang bơm ròng. Nhà điều hành kể từ đầu tháng 10 đã thực hiện mua gần 63.400 tỷ đồng tín phiếu từ ngân hàng, và bơm tiền tương ứng.
Tính thanh khoản đã bớt căng thẳng hơn ở phiên gần nhất, điều này được thể hiện thông qua lãi suất trúng thầu giảm về 5,5%/năm với kỳ hạn 14 ngày và 5%/năm với kỳ hạn 28 ngày.
Trước đó, các ngân hàng thương mại có thời điểm phải chịu lãi suất lên tới 6,9%/năm để vay được tiền từ NHNN.
Theo ước tính từ các chuyên gia phân tích của Công ty chứng khoán SSI, thanh khoản sẽ được bổ sung bởi 45.000 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Thế nhưng, sự kiện liên quan đến ngân hàng SCB vừa qua có thể ảnh hưởng phần nào đến thanh khoản chung của hệ thống. Bởi vậy, tuần này, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng khó có thể hạ nhiệt.
Theo SSI, một số ngân hàng tuần trước đã tham gia cơ cấu ngân hàng yếu kém, đã được cấp bổ thêm room tín dụng bởi NHNN với tổng giá trị 80.000 tỷ đồng. Theo đó, nhu cầu vốn của các ngân hàng chịu sức ép và khiến mặt bằng lãi suất huy động tăng lên.
SSI nhận định: “Trong phần còn lại của năm nay, áp lực lên lãi suất huy động và cho vay còn khá lớn, khi chênh lệch tín dụng và huy động vốn hiện nay ở mức âm hơn 200.000 tỷ đồng”.
Theo các chuyên gia ước tính, tăng trưởng tín dụng trong năm nay đạt 14% so với cuối năm ngoái, ngang với hạn mức ngân hàng nhà nước đã đưa ra hồi đầu năm.
Tín dụng toàn ngành hiện đã tăng 10,96% so với cuối năm 2021 và sẽ có khoảng 317.000 tỷ đồng được phân bổ trong phần còn lại năm nay.