meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Mùa đông đang đến với châu Âu thiếu khí đốt và phép thử cho sự đoàn kết của phương Tây

Chủ nhật, 17/07/2022-21:07
Theo The Economist, mối đe dọa thiếu khí đốt đang ngấm ngầm đến với châu Âu và đòi hỏi phương Tây chung tay cân đối nguồn cung để có thể vượt rét trong mùa đông sắp tới. 

Nếu ai đang phải trực tiếp cảm nhận đợt nắng nóng trên đường phố Berlin, London hay biển Địa Trung Hải, có lẽ bạn sẽ thèm những ngày giá lạnh. "Nhưng bạn đừng nhầm, mùa đông  đang đến và nó hứa hẹn sẽ rất tàn bạo và gây ra chia rẽ vì cuộc khủng hoảng năng lượng đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn", Economist bình luận. 

Châu Âu đang chứng kiến nhiều sự kiện lớn diễn ra trong thập kỷ qua, bao gồm cuộc khủng hoảng đồng euro đầu những năm 2010 và khủng hoảng người di cư vào năm 2015. Đến thời điểm hiện tại, nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng năng lượng mùa đông năm 2022 là rất lớn. Sự thống nhất và quyết tâm của khu vực này một lần nữa sắp bị thử thách.

Hầu hết người dân châu Âu vẫn chưa nhìn thấy hoặc cảm nhận được khó khăn đang đến gần họ. Trong khi đó, trên thị trường giao dịch năng lượng, căng thẳng đã xuất hiện. Giá giao khí đốt trong mùa đông năm nay sẽ ở mức 182 euro mỗi mwh, cao gấp bảy lần so với mức phổ biến trước chiến sự Ukraine.

Chính phủ các nước Pháp và Đức đang chuẩn bị các gói cứu trợ cho ngành năng lượng. Nhiều nhà đầu tư đang đặt cược vào việc công ty công nghiệp nào sẽ phá sản vào cuối năm nay khi việc phân bổ khí đốt bắt đầu diễn ra. Trong khi đó, hầu hết các chính trị gia phương Tây không thể chia sẻ với người dân về những lựa chọn khó khăn ở phía trước, ngay cả những nhà kinh doanh năng lượng đã từng trải qua nhiều đợt xung đột cũng như các cuộc đảo chính cũng bắt đầu cảm thấy bất an.


Khu phức hợp dầu khí của Gazprom PJSC Chayandinskoye, tại Sakha, Nga. Ảnh: Bloomberg
Khu phức hợp dầu khí của Gazprom PJSC Chayandinskoye, tại Sakha, Nga. Ảnh: Bloomberg

Hiện nay, vẫn có nhiều người còn đang nghĩ rằng cuộc suy thoái và lạm phát là điều mà châu Âu có thể chịu đựng được. Xét đến khoảng thời gian trước đó, thời kỳ đại dịch cũng đã từng chứng kiến GDP của các nước phương Tây giảm đến 6% vào năm 2020. Thế nhưng, Economist cho rằng, mối đe dọa về năng lượng sẽ ngấm ngầm hơn là dịch Covid-19.

Sự thiếu hụt về năng lượng có thể gây ra chính sách "làm hại hàng xóm", hay còn được gọi là hành vi "bần cùng hóa người láng giềng" (Beggar-Thy-Neighbor). Vì muốn tích trữ đủ lượng khí đốt cho nước mình mà một số nước có thể sẽ ngăn không cho nó chảy sang nước kế bên. Và ở đây, Anh có nguy cơ nhiều sẽ làm điều như thế.

Ngoài ra, chênh lệch về giá bán buôn khí đốt ở các nước phương Tây cũng khác nhau cho thấy các công ty năng lượng có lo ngại về sự đổ vỡ trong thị trường đơn lẻ. Các khoản nợ chính phủ ở thời điểm này đang ở mức cao hơn bao giờ hết. Nếu xuất hiện một cú sốc lạm phát đi kèm với suy thoái (stagflation) sẽ làm giấy lên lo ngại về các vụ vỡ nợ. Thậm chí, một cuộc khủng hoảng ở Italia cũng sẽ đe dọa đến toàn bộ khu vực đồng tiền chung euro.

Ngoài ra, phản ứng dữ dội lan rộng về giá năng lượng cũng có thể làm ảnh hưởng đến niềm tin của người dân trên khắp châu Âu với việc có nên tiếp tục chống lại ông Putin hay không.

Nhu cầu về khí đốt theo mùa chính vì thế điều quan trọng là phải tích trữ vào mùa xuân và mùa hè. Hồi tháng 3 vừa qua, dự trữ năng lượng của châu Âu ở mức rất thấp khoảng 26%, sau đó đã đầy được một nửa vào tháng 6 và đang trên đà sẽ đạt mức 80% vào tháng 11, đây là mức tối thiểu mà lục địa này cần để vượt qua mùa đông năm nay.


Các bể chứa khí tự nhiên hóa lỏng tại cảng nhập khẩu LNG nằm ở Grain, Đông Nam Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Các bể chứa khí tự nhiên hóa lỏng tại cảng nhập khẩu LNG nằm ở Grain, Đông Nam Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

Cho đến vài tuần trước, dường như châu Âu có thể thoát khỏi kịch bản xấu trong mùa đông này, nhờ việc tăng nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) của Mỹ và những nguồn cung khác. Thế nhưng, triển vọng lại một lần nữa bị lung lay. Mới đây, sự cố tại một mỏ khí đốt ở Na Uy đã làm gia tăng căng thẳng về nhu cầu sử dụng điện để làm mát cho mùa hè. Vấn đề lớn hơn nữa nằm ở dòng khí đốt đến châu Âu từ Gazprom. Hiện tại, nó chỉ chạy ở mức một nửa so với công suất thông thường, thậm chí có thể sẽ tiếp tục giảm.


Tàu chở khí hóa lỏng (LNG) MV Excelsior neo tại cảng Texas, Mỹ. Ảnh: Bloomberg/TTXVN
Tàu chở khí hóa lỏng (LNG) MV Excelsior neo tại cảng Texas, Mỹ. Ảnh: Bloomberg/TTXVN

Vào ngày 11/7, đường ống lớn nhất Nord Stream 1 đã tạm ngừng hoạt động đến ngày 22/7. Nhưng lần này không giống mọi năm, Nga không bơm khí đốt để bù lượng thiết hụt khi bảo trì Nord Stream 1 thông qua những đường ống khác. Nhiều thương nhân cho rằng, Nga đang cố tình siết chặt nguồn cung khí đốt sang phương Tây. Giá giao hàng trong hai mùa đông  2023 và 2024 đã ở mức cao gấp đôi so với những năm trước đây.

Trong trường hợp Nga không tiếp tục cấp khí đốt sau khi việc bảo trì thành công Nord Stream 1, thì Liên minh châu Âu (EU) sẽ thực hiện các quy định trong gói An ninh Nguồn cung cấp năm 2017. Theo SOS, tất cả các nước thành viên trong khối này nên có kế hoạch khẩn cấp và hệ thống báo động các cấp bậc khác nhau tùy theo tình hình nội tại. Tuy nhiên, không phải chính phủ nước nào cũng có thể chuẩn bị kỹ càng theo những điều trên. 

Những người tiêu dùng thường sử dụng gas trực tiếp để sưởi ấm và nấu nướng, cũng như gián tiếp là điện, ít biết những gì có thể ảnh hưởng đến họ. Ở thời điểm hiện tại, nhiều công ty năng lượng đang được bảo vệ bởi giá trần, trợ cấp và những hợp đồng dài hạn.

Hiện nay, người dân Đức vẫn đang phải trả ít hơn ít nhất 70% so với giá thị trường cho khí đốt. Thế nhưng, đối với những khách hàng là các ngành công nghiệp như hóa chất và các công ty sản xuất thủy tinh đang gặp phải nhiều khó khăn. Theo ngân hàng USB, trên toàn khu vực đồng tiền chung euro, việc Nga ngưng dòng khí đốt sẽ khiến cho điểm tăng trưởng của các nước này giảm 3,4 điểm phần trăm và làm tăng lạm phát lên 2,7 điểm phần trăm. Ở Đức, có lẽ thiệt hại này sẽ còn tồi tệ hơn trước. 

Theo Economist, vì những hiện trạng và lý do trên, chính phủ các nước châu Âu phải tự vực dậy để đối mặt với cú sốc năng lượng ngay bây giờ. Tương tự như việc chia sẻ vaccine trong thời kỳ Covid-19, họ cần phải đoàn kết lại vượt qua sự chia rẽ.

Ủy ban châu Âu cũng đang lên kế hoạch tổ chức một Hội nghị Thượng đỉnh khẩn cấp vào ngày 26/7 tới đây. Giới chuyên gia cho rằng, vì vai trò quan trọng trong thương mại khí đốt nên kế hoạch này của Ủy ban sẽ có sự góp mặt của Anh và Na Uy. Thời điểm hiện tại, nguồn cung cần được tối đa hóa, đó chính là lý do việc mua chung đáng được theo đuổi và Hà Lan nên hoãn lại việc đóng cửa mỏ khí Groningen vào năm 2023.

Ngoài ra, cần phải có một hệ thống phân cấp quản lý tiêu thụ khí đốt được áp dụng trên toàn châu Âu. Nguyên tắc chung chính là nơi nào sử dụng nhiều năng lượng sẽ chịu ảnh hưởng trước, người tiêu dùng gia đình sẽ chịu sau cùng. 

Bên cạnh đó, các quốc gia cũng cần chia sẻ dung lượng lưu trữ và phải đảm bảo rằng khí đốt được tự do di chuyển. Hệ thống càng được tích hợp thì càng có khả năng phục hồi nhanh. Cuối cùng, chính trị gia các nước nên trung thực với người dân. Giá tiêu dùng khí đốt cần phải tăng ngay từ bây giờ để cắt giảm nhu cầu và góp phần giúp tích trữ. Có lẽ, sự trợ giúp cho mùa đông tới có thể đến từ những thay đổi nhỏ ngay trong những thói quen sinh hoạt của các gia đình.

Trong tình huống khủng hoảng năng lượng xảy ra dẫn đến thiếu khí đốt cho mùa đông này thì các quốc gia thành viên của EU sẽ có nghĩa vụ đoàn kết lại và giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó có nghĩa là các bên cần cung cấp cho nhau khí đốt và trao đổi thông tin. 

Nếu châu Âu thành công thì phần thưởng mà họ nhận được sẽ không chỉ diễn ra trong vài tháng tới. Tính lâu dài hơn, châu Âu vẫn cần tự giải phóng khỏi sự uy hiếp năng lượng đến từ Nga. Điều này sẽ góp phần vào việc tạo nên một cơ chế an ninh năng lượng nhất quán trên toàn châu Âu, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch hơn.

Châu Âu thường có thói quen xích lại gần nhau trong những cuộc khủng hoảng. Bây giờ chính là lúc họ cần làm như vậy thêm một lần nữa, tờ Economist bình luận. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

14 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

14 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

14 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

14 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước