Dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang cận kề suy thoái
BÀI LIÊN QUAN
Tăng trưởng của Mỹ sắp “vượt mặt” Trung Quốc bất chấp lạm phát kỷ lụcChứng khoán Mỹ tiến sát thị trường "gấu", Bitcoin hồi mốc 30.000 USD, USD rớt thảmThị trường chứng khoán Mỹ hiện nay còn suy thoái hơn bong bóng năm 2000, sẽ lao dốc 40% từ đỉnhTheo Doanh nghiệp niêm yết, nền kinh tế Mỹ hiện nay đang vô cùng khó hiểu. Hầu như bất kỳ ai muốn có việc làm cũng có thể kiếm được. Nền kinh tế nóng tới mức lạm phát lập đỉnh tới hơn 40 năm, thị trường nhà đất lên cơn sốt, người tiêu dùng chi tiền như không còn có ngày mai.
Cùng với tình hình này, nhiều cuộc bàn tán về "suy thoái" đang nổi lên khắp mọi nơi như thế Mỹ đang quay ngược lại về năm 2007, nhiều nguyên nhân đang được tìm ra.
Theo tờ CNN, thực tế thì Mỹ có lẽ vẫn chưa rơi vào tình trạng suy thoái nhưng hiện đang có nhiều dấu hiệu chứng tỏ nguy cơ này đang tới rất cận kề.
Fed tăng cao lãi suất
Hiện nay, vấn nạn lạm phát đang neo đỉnh lịch sử và công cụ để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khống chế được giá cả và kéo lãi suất lên cao hơn. Điều này thường khiến chi phí vay trở nên đắt đỏ hơn và điều này khiến nền kinh tế sẽ chững lại theo một cách có chủ đích.
Rắc rối tiếp theo đó là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quá chậm trễ trong việc tăng lãi suất, lạm phát là nỗi lo thường trực trong suốt năm 2021, nhưng Fed mới chỉ bắt đầu nâng cao lãi suất lên vào hồi đầu tháng 3/2022.
Do vậy, Fed hiện đang phải cố bắt kịp tình hình và cần nhiều hành động quyết liệt hơn nữa so với trường hợp cơ quan này tăng lãi suất lên cao hơn vào năm ngoái.
Vào đầu tháng 5, vì một lý do nào đó, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã tăng lãi suất thêm 0,5 điểm %, mức cao nhất trong vòng 22 năm trở lại đây.
Chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) - Jerome Powell nói rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tăng lãi suất 0,5 điểm % tại những cuộc họp tiếp theo cho tới khi hài lòng rằng nạn lạm phát đang dần được kiểm soát, sau đó động thái tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,25 điểm % trong một thời gian nữa.
Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã tin tưởng rằng họ có thể nâng lãi suất lên cao mà không đẩy nền kinh tế vào một cuộc suy thoái sâu. Mặc dù vậy, kinh nghiệm quá khứ cho thấy không phải lúc nào Fed cũng có thể đưa nền kinh tế "hạ cánh mềm", nhiều ngân hàng tại Phố Wall tin tằng Fed sẽ gây ra thêm một cuộc suy thoái trong tương lai.
Thị trường chứng khoán bán tống bán tháo
Có thể thấy, tâm lý chủ đạo bao trùm toàn Phố Wall hiện nay đó là sợ hãi, lo lắng. Chỉ số Business' Fear & Greed Index của CNN cho thấy nhà đầu tư đang vô cùng sợ hãi.
Sau khi lập đỉnh lịch sử vào hồi đầu tháng 1, thị trường chứng khoán Mỹ đã mất gần 20% giá trị và đang đi xuống gần sát thị trường gấu. Còn Nasdaq thì đã rơi vào thị trường gấu, hơn 7.000 tỷ USD đã bị xoá sổ dân khỏi thị trường trong năm nay.
Sự lo lắng khi lãi suất tăng cao hơn sẽ ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp, nhà đầu tư đổ xô đi tìm lối thoát riêng.
Đây là tin xấu cho không ít nhà đầu tư, những người dựa vào chứng khoán để kiếm thu nhập, bao gồm các day trader tin tưởng vào đà tăng gần như theo đường thẳng của thị trường trong phần lớn thập kỷ qua. Thị trường lao dốc cũng không phải tin tốt đối với người tiêu dùng.
Số ít người Mỹ thường xuyên giao dịch trên thị trường, nhưng khi chứng khoán lao dốc thì mọi người thường có xu hướng hạn chế chi tiêu hơn.
Chỉ số tâm lý người tiêu dùng được ghi nhận trong tháng 5 rơi xuống mức thấp nhất trong 11 năm trở lại đây. Đây có thể là điềm gở cho nền kinh tế số một thế giới, vì chi tiêu của người tiêu dùng chiếm tới hơn 2/3 GDP Mỹ.
Tình hình của thị trường trái phiếu
Nhiều nhà đầu tư không quá mặn mà với cổ phiếu sẽ là lúc họ thường chuyển sang trái phiếu. Nhưng lần này không giống những lần trước, trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng đang bị bán tháo.
Khi giá trái phiếu giảm, lợi suất tăng – và lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm trong tháng này đã vượt 3%, lần đầu tiên kể từ năm 2018.
Lợi suất thường đi lên cùng với lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Chi phí đi vay tăng lên đã khiến giá trị của trái phiếu giảm khi đáo hạn, từ đó lợi suất tăng giúp bù đắp tổn thất và khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn với nhà đầu tư.
Trái phiếu cũng bị bán tháo khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giảm bớt lượng trái phiếu Kho bạc khổng lồ mà cơ quan này mua vào kể từ đại dịch để hỗ trợ nền kinh tế.
Trong khi trái phiếu bị bán tháo và nhà đầu tư ngày càng lo sợ về triển vọng kinh tế, chênh lệch giữa lợi suất ngắn hạn và dài hạn bị thu hẹp.
Vào hồi đầu tháng 3, lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn hai năm có lúc đã vượt lên trên kỳ hạn 10 năm, lần đầu tiên kể từ tháng 9/2019.
Sự đảo ngược đường cong lợi suất như vậy luôn đi trước mọi cuộc suy thoái kể từ năm 1995, chỉ trừ duy nhất một lần “báo động giả”, theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh San Francisco.
Sự hỗn loạn xảy ra trên khắp toàn cầu
Mọi sự kiện trên đều có mối liên kết với nhau. Chiến sự tại Nga và Ukraine đã tiếp tục cắt đứt chuỗi cung ứng và khiến giá năng lượng tăng vọt.
Được biết, Trung Quốc đã tiếp tục phong tỏa một số thành phố lớn bởi số ca nhiễm Covid-19 vẫn còn cao. Tình trạng thiếu hụt lao động khiến lương nhảy vọt và cản trở dòng chảy bình thường của hàng hóa trên thế giới.
Nga tiếp tục đe dọa ngừng cung cấp năng lượng cho nhiều nước châu Âu, hành động này có nguy cơ đẩy nhiều nền kinh tế tại lục địa già này đi vào suy thoái. Kinh tế Trung Quốc giảm tốc đáng kể khi nhân công phải ở nhà để tuân thủ chiến lược dập dịch Zero Covid.
Những gì xảy ra trên thế giới có thể sẽ sớm lan sang cả nước Mỹ, làm tổn thương nền kinh tế số một thế giới vào thời điểm không thể tồi tệ hơn.