Tăng trưởng của Mỹ sắp “vượt mặt” Trung Quốc bất chấp lạm phát kỷ lục
Theo NLĐ, ngày 20-5, Bloomberg nhận định thực hiện chính sách “zero Covid” để ngăn chặn Covid-19 nghiêm ngặt của Trung Quốc đồng nghĩa với việc tăng trưởng kinh tế của nước này sẽ bị Mỹ vượt qua lần đầu tiên kể từ năm 1976.
“Một phân tích độc lập mới dự đoán rằng, lần đầu tiên kể từ năm 1976, nền kinh tế Mỹ đã sẵn sàng tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm cao hơn nền kinh tế Trung Quốc vào năm 2022,” Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre đã đăng trên Twitter.
Theo một báo cáo của Bloomberg hôm 18-5 chỉ ra rằng, trong năm nay nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ chỉ tăng trưởng 2% (được cho là thấp hơn mục tiêu 5,5% đề ra). Trong khi đó, so sánh với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ được dự báo sẽ tăng 2,8% trong năm nay.
Bloomberg cho rằng nếu Trung Quốc vẫn giữ vững lập trường duy trì "zero Covid-19 thì ngay cả trong một kịch bản khả quan nhất thì khả năng tăng trưởng 5% chứ chưa nói đến mục tiêu 5,5% của chính phủ Trung Quốc dường như nằm ngoài khả năng thực hiện.
Mỹ dù phải đối phó với lạm phát cao song tăng trưởng được thúc đẩy bởi tuyển dụng và tiêu dùng mạnh mẽ. Còn ngược lại, Bắc Kinh đang áp dụng các biện pháp kích thích tài chính, tiền tệ… nhưng lại bị hạn chế bởi chiến lược " Zero Covid-19".
Hồi đầu năm nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã xác nhận rằng nền kinh tế của Mỹ đang có sự tăng trưởng nhanh hơn Trung Quốc lần đầu tiên sau 20 năm.
Mặc dù vậy, theo Bloomberg dự báo tỉ lệ tăng trưởng GDP năm 2022 của Trung Quốc vẫn trên mức 4%.
Theo dữ liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho thấy kể từ năm 1976, năm nay sẽ là lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng cả năm của Trung Quốc tụt lại so với Mỹ.
Trước đại dịch, tăng trưởng của Trung Quốc đã chậm lại vào năm 2019 xuống mức thấp nhất trong ba thập kỷ do Tổng thống Donald Trump khi đó áp thuế đối với một loạt mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Trump, đang tìm cách tạo ra một thỏa thuận thương mại lớn, đã cáo buộc chính phủ Trung Quốc thúc đẩy các ngành công nghiệp gây bất lợi cho các đối thủ cạnh tranh của Hoa Kỳ một cách không thích hợp. Chính quyền Biden hiện đang xem xét hủy bỏ một số thuế quan của Trump đối với hàng hóa Trung Quốc để giảm giá tiêu dùng.
Để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc nhiều lần đưa ra cam kết, cụ thể Phó Thủ tướng Lưu Hạc ám chỉ rằng Bắc Kinh có thể sẵn sàng từ bỏ việc kìm hãm các công ty công nghệ hồi đầu tuần này.
Các nhà kinh tế Xiangrong Yu và Xiaowen Jin của Citigroup Inc. bình luận rằng Trung Quốc vẫn có các lựa chọn chính sách dứt khoát các biện pháp kích thích mạnh hơn để đưa tăng trưởng trở lại đúng hướng bằng việc triển khai kịp thời.