Năm 2023, lãi suất có giảm?
BÀI LIÊN QUAN
Chuyên gia nhận định: Khó đoán lãi suất điều hành năm 2023 SSI Research: Năm 2023, môi trường lãi suất cao sẽ cứu cánh cho tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểmLãi suất chưa hạ nhiệt, thị trường địa ốc 2023 vẫn gặp khóLãi suất huy động đã được “kìm” lại?
Những ngày đầu năm 2023, mặt bằng lãi suất huy động cơ bản kỳ hạn 6 tháng trở lên đã được “đóng khung” ở mức 9,5%. Đây là mức cao nhất mà các Ngân hàng Thương mại đã cam kết với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vào hồi đầu tháng 12/2022.
Nhà đầu tư bất động sản “còng lưng” gánh lãi suất, chán nản nhìn giá đất rớt thảm
Nhiều nhà đầu tư đang phải gánh lãi suất còng lưng do đã dùng đòn bẩy tài chính quá mức ở thời điểm giá đất tăng cao ngất ngưởng.Sau Tết Nguyên đán, mặt bằng lãi suất sẽ có những biến động nào?
Sau kỳ nghỉ Tết dài ngày, nhiều dự đoán mặt bằng lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay sẽ tiếp tục “nóng” cho đến hết quý II/2023 sẽ hạ nhiệt. Lãi suất huy động tăng cao kéo lãi suất cho vay tăng theo gây áp lực cho người dân và doanh nghiệp.Lãi suất tiếp tục tăng tác động lớn đến thanh khoản bất động sản trong năm 2023 như thế nào?
Các nghiên cứu thị trường gần đây nhất của các nhà phân tích về thị trường bất động sản cho rằng phân khúc BĐS nhà ở tiếp tục đối diện với khó khăn về pháp lý, thanh khoản, nguồn vốn và dự kiến sẽ kéo dài đến ít nhất quý III/2023.Hiện, lãi suất huy động được niêm yết trên biểu của NCB là 9,2%/năm. SCB - ngân hàng đang được Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt có mức niêm yết cao nhất dành kỳ hạn 9 tháng trở lên, gửi tại quầy là 8%. Trong khi đó, Saigonbank đang áp dụng giao động 9,2%-9,5% dành cho các kỳ hạn 6-36 tháng. Còn Techcombank thì áp dụng mức lãi suất 8,5-8,7%,trên biểu cho lãi suất tiết kiệm và tùy thuộc các hạn mức gửi tiền...
Hồi cuối năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã ra yêu cầu các Ngân hàng Thương mại phải báo cáo về cơ quan quản lý thị trường nếu tăng hoặc giảm lãi suất. Động thái này cũng là yếu tố khiến các Ngân hàng phải thận trọng duy trì mặt bằng lãi suất như cam kết.
Dẫn chia sẻ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, một chuyên gia chia sẻ, tín dụng ước tăng khoảng 14,5% so với đầu năm 2022, dư nợ tín dụng trong năm 2022 đạt gần 11.96 triệu tỷ đồng, tăng hơn 1.5 triệu tỷ đồng. Xét về giá trị tuyệt đối, đây là mức tăng dư nợ tín dụng lớn nhất trong 10 năm trở lại đây. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, huy động tiền gửi thấp hơn. Vị chuyên gia cho rằng, vẫn còn rủi ro thanh khoản và rủi ro kỳ hạn trong hệ thống ngân hàng khiến các ngân hàng phải “tranh thủ” hút tiền gửi tiết kiệm để đáp ứng thanh khoản cho chu kỳ giải ngân mới, với room tín dụng khi được cấp ở năm 2023.
Vị chuyên gia cũng dẫn ví dụ về hiện tượng gần đây Ngân hàng Vietcombank tăng kịch trần lãi suất tiết kiệm tại các kỳ hạn dưới 6 tháng đã minh chứng một điều đó là khi các Ngân hàng nhóm Big 4 tăng lãi suất huy động thì cơ hội hút tiền gửi trong dân của các Ngân hàng Thương mại sẽ nhỏ dần. Và theo đó, giải pháp duy nhất giúp các nhà băng giữ chân người gửi tiền hoặc người gửi mới là “neo” lãi suất ở mức cao đủ hấp dẫn.
Giải bài toán hạ lãi suất cách nào?
Trong bối cảnh có nhiều tín hiệu trái chiều, dự báo về đường đi của lãi suất trong năm 2023 cũng được các tổ chức, định chế tài chính dự báo khác nhau.
Chẳng hạn, báo cáo vĩ mô mới phát hành của Maybank Group (Malaysia) nhận định, áp lực đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2023 vẫn còn bởi áp lực lãi suất vẫn còn với FED và các đợt tăng lãi suất tiếp tục trong năm. Do vậy, nhiều khả năng, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tăng lãi suất điều hành khoảng 50 điểm cơ bản trong năm 2023 và diễn ra ngay trong quý I/2023.
Cũng đưa nhận định về việc tăng/ giảm lãi suất trong năm 2023, chuyên gia của CTCK VBSC nhận định, ít nhất cho tới tháng 6/2023, quá trình tăng lãi suất ngân hàng trung ương lớn trên thế giới sẽ tiếp diễn. Bên cạnh đó, sau sự việc liên quan đến ngân hàng SCB, Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định ưu tiên cao nhất của là đảm bảo thanh khoản và giữ ổn định an toàn hệ thống. Tuy vậy, khi môi trường không thuận lợi, dư địa tăng lãi suất vẫn còn thì các ngân hàng thương mại cổ phần vừa và nhỏ sẽ buộc phải giữ mức lãi suất cao để đảm bảo nhu cầu huy động.
Các chuyên gia VBSC cho rằng, trong năm 2023, lãi suất huy động dự báo tăng thêm ít nhất 1-1,5%, dù Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ không tăng lãi suất điều hành trong điều kiện thuận lợi. VBSC kỳ vọng, mặt bằng lãi suất sau khi đạt đỉnh trong nửa đầu 2023 sẽ đi ngang và dần hạ nhiệt nửa cuối năm 2023.
VBSC cũng nhấn mạnh, lãi suất cho vay có độ trễ so với lãi suất huy động. Do vậy, năm 2023 lãi suất cho vay được dự báo vẫn còn dư dịa tăng. Điều này khiến các doanh nghiệp đang khá lo lắng khi kỳ vọng giảm lãi suất huy động chưa thể hiện thực sớm, thì kỳ vọng hạ lãi suất cho vay càng khó xảy ra.
Ngược lại, CTCK Rồng Việt (VDSC) thì dự báo trong năm 2023, Ngân hàng Nhà nước sẽ không tăng lãi suất điều hành. Lý do là cơn lốc tăng tăng lãi suất của các Ngân hàng trung ương toàn cầu được kỳ vọng sẽ tạm lắng, triển vọng các bước tăng thấp hơn và dự đoán tốt hơn. Tuy vậy, nếu nhìn ở góc độ các Ngân hàng thương mại VDSC cũng nhận định sẽ tiếp tục có sự phân hóa do cạnh tranh lãi suất huy động giữa các ngân hàng thương mại để giải quyết các vấn đề về thanh khoản, cạnh tranh thu hút tiền gửi trong dân khi dòng tiền nhàn rỗi này đang có sự dịch chuyển và người gửi tiền có xu hướng quan tâm hơn đến thương hiệu ngân hàng hơn là nơi có lãi suất cao để hạn chế rủi ro.
Theo TS Lê Xuân Nghĩa – Chuyên gia tài chính, về chính sách tiền tệ, mục tiêu của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong năm tới nên đi theo hướng giảm lãi suất. Tuy nhiên, giảm tới đâu theo TS Nghĩa cần có công thức để tính toán. Tuy nhiên nếu muốn giảm thì phải hiểu vì sao lãi suất tăng.
TS Nghĩa nêu quan điểm, vấn đề do cung tiền chứ không đến từ “room” tín dụng, lãi suất tăng đồng nghĩa với cung tiền giảm và ngược lại. Room tín dụng chỉ là biện pháp hành chính để khống chế tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trên nền tảng cung tiền cố định.
“Chính sách tiền tệ của Việt Nam cũng có độ trễ lớn có thể 6 tháng tới 1 năm với vòng quay tiền tệ thấp. Cụ thể, năm 2022, vòng quay tiền tệ của chúng ta chỉ được 0,66 vòng/năm, con số này ở năm 2021 là 0,6 vòng và năm 2020 là 0,51 vòng. Trong khi đó, vòng quay cung tiền của Mỹ từ 1,6-2 vòng/năm. Đó là điểm mấu chốt để Ngân hàng Nhà nước có thể đưa vào hệ thống tính toán của mình và xem xét trong giai đoạn tới khối lượng tiền cung ứng đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế nên là bao nhiêu”, TS Nghĩa nói.
Bên cạnh đó, theo TS Nghĩa, chúng ta không nên có sự phân biệt quá mức giữa các ngành nghề cho vay, ví dụ như bất động sản. Ông Nghĩa lý giải, trong điều kiện bình thường, chúng ta có thể khống chế ngành này ở mức nhất định nhưng trong điều kiện hiện nay, thị trường bất động sản gần như rơi vào tình trạng đóng băng. Nếu tiếp tục khống chế với ngành bất động sản, cộng với thị trường trái phiếu đang trong tình trạng duy giảm mạnh rất có thể dẫn đến tình trạng nổ “bong bóng”. Hệ lụy là ảnh hưởng dữ dội tới hệ thống ngân hàng và cả an ninh tiền tệ.
“Câu chuyện an ninh tiền tệ lúc này chính là an ninh hệ thống ngân hàng và cũng là giữ cho bằng được thị trường tài sản phục hồi”, TS Nghĩa nói.