meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ngân hàng trung ương 60 lần tăng lãi suất trong 3 tháng, chấm dứt thời kỳ tiền rẻ

Thứ hai, 06/06/2022-00:06
Những ngân hàng trung ương trên thế giới hiện đang tiến hành đợt tăng lãi suất rộng nhất trong hơn 2 thập kỷ qua. Cùng với sự đảo ngược của chính sách tiền tệ nới lỏng, thời kỳ tiền rẻ kéo dài mấy năm qua đang dần khép lại.

Theo VnEconomy, trong vòng 3 tháng trở lại đây, các ngân hàng trung ương đã có tới hơn 60 lần công bố tăng lãi suất, mức tăng nhiều nhất kể từ ít nhất năm 2000.

Việc tăng lãi suất trên diện rộng này đã phản án chủ trương rút lui lại chính sách tiền tệ vô cùng lỏng lẻo mà thế giới đã theo đuổi kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008 và thậm chí còn nới lỏng thêm sau khi Covid-19 trở thành đại dịch.

Lãi suất đã giữ ở mức thấp nhất chưa từng có trong lịch sử tại hầu hết những nền kinh tế lớn trong thập kỷ qua và trong một số trường hợp thậm chí giảm dưới 0.

Cuộc đua tăng lãi suất


 
 

Sự dịch chuyển chính sách bất ngờ này diễn ra trong bối cảnh lạm phát lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ tại nhiều quốc gia, khi giá năng lượng và lương thực - thực phẩm cùng tăng vọt lên kể từ khi chiến tranh giữa Nga và Ukraine nổ ra trong tháng 2.

Bà Jennifer McKeown, trưởng bộ phận dịch vụ kinh tế học toàn cầu thuộc công ty nghiên cứu Capital Economics đã nhận định rằng: "Các ngân hàng trung ương trên thế giới đã khởi động chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ có sự phối hợp cao nhất trong nhiều thập kỷ".

Trong số 55 lần tăng lãi suất được công bố trong 3 tháng qua, có những đợt nâng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương Anh (BOE). Cả hai ngân hàng trung ương này đều đã chấm dứt quãng thời gian hàng thập kỷ của chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo và những phản ứng với sự leo thang của giá cả bằng cách tăng thêm lãi suất trong những cuộc họp nối tiếp nhau.

Nhà kinh tế học Christian Keller của Barclays nói rằng: "Chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ thực sự là một hiện tượng toàn cầu". Trong số 20 ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, có tới 16 ngân hàng trung ương có thể tăng lãi suất trong vòng 6 tháng tới. Tiến độ thắt chặt đã được dự báo sẽ diễn ra nhanh nhất ở Anh và Mỹ.

Vào đầu tháng 5, Fed đã nâng lãi suất 0,5 điểm phần trăm lên 0,75 - 1% đã đánh dấu đợt tăng lãi suất mạnh nhất của ngân hàng trung ương Mỹ kể từ năm 2000.


 
 

Trong cuộc họp liền trước đó vào tháng 3, Fed áp dụng mức tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm. BOE đã có 4 lần tăng lãi suất trong 4 cuộc họp tính tới tháng 5, đã đưa lãi suất cơ bản của đồng Bảng lên mức 1%.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đang tính tới việc nâng lãi suất vào tháng 7, lần đầu tiên kể từ năm 2011, và tiến tới chấm dứt cuộc thử nghiệm lãi suất âm kéo dài tới 8 năm vào tháng 9 năm nay.

Nhiều ngân hàng trung ương của Canada, Australia, Ba Lan và Ấn Độ cũng đã đều dự kiến nâng thêm lãi suất trong những tuần tới đây.

Bất chấp những sự thắt chặt này, lãi suất trên toàn cầu vẫn thấp so với chuẩn lịch sử, và giới kinh tế học đã cảnh báo rằng những đợt tăng gần đây mới chỉ là sự khởi đầu của chu kỳ thắt chặt trên toàn cầu.

Ông McKeown đã nói rằng trong số 20 ngân hàng trung ương lớn trên thế giới, có tới 16 ngân hàng trung ương có thể sẽ tăng lãi suất trong vòng 6 tháng tới.

Tiến độ thắt chặt được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra nhanh nhất tại Mỹ và Anh. Thị trường tài chính dự báo tới cuối năm nay hoặc đầu năm sau, lãi suất cơ bản tại Eurozone, Canada, Australia và New Zealand sẽ tăng thêm tới ít nhất 1 điểm phần trăm.


 
 

Ông Christian Keller chia sẻ rằng xu hướng tăng lãi suất trên diện rộng hiện đặt ra khả năng các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ cân nhắc những động thái lớn hơn: "Việc công bố những động thái chính sách mạnh hơn hoặc sớm hơn dự báo sẽ trở nên dễ hơn nhiều nếu như có một ngân hàng trung ương khác cũng làm như vậy".

Một số ngoại lệ

Những nền kinh tế mới nổi tại khu vực Mỹ Latin đã bắt đầu khởi động chu kỳ thắt chặt vào năm ngoái mặc dù phải hứng chịu thiệt hại lớn do Covid gây ra.

Brazil cho biết đã tăng thêm lãi suất 10 lần chỉ trong vòng 1 năm, đưa lãi suất cơ bản lên mức 12,75%, từ mức chỉ 2% vào tháng 3 năm ngoái, Mexico, Peru, Colombia và Chile cũng đã đề tăng thêm lãi suất.

Nhà kinh tế học Silvia Dall' Angelo thuộc công ty quản lý đầu tư Federated Hermes đã nói rằng ngân hàng trung ương ở những nền kinh tế mới nổi "đã tỏ ra chủ động hơn trước những sự leo thang của lạm phát".

Tại châu Phi, những nước gồm Ghana, Ai Cập và Nam Phi đều đã nâng lãi suất. Lạm phát ở khu vực Đông Á đã thấp hơn ở một số nơi khác nhưng Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc mới đây cũng đã nâng lãi suất cơ bản lần thứ hai trong vòng 2 tháng.


 
 

Vào đầu tháng này, Ngân hàng Trung ương Malaysia (BNM) đã khiến thị trường bất ngờ khi tuyên bố tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm.

Vẫn có một số nền kinh tế hiện đang đi ngược lại xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ, đó là Trung Quốc, đất nước hiện đang đối mặt với tổn thất kinh tế gia tăng từ chính sách chống dịch vô cùng hà khắc mang tên Zero Covid và cuộc khủng hoảng của thị trường bất động sản.

Gần đây, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã hạ lãi suất chính sách của các khoản vay kỳ hạn 1 năm về 3,7% từ mức 3,8% trước đó, tương đương với mức giảm 0,1 điểm phần trăm. Nhiều ngân hàng thương mại ở nước này hiện cũng đã giảm lãi suất của nhiều khoản vay mua nhà.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) hiện vẫn đang duy trì cam kết giữ lãi suất ở mức 0, đồng thời sẽ mở rộng bảng cân đối kế toán nếu cần thiết. Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) sau khi mạnh tay nâng lãi suất trong năm ngoái và sau khi nước này mở "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine, mới đây đã có tới 3 lần hạ lãi suất liên tiếp để ngăn đà tăng giá mạnh của đồng Rúp.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

12 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

12 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

12 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

12 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước