Năm 2023, ngành tôm sẽ phải kiên trì gấp đôi so với ngành khác
BÀI LIÊN QUAN
Lũy kế 10 tháng đầu năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Nhật Bản đạt 1,5 tỷ USDHàng hóa xuất khẩu sắp tới vào EU sẽ đắt đỏ hơn nếu không cắt giảm phát thải khí nhà kínhKỳ vọng xuất khẩu thủy sản năm 2022 đạt mốc 11 tỷ USD2023 dự báo là năm mà ngành tôm chịu tác động kép
Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP) - ông Trương Đình Hòe nói rằng: “Ngành tôm năm nay chắc chắn thê thảm và phải kiên trì gấp đôi so với ngành khác”.
Ông Hòe nói rằng, ngành tôm năm nay sẽ khó khăn hơn cả ngành cá tra. Cá tra cũng sẽ rẻ hơn và phù hợp với người tiêu dùng ở trong bối cảnh lạm phát tăng cao. Còn tôm giá lại đắt hơn, bây giờ người Mỹ không ăn ở nhà hàng nữa và thắt chặt chi tiêu thì làm thế nào mà bán được”.
Đến thời điểm hiện tại, cá tra và tôm đang chiếm khoảng 63% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản của Việt Nam. Trong năm 2023, ngành thủy sản cũng được đánh giá sẽ còn nhiều thách thức và chủ yếu là sẽ kéo dài từ năm 2022.
Tháng 11/2022, xuất khẩu thủy sản giảm mạnh
Theo đó, tháng 11/2022, lần đầu tiên kể từ đầu năm tăng trưởng xuất khẩu thủy sản đã rơi xuống mức âm, so với cùng kỳ năm 2021 giảm trên 14% và chỉ đạt khoảng 780 triệu USD. Mặc dù vậy thì tính chung 11 tháng năm 2022, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã đạt mức 10,2 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng gần 28%.Từng xếp thứ 80 trên bảng xếp hạng các nước có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, Việt Nam nay đã vươn lên vị trí thứ 21
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 1986 xếp thứ 80/168 trên thế giới khi đạt khoảng 790 triệu USD.Lạm phát ở nhiều nước phát triển ở mức cao trong khi đó chênh lệch tỷ giá đã khiến cho một số mặt hàng thủy sản Việt Nam vốn dĩ ở mức cao đối thủ (đặc biệt là tôm bởi là hàng chế biến sâu) nay càng đắt đỏ hơn. Cũng thêm vào đó, lượng hàng tồn kho ở các thị trường tiêu thụ chúng vẫn còn nhiều bởi đầu năm các khách hàng tăng cường nhập khẩu. Các yếu tố này cũng cộng gộp đã dẫn đến tình trạng giảm sút đơn hàng.
Cũng thêm vào đó, áp lực cạnh tranh từ các đối thủ như Ecuador hay là Ấn Độ đang ngày càng gia tăng bởi các nước đang ngày càng đẩy mạnh sản lượng và tôm giá rẻ. Vào năm 2021, Ecuador cũng đã chính thức ghi nhận sản lượng tôm vượt 1 triệu tấn, cao nhất trên thế giới. Nước này cũng được dự báo sẽ đạt mức sản lượng khoảng 2,5 triệu tấn vào năm 2024 nhờ vào phương pháp nuôi thâm canh. Con số này cũng tương đương với tổng khối lượng tôm thâm canh. Con số này cũng tương đương với tổng khối lượng tôm nhập khẩu trên toàn cầu tính đến thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, nước này cũng có vị trí gần Mỹ hơn là Việt Nam nên chi phí vận chuyển sẽ rẻ hơn và thời gian giao hàng cũng ngắn hơn. Và theo đánh giá của một số doanh nghiệp thì mỗi ký tôm của Ecuador ở My có lợi hơn so với tôm Việt Nam khoảng 1 tỷ USD bởi vì vị trí gần Mỹ hơn.
Có những áp lực đó thì cũng phản ánh được rõ nét trong số liệu xuất khẩu tôm của Việt Nam. Và theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 10, giá trị xuất khẩu tôm giảm 14% so với cùng kỳ năm 2021 xuống mức 360 triệu USD.
Có thể thấy, đây chính là tháng thứ 3, kể từ đầu năm nay, xuất khẩu tôm đã ghi nhận giảm so với cùng kỳ năm năm 2021. Trong khi đó thì với mặt hàng cá tra, mặc dù tốc độ tăng trưởng vẫn còn chậm nhưng vẫn ở mức dương. Cũng theo đó, trong tháng 10 kim ngạch xuất khẩu cá tra tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 179 triệu USD.
Giám đốc Tài chính CTCP Thuỷ sản Minh phú, Hậu Giang - ông Lê Bảo Toàn cho biết trong thời gian vài tháng gần đây, lượng hàng xuất khẩu đi châu Âu, thị trường Mỹ cũng đã giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2021. Lượng hàng nguyên liệu thiếu hụt.
So với năm 2021, lãi suất năm 2022 có tăng nhiều. Và nếu như tháng 10/2201, lãi suất tiền vay đồng USD có thể là 1,6%/năm thì trong năm nay đã lên đến mức 4%/năm. Ngoài ra thì tỷ giá cũng đã tăng nhiều làm cho chênh lệch tỷ giá của các doanh nghiệp trong thời gian 10 tháng năm 2022 cũng tăng hơn so với năm 2021.
Và theo báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú thì chi phí tài chính trong quý 3 cũng đã tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2021 lên mức 88,5 tỷ đồng. Trong đó thì chi phí bởi chênh lệch tỷ giá ghi nhận chiếm phần lớn là khoảng 60 tỷ đồng. Chi phí vay cũng tăng 60% lên mức 24,1 tỷ đồng. Còn hàng tồn kho tính đến ngày 30/9 tăng 16% so với thời điểm đầu năm lên mức 5.316 tỷ đồng.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta - ông Hồ Quốc Lực cho hay: “Từ cuối quý III đến nay, tình hình đơn hàng suy giảm rõ rệt. Có một số đơn hàng đã ký kết hoặc hủy bỏ hoặc hoãn thời gian giao. Việc thương thảo đơn hàng cho năm 2023 chưa rõ nét”.
Ông Lực nói thêm rằng, lạm phát ở trên thế giới khiến cho nhu cầu dần giảm sút, mặt hàng giá trị cao không được khách hàng ưu tiên lựa chọn và tình hình cạnh tranh của các đối thủ ngành tôm gay gắt cũng khiến cho việc tiêu thụ tôm ở các thị trường lớn gặp khó khăn hơn, điều này cũng khiến cho hàng hóa của doanh nghiệp thủy sản bị tồn kho”.
Và cũng theo số liệu mới đây công bố, doanh số tiêu thụ chung của Sao Ta trong tháng 11 đạt mức 13,9 triệu USD, so với tháng 10 giảm 28%. Song song với đó, đây chính là tháng có doanh số thấp thứ hai trong năm.
Chú trọng vào quản trị hàng tồn kho, chi phí lãi vay
Ông Toàn nói rằng: “Để vượt qua khó khăn, chúng tôi bám chặt với đơn hàng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra chúng tôi tập trung mặt hàng giá trị gia tăng, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp”.
Để có thể giải quyết được tình hình khó khăn như hiện tại, phía Sao Ta cũng cho biết việc giải quyết mặt hàng tồn kho cũng như hạ tỷ trọng đòn bẩy tài chính cũng là ưu tiên hàng đầu.
Ông Lực nói thêm rằng, nếu như nhận thấy lạm phát chưa đạt đỉnh và tình hình vẫn còn rất khó khăn thì sẽ tiến hành giảm tối đa hàng tồn kho bằng cách hạ giá và thậm chí là bán lỗ. Ông nhấn mạnh: “Và chúng tôi đã thành công. Bên cạnh đó, thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp cần giảm tỷ lệ vay ngân hàng càng nhiều càng tốt bởi lãi suất quá cao”.
Không những thế, việc tiết kiệm cũng cần được chú trong và ngay cả những khoản là nhỏ nhất. Vị chủ tịch này nói thêm rằng: “Ở công ty của chúng tôi, CEO, HĐQT không có xe riêng và đi xe chung hết. Phía trên làm gương, chúng tôi cũng rà soát hết các định mức. Những việc này là bình thường và chúng tôi đã làm rồi và trong lúc khó khăn như hiện nay thì lại càng coi trọng hơn. Mặc dù những khoản đó không lớn nhưng nó lại thể hiện được sự quyết tâm có thể tạo ra được nền tảng văn hóa doanh nghiệp cũng như ý chí thống nhất. Chúng tôi cũng đã có những chỉ số tốt về chi phí vào lúc khó khăn ngay cả những khủng hoảng như năm 2008 hay là đại dịch COVID-19”.
Cũng theo ông Hòe, giải pháp ở trước mắt cho các doanh nghiệp thủy sản nói chung ở trong thời gian sắp tới chính là cố gắng cầm cự, giảm vay và cân đối lại tình hình tài chính cũng như kiểm soát mặt hàng tồn kho.
Không những thế, doanh nghiệp cũng cần phải nhìn ra được bài học của ngành thủy sản năm 2021 khi phải đối diện với dịch bệnh COVID- 19 để có thể áp dụng được linh hoạt cho giai đoạn khủng hoảng hiện tại.
Ông Hòe cho hay, hiện tại không có đơn hàng, chính vì thế mà doanh nghiệp không nên vay thêm. Có nhiều doanh nghiệp bởi vì vay nhiều quá nên khi lãi suất tăng lên, hàng thì không bán được coi chừng lại khóc ròng. Tốt nhất là ở thời điểm hiện tại nên cân đối nguồn tài chính cũng như hàng tồn kho lẫn hệ thống của doanh nghiệp. Tồn kho cá tra chỉ 3.000 USD nhưng tồn kho 1 tấn tôm đã lên đến 10.000 USD. Hy vọng rằng các doanh nghiệp cũng sẽ nhận ra điều này mà không đua theo câu chuyện nào cả, chú trọng quản trị tốt hàng tồn kho của mình.
Cũng theo vị này, tình hình khó khăn cũng có thể sẽ kéo dài đến hết quý 1/2023 bởi vì lúc đó Trung Quốc có thể tự mở cửa trở lại và tình hình lạm phát ở những thị trường tiêu thụ chính như Mỹ, EU cũng sẽ được kiểm soát.
Ông Hòe nhận định rằng: “Trong năm 2023, không thể hy vọng là một năm tăng trưởng đột biến mà hãy xác định là một năm cầm cự, Kịch bản đẹp nhất chính là hết quý 1/2033 thị trường sẽ dần khôi phục trở lại. Và thay vì chúng ta bắt đầu từ tháng 1 như mọi năm thì sang đến năm tới bắt đầu muộn hơn - từ quý 1 thậm chí là quý 2. Thị trường chẳng thể xuống mãi được”.
Cũng theo ông Hòe, tuy nhiên để đến quý 3 thì tình hình này lại căng thẳng với ngành thủy sản cho nên đây sẽ điều vô cùng khó đoán định được. Giả sử nếu như hết quý 1, tình hình tốt thì vẫn có thể có cơ sở hy vọng cho con số 10 tỷ USD của toàn ngành vào năm 2023.