Sau Tết Nguyên đán, mặt bằng lãi suất sẽ có những biến động nào?
BÀI LIÊN QUAN
Nhà đầu tư bất động sản “còng lưng” gánh lãi suất, chán nản nhìn giá đất rớt thảmVCBS: Lãi suất huy động sẽ đạt đỉnh trong nửa đầu năm, sau đó đi ngang hoặc hạ nhiệt trong nửa cuối năm 2023Chuyên gia nhận định: Khó đoán lãi suất điều hành năm 2023Lãi suất tiền gửi cao nhất 9,5%/năm
Theo baodautu.vn, ghi nhận trên website của một số ngân hàng, mức lãi suất tiết kiệm cao nhất hiện nay được các nhà băng áp dụng là 9,5%/năm cho tiền gửi có kỳ hạn gửi dài. Cụ thể, tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank), tiền gửi kỳ hạn 13 tháng được hưởng mức lãi suất 9,5%/năm áp dụng cho cả hình thức gửi tiền truyền thống và gửi tiền online. Hay như tại ngân hàng VietBank, khi khách hàng gửi tiền tiết kiệm online với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên sẽ được áp dụng mức lãi suất 9,5%/năm.
Với mức lãi suất thấp hơn từ 9,2 - 9,4%/năm có các ngân hàng áp dụng như VPBank, LienVietPostBank, OceanBank, Techcombank. Tại ngân hàng OceanBank, áp dụng mức lãi suất cao nhất là 9,2%/năm dành cho tiền gửi kỳ hạn từ 13 tháng trở lên, áp dụng cho gửi tại quầy và gửi online.
Tại ngân hàng VPBank, khi gửi tiết kiệm tại quầy với số tiền gửi từ 10 tỷ đồng trở lên khách hàng có thể nhận được mức lãi suất cao nhất lên tới 9,3%/năm, áp dụng cho kỳ hạn gửi 18, 24 va 36 tháng. Khi gửi tiết kiệm online, cũng với số tiền gửi từ 10 tỷ đồng trở lên, khách hàng của VPBank sẽ được hưởng mức lãi suất cao nhất là 9,4%/năm cho kỳ hạn gửi 18, 24 và 36 tháng.
Tại ngân hàng LienVietPostBank, mức lãi suất tiền gửi cao nhất của ngân hàng này hiện nay là 9,2%/năm, áp dụng cho kênh tiền gửi online, trả lãi cuối kỳ cho các kỳ hạn từ 13 tháng trở lên.
Trong khi đó, đối với kỳ hạn tiền gửi từ 6 - 9 tháng, một số ngân hàng quy mô vừa và nhỏ niêm yết mức lãi suất cao từ 8 - 9%/năm. Kỳ hạn gửi từ 6 tháng trở xuống thì mức lãi suất tại hầu hết các ngân hàng trên thị trường đều đạt mức kịch trần là 6%/năm. Tại Ngân hàng Bản Việt, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng đối với kênh gửi tại quầy là 8,4%/năm; kênh gửi trực tuyến là 8,6%/năm. Tại Ngân hàng Vietbank, với kênh tiền gửi thông thường mức lãi suất cho kỳ hạn gửi từ 6 tháng đã là 9,3%/năm. Đây là một trong những nhà băng áp dụng lãi suất tiền gửi cao nhất thị trường hiện nay dành cho kỳ hạn gửi ngắn.
Theo báo cáo của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng trung bình tại các ngân hàng trong tháng 1/2023 đã tăng thêm 0,07 điểm % so với tháng 12/2022, đưa lãi suất lên mức 8,49%/năm. So với cùng kỳ năm trước, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng đã tăng 2,68 điểm %.
Đối với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất huy động trung bình đạt 7,92% tăng thêm 0,11 điểm % so với mức trung bình của tháng 12/2022 và tăng 2,92 điểm % so với cùng kỳ năm 2022.
BVSC cho rằng, xu hướng tăng lãi suất của 2 kỳ hạn gửi trên chủ yếu đến từ nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần, còn đối với nhóm ngân hàng có gốc quốc doanh không thực hiện tăng lãi suất đối với kỳ hạn 12 tháng mà chỉ tăng nhẹ lãi suất đối với kỳ hạn 6 tháng.
Nhóm phân tích của BVSC nhận định áp lực tăng lãi suất vẫn sẽ còn, ít nhất là trong nửa đầu năm 2023. Nguyên nhân là do các Ngân hàng trung ương lớn trên thế giới vẫn tiếp tục kế hoạch tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Đồng thời, dư nợ tín dụng trong hệ thống ngân hàng trong năm 2022 đã vượt mức huy động, các ngân hàng chịu áp lực bắt buộc phải hút dòng tiền gửi vào nhằm đảm bảo chỉ tiêu an toàn vốn, nên có thể phải tăng lãi suất trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ ổn định giá cả trong những tháng đầu năm 2023 bởi áp lực lạm phát đã bắt đầu tư quý IV/2022 và vẫn còn rất lớn. BVSC dự báo lạm phát trong các tháng đầu năm sẽ có thể vượt mục tiên 4,5%. Vì vậy, lãi suất khó có thể giảm ngay trong các tháng đầu năm 2023.
Các tổ chức phân tích tài chính - kinh tế khác cũng có dự báo lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2023. Cụ thể, trong báo cáo phân tích mới phát hành của Chứng khoán Vietcombank (VCBS), trong năm nay lãi suất huy động vẫn còn nhiều dư địa tăng. Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm áp lực tăng nhiều hơn, sau đó lãi suất tiền gửi dự báo đi ngang, có thể hạ nhiệt vào cuối năm.
VCBS dự đoán, ít nhất trong 6 tháng đầu năm 2023 các Ngân hàng trung ương trên thế giới vẫn sẽ tiếp tục tăng lãi suất huy động. Sau những vấn đề liên quan đến ngân hàng SCB, Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định ưu tiên cao nhất là đảm bảo thanh khoản và giữ ổn định an toàn cho toàn hệ thống. Mặc dù vậy, trong môi trường không có nhiều thuận lợi, dư địa lãi suất còn nhiều thì các ngân hàng thương mại vừa và nhỏ buộc phải giữ mức lãi suất cao để đảm bảo nhu cầu huy động. Từ những lý do trên, VCBS dự báo lãi suất huy động sẽ có thể đạt đỉnh trong 6 tháng đầu năm nay, với mức tăng từ 1 - 1,5 điểm %.
Tổ chức tài chính FiinGroup cũng đánh giá, lạm phát trên thế giới vẫn đang ở mức khá cao so với mục tiêu. Do đó Fed dự báo sẽ tăng thêm lãi suất điều hành và duy trì ở mức 5% cho đến hết năm 2023 (mức lãi suất hiện tại là 4,33%), đồng thời sẽ tiếp tục chính sách thắt chặt định lượng, gia tăng rủi ro suy thoái ở các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.
Lãi suất cho vay chưa “hạ nhiệt”
Theo FiinGroup, hoạt động cho vay trong nước gặp nhiều khó khăn, do những ách tắc về giải ngân vốn đầu tư công và thiếu các biện pháp hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản khiến tình trạng thanh khoản kém vẫn tiếp tục xảy ra. Như vậy, với những vấn đề nội tại và tác động từ bên ngoài cho thấy mặt bằng lãi suất khó có thể giảm trước năm 2024.
Những biến động lãi suất cho vay thường có độ trễ so với lãi suất huy động, do đó trong năm 2023, lãi suất cho vay được dự báo còn dư địa tăng. Trường hợp lãi suất huy động đạt đỉnh vào nửa đầu năm 2023 thì lãi suất cho vay có thể ghi nhận mức tăng thấp hơn lãi suất huy động và tiếp tục có sự phân hóa mạnh giữa các ngành nghề, phân loại ưu tiên.
VCBS nhận định khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp sẽ còn khó khăn hơn nữa, rủi ro nợ xấu cũng tăng lên trong khi hạn mức tín dụng khiêm tốn sẽ buộc các ngân hàng thương mại phải lựa chọn kỹ càng hơn danh mục phê duyệt tín dụng.
Dư địa tăng với lãi suất cho vay tiếp diễn, tuy nhiên có độ trễ và mức tăng có thể thấp hơn lãi suất huy động khi được kiểm soát chặt chẽ từ nhà điều hành.
VNDirect dự báo, đà tăng của lãi suất tiền gửi thể tăng nhẹ 0,5% trong năm 2023, thấp hơn đáng kể so với mức tăng khoảng 2-3% trong năm 2022. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại có thể tăng lên mức 8,0-8,5%/năm (bình quân) vào cuối năm 2023.
Các chuyên gia tài chính cho rằng, tình hình lạm phát năm 2023 sẽ cao trong những tháng đầu năm sau đó giảm dần, thanh khoản sẽ tốt hơn ở những tháng cuối năm, lãi suất sẽ giảm từ quý II/2023. Mặc dù vậy, năm 2023 sẽ là một năm khó khăn hơn so với năm trước. Khi đó, dòng tiền sẽ tiếp tục lựa chọn ngân hàng là nơi trú ẩn an toàn trong thời gian tới.
Chuyên gia tài chính cho biết, trong bối cảnh lãi suất cho vay cao như hiện nay sẽ khiến các doanh nghiệp phải tạm thời dừng mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng suy yếu. Từ thực tế đó, đã nhiều lần Ngân hàng Nhà nước kêu gọi, yêu cầu các ngân hàng thương mại nỗ lực giảm chi phí đầu vào để giảm lãi suất đầu ra. Mới đây, các ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay 1 - 1,5%/năm theo yêu cầu, tuy nhiên áp lực chi phí đầu vào vẫn cao thì lãi suất cho vay khó giảm trong nửa đầu năm 2023.
Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
Chỉ thị số 01 của Ngân hàng Nhà nước được ban hành vào đầu năm 2023 nêu rõ quyết tâm của cơ quan điều hành khi tiếp tục yêu cầu các ngân hàng thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp; thực hiện cắt giảm chi phí hoạt động, khuyến khích trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính và khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế, ổn định mặt bằng lãi suất thị trường.
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước cho biết, công tác điều hành lãi suất và tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2023 được tính toán từ những con số, thông số để xác định một chính sách ổn định, tiếp tục duy trì sự ổn định của lãi suất cũng như tỷ giá hiện nay.
Về điều hành chính sách tiền tệ năm 2023, Phó Thống đốc Tú cho biết, trên cơ sở kết quả tín dụng tăng 14,17% của năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã tính toán định hướng tăng trưởng tín dụng của năm 2023 vào khoảng 14 - 15%, nhưng vẫn có điều chỉnh phù hợp với diễn biến và tình hình thực tế.
Dòng vốn tín dụng sẽ tiếp tục được hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT giao thông.
Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng Nhà nước mới được công bố, các tổ chức tín dụng kỳ vọng tín dụng năm 2023 tăng 13,7%, huy động vốn tăng 10%. Trên 95% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận năm nay tiếp tục tăng trưởng dương.