meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lạm phát gia tăng ảnh hưởng nặng nề tới thị trường việc làm tại Mỹ

Thứ bảy, 14/05/2022-12:05
Số lượng cơ hội làm việc tại Mỹ đã đạt con số 11,5 triệu trong bối cảnh nhiều nhà tuyển dụng hiện đang phải vật lộn để lấp đầy những vị trí còn trống

Theo Nhịp sống kinh tế, số công nhân Mỹ bỏ việc trong tháng 3 đã đạt mức kỷ lục 4,5 triệu người - dấu hiệu cho thấy sự tự tin rằng người lao động tại quốc gia này có thể tìm được mức lương cao hơn hoặc điều kiện làm việc được cải thiện nhiều hơn.

Trong khi đó cơ hội việc làm đang đạt mức cao mới là 11,5 triệu việc làm. Những con số trên cho thấy những nhà tuyển dụng hiện đang phải đấu tranh để có thể lấp đầy những vị trí bỏ trống trong bối cảnh lạm phát gia tăng.

Dữ liệu chính phủ vừa công bố hôm 3/5 vừa qua đã xác nhận xu hướng mới hiện đang diễn ra khi Mỹ đang phục hồi sau cuộc khủng hoảng Covid-19 và người lao động có thể tận dụng từ các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, dữ liệu được công bố trên còn cho thấy rằng thị trường lao động thắt chặt đã khuyến khích hàng triệu người Mỹ tìm kiếm công việc được trả lương cao hơn đồng thời góp phần vào sự gia tăng lạm phát lớn nhất trong hơn 4 thập kỷ vừa qua.

Lạm phát gia tăng ảnh hưởng nặng nề tới thị trường việc làm tại Mỹ - ảnh 1

Số lượng việc cần người làm và số người tự nguyện xin thôi việc hiện vẫn đang ở mức cao, trong khi đó, nhiều doanh nghiệp đã tăng lương và đưa ra nhiều chế độ đãi ngộ tốt để có thể thu hút được những người lao động đã rời bỏ công việc cũ, làm tăng tỷ lệ nghỉ việc.

Theo số liệu của cả cơ hội việc làm và lượt nghỉ việc đều cao nhất kể từ mức kỷ lục ghi lại vào tháng 12/2000. Daniel Zhao - chuyên gia kinh tế tại website việc làm trực tuyến Glassdoor cho biết rằng: "Mặc dù cơ hội việc làm dường như vẫn đang ổn định trong vài tháng qua nhưng mức cao kỷ lục cho thấy nhu cầu đối với người lao động hiện rõ ràng vẫn đang sốt nóng.

Lạm phát gia tăng ảnh hưởng nặng nề tới thị trường việc làm tại Mỹ - ảnh 2

Những lo ngại về tình hình sức khoẻ cộng đồng và trách nhiệm chăm sóc trẻ nhỏ đã khiến một số người Mỹ không muốn quay trở lại làm việc sau đại dịch, điều này đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cao hơn cho những người Mỹ đang tích cực tìm kiếm việc làm.

Trong tháng 3, có tới 1,9 việc làm có sẵn trên mỗi công nhân thất nghiệp tại Mỹ, cao hơn nhiều so với tỷ lệ trước đại dịch là 1,2 vào tháng 2/2020. Giới phân tích đã đưa ra nhận định rằng thị trường việc làm tại Mỹ đang trên đà phát triển nóng, các nhà tuyển dụng đã bổ sung thêm trung bình hơn 540.000 việc làm mỗi tháng trong năm 2021.

Lạm phát gia tăng ảnh hưởng nặng nề tới thị trường việc làm tại Mỹ - ảnh 3

Theo một cuộc khảo sát của công ty dữ liệu FactSet, Bộ Lao động Mỹ dự kiến rằng nền kinh tế sẽ tạo ra thêm 400.000 việc làm mới trong tháng 4, đánh dấu tháng thứ 12 liên tiếp chưa từng có mà việc tuyển dụng đạt con số ấn tượng ít nhất 400.000 việc làm.

Nền kinh tế Mỹ và thị trường việc làm bùng nổ trợ lại sau cuộc suy thoái do đại dịch Covid-19 vào năm 2020, đã được thúc đẩy bởi chi tiêu lớn của chính phủ và việc Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Fed) điều chỉnh lãi suất.

Trước sự phục hồi nhanh chóng của nhu cầu tiêu dùng, nhiều công ty đang thúc đẩy việc thuê thêm nhân công và tăng cường nhập kho hàng hoá, dẫn tới việc bến cảng và những bãi vận chuyển hàng hoá bị quá tải, kéo theo sự chậm trễ trong hoạt động vận chuyển và giá cả hàng hoá cao hơn.

Vào thời điểm tháng 3/2022, giá tiêu dùng đã tăng tới hơn 8,5% so với một năm trước đó - mức lạm phát tăng cao nhất kể từ năm 1981.

Lạm phát gia tăng ảnh hưởng nặng nề tới thị trường việc làm tại Mỹ - ảnh 4

Nhiều nhà bán lẻ đã thúc đẩy gia tăng cơ hội việc làm với khoảng 155.000 vị trí mới trong tháng 3. Nhiều nhà kinh tế cho biết, người lao động trong nghành nghề lương thấp là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ thị trường lao động thắt chặt. Họ cũng đã có nhiều cơ hội nhảy việc nhất.

Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã vận động để có thể nới rộng nhập cư nhằm chống lại tình trạng thiếu lao động sau khi các hạn chế đi lại đã làm suy giảm đáng kể lao động có tay nghề cao và lao động phổ thông. Nhiều quan chức nhập cư liên bang hôm 3/5 đã ra thông báo tự động gia hạn 1,5 năm cho những giấy phép lao động hết hạn cho người lao động nhập cư.

Nhà kinh tế học Nick Bunker cho biết rằng: "Bất chấp những lo ngại về một cuộc suy thoái sắp xảy ra, nhiều nhà tuyển dụng vẫn đang tìm cách tuyển nhân viên với mức lương gần như là cao kỷ lục và đang tuyệt vọng giữ chân những người lao động mà họ đang nắm giữ.

Thị trường lao động hiện nay vẫn đang là thị trường của người tìm việc, một điều mạnh mẽ nào đó sẽ xảy tới trong tương lại để thay đổi được hiện thực này".

Lạm phát gia tăng ảnh hưởng nặng nề tới thị trường việc làm tại Mỹ - ảnh 5

Được biết, thị trường lao động thắt chặt cùng với giá xăng dầu và lương thực tăng cao đã góp phần đẩy lạm phát Mỹ lên cao nhất trong hơn 4 thập kỷ. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ trong nỗ lực kiềm chế đà tăng cao của lạm phát.

Sau khi đưa ra nhiều đợt nâng lãi suất đầu tiên trong tháng 3 vừa qua tính từ năm 2018, Fed dự kiến sẽ đưa ra mức tăng nửa điểm phần trăm trong cuộc họp vào đầu tuần này.

Fed hiện đang áp dụng chính sách tăng lãi suất ngắn hạn để chống lạm phát, trong bối cảnh nhiều gói kích thích nhằm đối phó với các tác động của đại dịch Covid-19 từ chính phủ liên bang không còn nữa.

Lạm phát gia tăng ảnh hưởng nặng nề tới thị trường việc làm tại Mỹ - ảnh 6

Vào ngày 6/5, Bộ Lao động Mỹ dự kiến sẽ công bố báo cáo bảng lương hàng tháng, theo khảo sát của RT, nhiều nhà kinh tế dự đoán dữ liệu sẽ cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ là 3.5%, trở lại mức trước khi đại dịch bùng phát năm 2020.

Được biết, ngày càng có nhiều người nghỉ hưu quay trở lại làm việc trong bối cảnh lạm phát tại Mỹ đạt mức cao. Theo Yahoo Money, chỉ trong tháng 3 đã có 3% người về hưu đã quyết định sẽ trở lại làm việc, đây là tỷ lệ phần trăm cao nhất trong thời kỳ đại dịch.

Những nỗi lo về tài chính đặc biệt trong bối cảnh lạm phát và thị trường chứng khoán đầy biến động đã khiến nhiều người không an tâm đối với khoản tiết kiệm ít ỏi mà họ đang có.

Theo: Nhịp sống kinh tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

23 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

23 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

23 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

23 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước