meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ngân hàng Nhà nước cho biết hơn 2,2 triệu tỷ cho vay bất động sản, rủi ro lớn đang rình rập

Thứ tư, 08/06/2022-11:06
Ngân hàng Nhà nước chỉ ra các rủi ro trong hoạt động cho vay bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán. Trong đó 94% dư nợ bất động sản là cho vay trung và dài hạn trong khi hầu hết nguồn vốn huy động của ngân hàng là ngắn hạn nên đây sẽ là một rủi ro rất lớn.

Cho vay chứng khoán và phát hành trái phiếu doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ

Theo Vietnamnet, Bộ Tài chính cho biết: Tính đến tháng 4/2022, tín dụng để đầu tư, kinh doanh chứng khoán chiếm khoảng 0,5% tổng dư nợ nền kinh tế, dư nợ chủ yếu là ngắn hạn (chiếm 98%); tập trung phần lớn vào dư nợ đầu tư trái phiếu Chính phủ. Tổng số dư nợ đầu tư TPDN của các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 4 là 320,4 nghìn tỷ đồng, chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với tổng dư nợ tín dụng. Có thể thấy, hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng đang được kiểm soát tốt.


Hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng đang được kiểm soát tốt.
Hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng đang được kiểm soát tốt.

Với mục đích kiểm soát rủi ro liên quan đến chứng khoán và TPDN, đóng góp vào việc bảo đảm an toàn hệ thống TCTD, Ngân hàng Nhà nước đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp lý với các quy định theo hướng chặt chẽ hơn để kiểm soát tốt rủi ro trong hoạt động đầu tư trái phiếu của TCTD và đảm bảo an toàn cho hệ thống. 

Như vậy, khi phát hành trái phiếu, tương tự như các doanh nghiệp thì TCTD phải tuân thủ những quy định tại Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán. Bên cạnh đó cần tuân thủ tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định. Ngoài ra, phải đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng đối với lĩnh vực chứng khoán cũng như đầu tư TPDN của các TCTD để phát hiện kịp thời những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro và nhanh chóng đưa ra các biện pháp xử lý hợp lý.

“Chỉ đạo các TCTD rà soát, đánh giá lại hoạt động cấp tín dụng, tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với các hoạt động cấp tín dụng, trong đó có hoạt động cấp tín dụng đối với các Tập đoàn kinh tế tư nhân, Tập đoàn bất động sản lớn và người có liên quan để quản lý chặt chẽ, hạn chế phát sinh các rủi ro liên quan” - Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước.

Về các khó khăn, vướng mắc, Ngân hàng Nhà nước cho biết: Phần lớn các rủi ro từ thị trường chứng khoán và TPDN đều phát sinh từ hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán hay các doanh nghiệp phát hành TPDN. Do đó, việc các ngân hàng thanh tra, giám sát những hoạt động này chỉ là biện pháp quản lý rủi ro.


Việc các ngân hàng đang thực hiện quản lý rủi ro
Việc các ngân hàng đang thực hiện quản lý rủi ro

“Do đó, cần có những biện pháp toàn diện, mang tính đồng bộ với sự phối hợp giữa các Bộ, ngành có liên quan để làm trong sạch, lành mạnh hóa, củng cố thị trường chứng khoán cũng như thị trường TPDN” - Ngân hàng Nhà nước đề xuất.

Về dự định trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước đang lên kế hoạch tiếp tục nghiên cứu chỉnh sửa các quy định về mua bán TPDN của tổ chức tín dụng; Nâng cao chuẩn mực, điều kiện quản trị của TCTD khi tham gia vào thị trường TPDN để đảm bảo an toàn trong những hoạt động của ngân hàng. Bên canh đó, hỗ trợ thị trường TPDN phát triển minh bạch, ổn định. 

Đồng thời cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư của TPDN, xây dựng các biện pháp ngăn ngừa, phát hiện kịp thời vi phạm, rủi ro phát sinh. Thường xuyên ra thông báo cảnh báo, chấn chỉnh TCTD đối với hoạt động này.

Hơn 2,2 triệu tỷ đồng đang cho vay lĩnh vực bất động sản 

Ngân hàng Nhà nước báo cáo tới cuối tháng 4/2021, tổng dư nợ trong lĩnh vực bất động sản của các tổ chức tín dụng đạt 2.288.278 tỷ đồng, so với cuối năm 2021 tăng 10,19%, chiếm tỷ trọng 20,44% trong tổng dư nợ đối với nền kinh tế, tỷ lệ nợ xấu là 1,62%.

Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, đầu tư kinh doanh bất động sản là một trong những lĩnh vực có rủi ro lớn đối với các hoạt động của ngân hàng và phải có giải pháp để kiểm soát. Theo đó, thị trường bất động sản hiện có nhiều biến động mạnh. Trên thị trường đang xuất hiện tình trạng thổi giá gây sốt ảo, đấu giá đất với giá cao bất thường,... đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cấp tín dụng, định giá tài sản đảm bảo của TCTD.

Thực tế, tình hình cấp tín dụng hay chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực BĐS vẫn đang được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát ổn định. Điều này đã hạn chế các tác động trên thị trường BĐS gây ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô, tiền tệ. Theo đơn vị này, cần xây dựng giải pháp mang tính toàn diện, đồng bộ với sự phối hợp của các bộ, ban, ngành liên quan nhằm lành mạnh hóa và phát triển thị trường bất động sản một cách an toàn, bền vững. 


Tổng dư nợ trong lĩnh vực bất động sản của các tổ chức tín dụng đạt 2.288.278 tỷ đồng
Tổng dư nợ trong lĩnh vực bất động sản của các tổ chức tín dụng đạt 2.288.278 tỷ đồng

Hiện tại có khoảng 94% dư nợ tín dụng bất động sản là cho vay trung và dài hạn trong khoảng 10 - 25 năm. Trong khi đó, nguồn huy động của ngân hàng hầu như là ngắn hạn. Vì vậy, chênh lệch kỳ hạn và lãi suất giữa nguồn vốn và cho vay trong lĩnh vực bất động sản là rủi ro lớn đối với các ngân hàng thương mại.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước định hướng: Tiếp tục chỉ đạo tổ chức tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả; Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro trong đó có đầu tư, kinh doanh bất động sản, đồng thời, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn tín dụng để mua, đầu tư nhà ở tự sử dụng, tiêu dùng, đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục rà soát và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nhằm điều chỉnh, hoàn thiện các quy định pháp lý để hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển bền vững. Nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống TCTD. Đồng thời, NHNN sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với bất động sản để đưa ra giải pháp kịp thời nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD; Đưa ra thêm những biện pháp ngăn ngừa, phát hiện rủi ro và vi phạm phát sinh kịp thời. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

34 phút trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

34 phút trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

34 phút trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

34 phút trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước