meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Muôn vàn gian nan tiếp cận vốn vay ngân hàng, người mua “khóc ròng”

Thứ tư, 06/07/2022-14:07
Nhiều người mua nhà đang rơi vào tình cảnh khó khăn trong việc đi vay vốn do phải chờ đợi ngân hàng còn room tín dụng, nhất là khi vay mua các sản phẩm nhà đất có giá trị lớn. Tình trạng này còn kéo dài sẽ khiến người mua nhà ở thực chật vật.

Khách hàng “nín thở” chờ ngân hàng giải ngân

Quyết định ký kết hợp đồng mua căn hộ chung cư diện tích 58m2 tại khu vực quận 7 với mức giá là 2,5 tỷ đồng, anh Nguyễn Mạnh Tú đang thấp thỏm hồi hộp chờ đợi thông tin giải ngân từ phía ngân hàng trong thời gian gần 3 tuần qua. Dù anh Tú thuộc đối tượng được ngân hàng ưu tiên cho vay vốn nhưng anh vẫn phải đợi đến khi nào có khách vay trả thì mới được làm thủ tục giải ngân. Trước đó, khoản vay trị giá 1,2 tỷ đồng của anh Tú từng bị một ngân hàng từ chối với lý do đưa ra là đã cạn hạn mức cho vay với bất động sản dù rằng anh đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để vay vốn, bao gồm cả việc có thể chứng minh thu nhập thường xuyên.

"Tôi đang cảm thấy vô cùng lo lắng vì chủ nhà hối thúc phải tiến hành thanh toán sớm nếu không sẽ chính thức hủy hợp đồng và đòi bồi thường theo như cam kết thỏa thuận. Tình hình này nếu cứ tiếp tục kéo dài, tôi sợ rằng cuộc mua bán lần này sẽ thất bại”, anh Tú chia sẻ thông tin.

Siết tín dụng vào bất động sản: Người mua nhà gánh hậu quả?

Sau khi Ngân hàng Nhà nước siết tín dụng vào bất động sản, thị trường bất động sản lập tức phản ứng khi giao dịch chậm. Các chuyên gia cảnh báo, việc siết tín dụng sẽ gây ra những hệ lụy tiêu cực cho thị trường và đẩy giá nhà lên cao khiến người dân khó có cơ hội mua nhà.

Kiểm soát các khoản “vay giá trị lớn”: Cả doanh nghiệp lẫn người mua nhà đều hoang mang, lo lắng

Ngân hàng Nhà nước dự kiến quy định các ngân hàng cần phải xác định và kiểm soát một số khoản cho vay có "giá trị lớn". Tuy nhiên một số lãnh đạo ngân hàng lại cho rằng để xác định khoản vay "giá trị lớn" là điều không hề đơn giản.

Siết cho vay đặt cọc bất động sản: Thanh lọc thị trường nhưng khó khăn đè nặng lên vai người mua nhà

Nhiều chuyên gia cho rằng việc siết chặt cho vay đặt cọc bất động sản sẽ góp phần hạn chế rủi ro nợ xấu, thanh lọc thị trường. Thế nhưng, cũng từ đây người mua nhà ở nhà sẽ phải gặp nhiều khó khăn hơn.

Nguy cơ lãi suất tăng cao, người mua nhà dè dặt xuống tiền

Lãi suất mua nhà thời gian qua đã ở mức thấp nhất trong vòng 1 thập kỷ qua đã thúc đẩy người dân vay tiền mua nhà nhiều hơn. Tuy nhiên, lãi suất huy động gần đây của các ngân hàng đang tăng dần lên, nhiều người lo lắng sẽ không mua được nhà khi thị trường đang biến động mạnh mà vừa không còn được hưởng ưu đãi.

Người mua nhà ở thực có nên “xuống tiền” khi “cơn sốt” đất nền bùng nổ khắp nơi?

Hiện tượng sốt đất ảo và các hoạt động “ôm” hàng, đầu cơ đã quay trở lại trong hai tháng đầu năm 2022, “sóng” đất nền đã bùng nổ tại rất nhiều địa phương. Điều này khiến nhiều người mua nhà ở thực băn khoăn, lo lắng có nên “xuống tiền” vào thời điểm này.

“Tắc vốn” thị trường bất động, cả doanh nghiệp và người mua nhà “lâm nguy”

Thị trường bất động sản có 3 kênh huy động vốn chính là tín dụng ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp và huy động từ người mua nhà. Nay 2 kênh đầu tiền bị kiểm soát chặt dẫn đến tắc nghẽn khiến cho kênh thứ 3 bị tắc theo, từ đó kéo chậm đà tăng trưởng của toàn thị trường, thậm chí khiến cả nền kinh tế chao đảo.

Siết tín dụng: Khó khăn cho cả doanh nghiệp và người mua nhà

Siết tín dụng đột ngột gây ra nhiều khó khăn trong việc triển khai các dự án của doanh nghiệp. Hệ quả trước mắt có thể thấy rõ, chính là nguồn cung đang ngày càng khan hiếm dẫn đến giá nhà, đất ngày càng tăng, tác động trực tiếp đến người có nhu cầu thực.

Người mua nhà gặp khó khăn vì quy định siết tín dụng đối với bất động sản
Người mua nhà gặp khó khăn vì quy định siết tín dụng đối với bất động sản

Cũng cân nhắc, tính toán rất nhiều mới có thể đi đến quyết định chốt mua nhà, anh Phạm Mạnh Hưng (quận 7, TP.HCM) may mắn tìm được một lô đất thổ cư vuông vức diện tích rộng 160m2 tại huyện Hóc Môn mà chỉ có giá bán 2,3 tỷ đồng. Chủ đất đang gặp khó khăn nên buộc lòng phải chấp nhận bán rẻ để có thể thu tiền về, cơ hội đến trong tầm tay, anh Hưng đánh liều đi vay thêm tiền để mua đất xây nhà an cư. Sau khi hồ sơ vay của anh Hưng được thẩm định, phía ngân hàng đồng ý cho vay và tiến hành ký văn bản cam kết 3 bên. Sau đó, anh Hưng và chủ đất đã tiến hành công chứng giao dịch lô đất, thế nhưng đến nay anh vẫn chưa thể trả đủ tiền cho người bán do ngân hàng đã bất ngờ hoãn việc giải ngân tiếp với lý do là hết room tín dụng, phải đợi đến khi còn hạn mức thì sẽ tiến hành giải ngân tiếp. Anh Hưng đang hết sức lo lắng vì nếu không tiến hành thanh toán tiếp khoản tiền còn lại, chủ đất sẽ đòi bồi thường theo quy định và hủy hợp đồng.

Không chỉ khó vay, mà nhiều người mua nhà còn đang phải đối mặt với thực tế là lãi suất cho vay đang tăng lên. Bà Nguyễn Thị Xuân Mai (quận 2 cũ) đang vay ngân hàng để mua một căn hộ tại khu vực thành phố Thủ Đức cho biết, dự án căn hộ chung cư này chỉ liên kết với 2 ngân hàng thương mại nên bà hoàn toàn không có nhiều sự lựa chọn. Lãi suất của ngân hàng mà bà đang vay là 9,4%/năm, có chính sách ưu đãi trong năm đầu tiên và lãi suất gần 11,5%/năm trong năm thứ hai; đơn vị ngân hàng còn lại áp dụng mức lãi suất cho vay lên đến 12%/năm. 

Các ngân hàng đang kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay đối với bất động sản nên nguồn vốn dành cho lĩnh vực này hiện nay không còn dồi dào, hấp dẫn như trước, điều kiện vay cũng chặt hơn và mức lãi suất vay cũng cao hơn. Bên cạnh đó nhiều thủ tục vay vốn của các ngân hàng hiện nay ngày càng trở nên phức tạp, người đi vay còn phải đóng thêm các khoản tiền bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm cho khoản vay, thậm chí là bị ép phải đóng bảo hiểm nhân thọ để được vay vốn thuận lợi.


Người mua nhà gặp khó khi ngân hàng hết room tín dụng, từ chối cho vay
Người mua nhà gặp khó khi ngân hàng hết room tín dụng, từ chối cho vay

Cần tạo điều kiện cho người có nhu cầu mua nhà ở thực

Theo dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều nằm trong Thông tư 39/2016/TT-NHNN có quy định về hoạt động cho vay tín dụng đang được Ngân hàng Nhà nước lấy ý kiến đóng góp là sẽ tiếp tục kiểm soát tín dụng vào bất động sản đối với các khoản vay để thanh toán đặt cọc. Trong bối cảnh hạn mức tín dụng ở các ngân hàng thương mại đều đang rơi vào trạng thái cạn kiệt, thì không chỉ có khách hàng vay mua bất động sản để đầu cơ, lướt sóng ngắn hạn gặp khó khăn mà ngay cả những người vay mua nhà để ở cũng có thể phải chịu nhiều ảnh hưởng. Bên cạnh đó, một số đơn vị ngân hàng thương mại đang có động thái chuẩn bị tăng lãi suất vay mua nhà đã khiến cho cơ hội tiếp cận vốn vay của người mua gặp phải nhiều điều khó khăn hơn.

Hiện nay các ngân hàng thương mại cũng đang chờ đợi thêm thông tin room tín dụng mới nên không chỉ có các khoản vay mua bất động sản mà ngay cả những khoản vay của các đơn vị doanh nghiệp cũng đang phải xếp hàng chờ để được cho vay. Bên cạnh đó, việc xác định thế nào là khoản vay để đầu tư kinh doanh bất động sản hoặc khoản vay có giá trị lớn là việc không hề dễ dàng. Thực tế là khi đã hết room tín dụng, các ngân hàng thương mại sẽ chủ động lựa chọn khách hàng để tiến hành cho vay nên những người vay mua nhà để ở sẽ còn phải cạnh tranh khốc liệt với những khách hàng có nhu cầu vay tiền ở các phân khúc khác.


Cần tạo điều kiện cho những người có nhu cầu mua nhà ở thực
Cần tạo điều kiện cho những người có nhu cầu mua nhà ở thực

Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc của Phú Đông Group nhận xét, hiện nay dòng vốn chảy vào các ngành nghề, lĩnh vực khác so với bất động sản đang có hiện tượng bị thiên lệch. Bởi vậy, bất động sản luôn là đối tượng nằm trong tầm ngắm phải kiểm soát chặt chẽ để siết vốn. Vấn đề cần đề cập lúc này là phải tạo được hệ thống phân bổ nguồn lực hợp lý để qua đó giảm tình trạng đầu cơ đất đai thế nhưng không làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của những người có nhu cầu mua nhà ở thực. Ngoài ra khi kiểm soát quá chặt vốn vào bất động sản và room tín dụng của ngân hàng cũng không còn, thì doanh nghiệp BĐS cũng rất khó vay vốn để có thể triển khai tiếp các dự án dang dở hoặc phải vay với mức lãi suất cao hơn khiến cho chi phí đầu vào tăng cao, đẩy giá bán sản phẩm từ đó tăng theo. Lúc này, người mua nhà sẽ là đối tượng phải chịu thiệt.

Ở góc nhìn của những chuyên gia kinh tế, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng việc siết chặt tín dụng sẽ giúp giảm bớt tình trạng các nhà đầu cơ, doanh nghiệp lạm dụng đòn bẩy tài chính hay các cá nhân lướt sóng bất động sản, từ đó từng bước giúp ổn định, minh bạch, chuyên nghiệp hóa thị trường. Tuy nhiên Việt Nam cần phải lựa chọn những chính sách tín dụng linh hoạt áp dụng cho từng thời điểm, từng thị trường và tùy từng phân khúc sản phẩm cho phù hợp với thực tế. Ngoài ra, những chính sách quy hoạch dự án cũng cần phải công khai minh bạch, cơ cấu sản phẩm, chất lượng phải được đảm bảo tối đa để có thể đáp ứng được nhu cầu của đại đa số người dân, tránh bỏ hoang, gây lãng phí.

(Nguồn: Thanh niên Việt)

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước