Nga trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất của Trung Quốc trong 3 tháng liên tiếp
BÀI LIÊN QUAN
Trung Quốc xóa 12.000 tài khoản mạng xã hội liên quan đến tiền điện tửTrung Quốc gặp khó giữa việc chọn điện hay lương thựcNhững vấn đề đáng lo ngại của nền kinh tế Trung Quốc phía sau số liệu lạm phát đạt mức đỉnh 2 nămTheo dữ liệu đến từ Tổng Cục hải quan Trung Quốc, trong tháng 7 Nga tiếp tục là nhà cung cấp dầu mỏ số 1 của nước này. Đây là tháng thứ ba liên tiếp Nga nắm giữ vị trí này.
Các nhà máy lọc dầu tư nhân tại Trung Quốc đang tích cực đẩy mạnh việc mua dầu thô giá rẻ của Nga, đồng thời giảm nhập khẩu từ các nhà cung cấp đối thủ như hai quốc gia Brazil và Angola.
Nhập khẩu dầu thô Nga của Trung Quốc trong đó có dầu bơm qua đường ống dẫn dầu Đông Siberia - Thái Bình Dương (ESPO) và dầu vận chuyển qua đường biển từ các cảng biển ở châu ÂU và vùng Viễn Đông của Nga. Lượng dầu thô đã đạt đến con số 7,15 triệu tấn trong tháng 7, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Lượng dầu thô này tương đương với 1,68 triệu thùng dầu/ngày. Dù đã giảm nhẹ so với mức kỷ lục là 2 triệu thùng trong tháng 5, Trung Quốc vẫn là khách hàng có lượng nhập khẩu dầu lớn nhất của Nga trong 3 tháng gần đây.
Sau Nga, Saudi Arabia là nhà cung cấp dầu lớn thứ 2 của Trung Quốc với 6,56 triệu tấn, tương đương với 1,54 triệu thùng/ngày. Theo đó, lượng dầu Trung Quốc nhập khẩu từ Saudi Arabia đã hồi phục đáng kể sau khi giảm xuống mức thấp nhất hơn 3 năm trong tháng 6, dù cho con số này vẫn thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2021.
Tuy nhiên, nếu tính từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã nhập khẩu tổng cộng 48,45 triệu tấn dầu Nga (tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2021), tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với con số 49,84 triệu tấn của Saudi Arabia (giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái).
Bên cạnh việc tăng mạnh nhập khẩu dầu từ Nga, Trung Quốc đã giảm mua dầu của Brazil và Angola với mức giảm trong tháng 7 lần lượt là 58% và 27% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo dữ liệu từ hải quan Trung Quốc, nước này không nhập khẩu dầu từ Iran hay Venezuela trong tháng trước. Các hãng dầu quốc doanh của Trung Quốc đã ngừng việc mua dầu từ hai quốc gia này từ cuối năm 2019 do lo ngại các vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy việc nhập khẩu dầu từ Malaysia của Trung Quốc, được cho là nơi trung chuyển dầu từ Iran và Venezuela trong 2 năm qua, đã tăng thêm 183% lên 3,34 triệu tấn, tăng từ mức 2,65 triệu tấn nhập khẩu trong tháng 7.
Trong tháng 7, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đã giảm 9,5% so với cùng kỳ năm 2021 với lượng dầu nhập khẩu ngày ở mức gần thấp nhất trong 4 năm khi các nhà máy lọc dầu trong nước giảm hàng tồn kho và nhu cầu phục vụ nội địa chậm hơn so với dự báo.
Về phía Nga, lượng dầu thô xuất khẩu đã tăng lên cùng với giá khí đốt tăng cao sẽ giúp Nga “bội thu” từ việc xuất khẩu năng lượng trong năm nay, bất chấp mọi lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga.
Theo một tài liệu của Bộ kinh tế Nga được thu thập bởi hãng tin, dự kiến xuất khẩu năng lượng của Nga trong năm nay sẽ thu về 337,5 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái.