Nền kinh tế Mỹ sắp phải chịu thêm áp lực từ những đợt tăng lãi suất sắp tới của Fed
BÀI LIÊN QUAN
Giá dầu thế giới bất ngờ bật tăng trở lại sau những bình luận của Fed“Chật vật” chống lạm phát, Fed sắp được cứu cánh bởi đại gia bán lẻFed: Chống lại lạm phát bằng chính sách lãi suấtTheo Doanh nghiệp & Kinh doanh, hiện nay, Fed đang phải đương đầu với nhiệm vụ khó khăn, phần vì áp lực giá cả không chỉ đến từ nhu cầu mà còn đến từ việc gián đoạn nguồn cung do đại dịch Covid-19 và chiến sự xảy ra ở Nga - Ukraine. Chính sách lãi suất của Fed đang rất hiệu quả trong việc điều chỉnh nhau cầu nhưng lại gặp phải nhiều bất lợi đến từ phía nguồn cung. Chủ tịch Fed cho rằng, thất bại trong việc lập lại ổn định giá cả sẽ là “sai lầm còn lớn hơn” đẩy nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
Thà suy thoái kinh tế còn hơn lạm phát cao
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có lẽ sẽ giáng thêm đòn mới vào nền kinh tế Mỹ trong cuộc chiến không chế lạm phát. Sau những đợt tăng lãi suất liên tiếp của Fed, tăng trưởng kinh tế Mỹ đã chậm lại. Thị trường nhà đất hạ nhiệt, hàng loạt công ty công nghệ hạn chế tuyển dụng và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ngày một gia tăng.
Tuy nhiên, với lạm phát đang dai dẳng ở mức cao nhất trong 4 thập kỷ qua, ngày càng nhiều nhà phân tích đưa ra dự đoán rằng Mỹ sẽ sớm phải trải qua một cuộc suy thoái kinh tế thì áp lực lạm phát mới suy giảm. Theo kết quả khảo sát các nhà kinh tế của Bloomberg trong tháng này đã nâng xác suất suy thoái trong tháng 12 lên tới 47,5%, cao hơn rõ rệt so với mức 30% hồi tháng 6.
Sau khi Fed nâng lãi suất của tháng 6 lên 0,75 điểm phần trăm, chủ tịch của Fed Jerome Powell và các đồng nghiệp được cho là sẽ phê chuẩn một đợt tăng tương tự trong tuần này đồng thời báo hiệu về việc lãi suất sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Ông Powell cho rằng, thất bại trong việc lập lại ổn định giá cả sẽ là “sai lầm còn lớn hơn” đẩy nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
Tuy nhiên, giới chức Fed vẫn tiếp tục sẽ khẳng định rằng ngân hàng trung ương Mỹ vẫn đang cố gắng đưa nền kinh tế số một thế giới này hạ cánh mềm, tránh đâm đầu vào suy thoái. Các quan chức Fed lập luận rằng, nền kinh tế có sức mạnh nền tảng đồng thời bày tỏ hy vọng rằng lạm phát có thể nhanh chóng đi xuống như lúc đi lên.
Theo thước đo chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân PCE mà Fed ưu ái thì lạm phát đã phá 6,3% trong tháng 5, cao hơn gấp 3 lần so với mục tiêu đề ra là 2%. Còn thước đo đang được dư luận quan tâm nhiều hơn là chỉ số giá tiêu dùng CPI đã tăng 9,1% trong tháng 6 so với một năm trước đó. Có khoảng ¾ hàng hóa và dịch vụ trong rổ CPI đã tăng hơn 4% so với tháng trước đó (được đo theo tốc độ được chuẩn hóa hàng năm).
Theo ông Donald Kohn, cực Phó Chủ tịch Fed đồng thời là thành viên cấp cao của Viện Brookings nhận xét: “Lạm phát đã bén rễ sâu hơn và lan rộng ra”.
Hiện tại, Fed đang phải đương đầu với nhiệm vụ khó khăn, phần vì áp lực giá không đến từ nhu cầu mà còn đến từ việc gián đoạn nguồn cung do đại dịch Covid-19 và chiến sự xảy ra ở Nga - Ukraine. Chính sách lãi suất của Fed đang rất hiệu quả trong việc điều chỉnh nhau cầu nhưng lại gặp phải nhiều bất lợi đến từ phía nguồn cung.
Cựu Phó Chủ tịch Fed Alan Blinder cũng chỉ ra thêm một rắc rối nữa chính là vấn đề về chính sách tiền tệ tác động lên lạm phát với độ trễ lớn, trong khoảng từ 2 đến 3 năm.
Trên thị trường hợp đồng tương lai lãi suất, nhà đầu tư đang đánh cược rằng, Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất từ mức 1,5-1,75% tại thời điểm này lên 3,5% vào cuối năm nay, sang nửa cuối năm 2023 sẽ bắt đầu quay về giảm lãi suất.
Tuy nhiên, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Summers lại cho rằng, viễn cảnh mà Fed đang hướng tới sẽ khó xảy ra: “Bản năng của tôi mách bảo rằng, bạn sẽ không thấy được Fed giảm lãi suất nhanh như những gì mọi người đang nghĩ”.
Theo ông Vincent Reinhart, nhà kinh tế trưởng của công ty quản lý tài sản Mellon, ông cho rằng, thay vì giảm lãi suất thì Fed sẽ tăng lãi suất lên 5% hoặc cao hơn trong năm 2023 với mục đích kìm hãm được lạm phát. Tuy nhiên, chính sách này của Fed sẽ dẫn đến giai đoạn kinh tế suy giảm khiến tỷ lệ thất nghiệp của người lao động Mỹ tăng từ mức 3,6% lên đến 6%, trong khi đó lạm phát sẽ vẫn giữ ở mức trên 3%.
Theo ông Laurence Meyer, cựu Thống đốc Fed nhận định, các nhà hoạch định chính sách sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đẩy mạnh lãi suất lên cao vì họ không thể đẻ cho lạm phát ngày càng leo thang. Nếu điều này tiếp tục xảy ra, cuộc chiến chống lạm phát sẽ trở nên vô nghĩa vì doanh nghiệp và người lao động sẽ bắt đầu có những hành động theo cách đẩy giá cả tăng cao.
Theo ông Meyer, một cuộc suy thoái sẽ khiến cho GDP của Mỹ giảm thêm 0,7% trong năm 2023, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng thêm 5% và lạm phát sẽ quay về mục tiêu 2% trong năm 2023 như dự định của Fed. Ông còn dự báo rằng: “Một cuộc suy thoái nhẹ có lẽ là kịch bản khá tốt với Fed khi nhận xét rằng chúng ta đang trong tình huống cực kỳ tồi tệ”.
Theo Bloomberg, một số nhà phân tích Mỹ cho rằng, nền kinh tế số 1 thế giới đang ở trong tình trạng suy thoái. GDP của quý I đã giảm 1,6% so với 12 tháng trước đó và có thể sẽ còn tiếp tục giảm trong quý II, ít nhất là theo công cụ dự báo kinh tế của Fed tại chi nhánh Atlanta.
Nếu dữ liệu chính thức được công bố vào ngày 28/7 cũng tương tự như ước tính của Fed tại chi nhánh Atlanta thì Mỹ sẽ ghi nhận 2 quý liên tiếp có GDP giảm, đồng nghĩa với việc đáp ứng định nghĩa phổ biến mà nhiều người biết về suy thoái kinh tế.
Hiện nay, các nhà hoạch định chính sách của Fed đang phản bác lại lối suy nghĩ này và nhấn mạnh vào sức mạnh của thị trường lao động. Thống đống Christopher Waller trong bài phát biểu vào ngày 7/7 có nói: “Khó có chuyện một nền kinh tế tạo ra thêm 2,5 triệu việc làm mà sản lượng lại đi xuống”.
Cú sốc về nguồn cung
Một nghiên cứu được trình bày trước hội nghị của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tháng trước, các tác giả đã chỉ ra rằng ⅓ lạm phát của Mỹ tính đến cuối năm 2021 do các cú sốc về nguồn cung đem lại.
“Các cú sốc đang diễn ra ở các ngành, mọi thời điểm và các quốc gia khác nhau. Điều này không nằm trong các chiến lược có sẵn của ngân hàng Trung Ương”, theo Giáo sư Sebnem Kalemli-Ozcan của Đại học Maryland, một trong các tác giả của bài nghiên cứu.
Bà Sebnem còn đưa ra cảnh báo, Fed vẫn cần cảm ứng với lạm phát nóng bằng cách hạn chế nhu cầu thái quá của người tiêu dùng đồng thời phải cẩn trọng hơn để tránh hành động quá tay sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
Những tia hy vọng về cái kết của chuỗi cung ứng đã liên tục biến thành nỗi thất vọng, đặc biệt là khi Trung Quốc vẫn đang vật lộn với chính sách Zero-Covid. Khoảng ⅔ trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát bởi Hiệp hội Các nhà Sản xuất Quốc gia Mỹ dự kiến rằng việc gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ không giảm bớt cho đến năm 2023 thậm chí có thể sẽ muộn hơn.
Cựu phó chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông Blinder đang có những dự báo lạc quan hơn về khả năng nền kinh tế Mỹ sẽ hạ cánh mềm nhờ suy giảm gần đây của giá năng lượng và thực phẩm. Tuy nhiên, ông cũng không dám chắc đà giảm này sẽ kéo dài được trong bao lâu và vẫn đưa ra cảnh báo về nguy cơ suy thoái là trên 50%. Ông Blinder nhận định: “Fed đang gặp bất lợi trong tình thế hiện nay”.