meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sự sụp đổ của tượng đài siêu thị Mỹ

Thứ tư, 01/06/2022-16:06
Được biết, Kmart đã từng sở hữu tới hơn 2000 cửa hàng trên toàn nước Mỹ nhưng hiện giờ chỉ còn lại 3 địa điểm mang tính biểu tượng.

Theo Nhịp sống kinh tế, đèn chiếu sáng rực nhưng cửa hàng Kmart lại vắng tanh, ít nhất là không có khách hàng. Mặc dù vẫn mở cửa thêm vài giờ nữa nhưng những kệ hàng lại trống trơn không thể có đủ khả năng xoay chuyển tình thế cho chuỗi siêu thị to lớn này.

Sự tiếc nuối

Quan sát qua lớp kính của những cánh cửa bị khoá, Ranie - một khách hàng thân thiết đã tỏ rõ sự nuối tiếc, cô chia sẻ: "Tôi vô cùng thất vọng, tôi lớn lên với Kmart nên giờ đây tôi thấy vô cùng buồn, nơi này đã bán quần áo từ rất lâu rồi". Như để chứng minh điều đó, Ranie đã diện trang phục Kmart từ đầu tới chân khi từ giày, áo khoác cho tới quần jeans của cô đều tới từ Kmart.


 
 

Được biết, đối với một người Úc khi nghe mọi người than thở về sự sụp đổ của Kmart dường như là một chuyện quá đỗi bình thường. Từ Perth cho tới Parramatta, khách hàng không đủ để có thể mua mọi thứ họ muốn từ những bách hoá này. Nhưng hiện không có ai có thể cứu vãn tình thế của Kmart, một công ty đã đưa "siêu cường" thương hiệu của mình tới Úc vào năm 1968.

Vào thời kỳ đỉnh cao đầu những năm 1990, Kmart đã sở hữu tới hơn 2000 cửa hàng từ bờ biển này sang bờ biển khác ở Mỹ. Việc đóng cửa Kmart tại Avenel, New Jersey cách New York khoảng 30km về phía nam, đã khiến chuỗi này chỉ còn ba chi nhánh trên toàn quốc.

Sự sụp đổ

Được biết, chủ sở hữu hiện tại của Kmart Mỹ, tập đoàn TransformCo đã tuyên bố trọng tâm của nhà bán lẻ. Giờ đây họ sẽ chú trọng việc phục hồi hoạt động kinh doanh bằng việc thúc đẩy doanh số bán hàng có lãi, xác định thêm cơ hội để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả và giảm thêm chi phí cũng như đa dạng hoá mặt hàng.


 
 

Mặc dù vậy, tuyên bố này đã không thành hiện thực, công ty chị em của Kmart là Sears cũng đã từng được đánh giá cao trong lĩnh vực bán lẻ của Mỹ, đã đóng cửa tới hơn 3500 cửa hàng, khiến sụt giảm tới hàng trăm nghìn việc làm trong 15 năm qua.

Giám đốc nghiên cứu bán lẻ tại Trường Kinh doanh Đại học Columbia của New York, Mark Cohen nói: "Đây là một bi kịch. Tôi dự đoán đến tới cuối năm sẽ không còn cửa hàng Kmart nào, mặc dù vậy, tôi không thể lý giải nổi được sự sụp đổ này do đâu. Họ bán những thứ đang có nhu cầu rất lớn và cũng được bán tại Walmart hoặc Target. Điều này đáng lẽ đã không nên xảy ra".


 
 

Giáo sư Cohen chia sẻ: "Trở lại được thời kỳ hoàng kim vào 20 năm trước, được biết Kmart là công ty hàng đầu tại Mỹ trong lĩnh vực bán lẻ". Nhưng chuỗi siêu thị này đã trở nên tự mãn, họ đã ngừng đổi mới, các cửa hàng đã đi chệch hướng và trở nên bẩn thỉu và luộm thuộm.

"Trong khi ban lãnh đạo đã phân tích về tầm quan trọng và sự tuyệt vời của Kmart, những công ty mới nổi như Walmart và sau đó là Target đã vượt qua Kmart". Kmart đã phải "vật lộn" để có thể cạnh tranh về vấn đề giá cả với Walmart và phong cách giá rẻ của Target.


 
 

Những chiến lược tiếp theo từ những năm 1990 trở đi là một loạt các sai lầm tài chính, từ mở rộng hệ thống ra nước ngoài tới việc đổi mới cửa hàng nhưng không được yêu thích. Năm 2002, cửa hàng đầu tiên bị phá sản. Vào năm 2004, Kmart đã mua được chuỗi Sears hiện đang gặp nhiều khó khăn với giá 11 tỷ USD. Nhưng hiện quyết định này chỉ kéo cả hai thương hiệu vào vũng lầy.

Kể từ năm 2011 trở đi, Kmart đã trở thành một câu chuyện về việc đóng cửa cửa hàng, phá sản và mua lại. Nếu vẫn muốn tồn tại, hãng chỉ có thể bán online. Nhưng với sức mạnh của những dịch vụ trực tuyến tới từ Amazon và Walmart, cơ hội của Kmart vô cùng mong manh.

Giáo sư Cohen cho biết nhiều doanh nghiệp lớn thường thất bại vì họ "ngu ngốc, tự mãn hoặc bất cẩn, các nhà bán lẻ thành công không chỉ chú ý tới những những gì họ đang làm mà còn những gì đang diễn ra xung quanh họ, sự cạnh tranh và những đối thủ khác trên toàn cầu, họ đã hành động dựa trên những gì mà mình quan sát được và tái đầu tư. Nhưng thành công đòi hỏi năng lực và sáng tạo và còn đòi hỏi trí thông minh thì Kmart không có".


 
 

Nhiều cửa hàng Kmart tại Mỹ và Úc có nhiều điểm chung, họ đều hướng mục tiêu tới nhiều khách hàng tương tự. Ngay cả logo tại Úc cũng giống với logo đã được sử dụng tại Mỹ cách đây vài năm. Có lẽ sự khác biệt nhất chính là số tiền, vào năm 2021, Kmart tại Úc đã giao tới 693 triệu USD lợi nhuận cho công ty mẹ Wesfarmers, công ty này đang sở hữu Target Australia và Bunnings.

Giáo sư Cohen chia sẻ rằng việc "tái sinh" Kmart ở Úc có thể đã giúp Kmart Mỹ tìm ra được con đường thoát khỏi tình trạng ảm đạm. Ông nhận định rằng: "Không tốn kém, sành điệu, táo bạo và phù hợp với các doanh nghiệp có nhãn hiệu tư nhân, mang lại sự độc quyền và khác biệt. Có vẻ như Kmart Úc đã hành xử rất giống với chiến lược của Target Mỹ". Ở Mỹ, Target đã đạt lợi nhuận 6,9 tỷ USD vào năm 2021 và hiện có 1900 cửa hàng, gần bằng Kmart trong thời kỳ đỉnh cao.


 
 

Tại Westwood, nơi cách New York 40km về phía tây bắc là một trong ba cửa hàng Kmart hiện còn sót lại. Bên trong, một khách hàng tên Vince từ từ đẩy chiếc xe đẩy của mình quanh những lối đi. Ông chia sẻ rằng: "Thật kinh khủng, không có ai ở đây, duy chỉ vỏn vẹn ba tới bốn khách hàng. Tôi đã từng dành cả cuộc đời của mình tại Kmart, tôi mua rất nhiều sản phẩm của cửa hàng trong những năm qua".

Một lối đi đầy ắp những đĩa DVD bám đầy bụi với giá chỉ 5 USD/một đĩa. Việc vẫn còn ở trên kệ cho thấy những sản phẩm này cũng không còn hấp dẫn người mua. Ông Vince chậm rãi đi trên những lối đi trong vòng nửa tiếng, tiếng động duy nhất vang lên là tiếng bước chân ông, chiếc xe ông đang đẩy với logo Kmart màu đỏ in trên tay vẫn còn trống trơn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

22 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

22 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

22 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

22 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước