meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Dùng LNG để thay thế năng lượng Nga, châu Âu không thể mãi làm như vậy!

Thứ bảy, 09/07/2022-23:07
Với mục đích cắt giảm nguồn cung năng lượng từ Nga, các nước châu Âu ra sức nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Tuy nhiên, trước tình hình giá năng lượng không ngừng tăng lên thì quá trình này không thể diễn ra trong dài hạn.

Người ta nhìn thấy nhiều con tàu lớn chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tập trung trên dòng sông êm đềm River Medway của Anh thay vì những con thuyền vừa và nhỏ như trước đây. Theo Simon Culkin - quản lý bến nhập hàng Grain LNG, để đưa được những con tàu với chiều dài hơn 300m vào được dòng sông là không thể đối với những “tay mơ”.

Các con tàu này, sau khi cập bến sẽ bơm lượng LNG vào trong các bể chứa được làm bằng bê tông với chiều cao gần 50m. Sau khi đầy bình, chúng có thể cung cấp cho miền Nam nước Anh có được nguồn năng lượng sản xuất điện trong vòng 10 ngày.

Từ phụ thuộc vào Nga, nay châu Âu quay sang lệ thuộc vào nguồn cung của Mỹ

Do những tác động tiêu cực từ cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine, vài tháng gần đây chuỗi cung ứng ở châu Âu liên tục bị gián đoạn, giá năng lượng tăng cao. Khiến cho tình hình kinh tế các nước lao đao. Vì thế, châu Âu phải phụ thuộc vào nguồn LNG nhập khẩu phần lớn từ Mỹ nhằm giảm bớt gánh nặng về nguồn cung năng lượng. Hiện nay, Anh và các nước châu Âu đang phải lệ thuộc vào nguồn LNG được nhập khẩu chủ yếu ở Mỹ.


Các tàu chở LNG chủ yếu đến từ Mỹ
Các tàu chở LNG chủ yếu đến từ Mỹ

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, nguyên liệu LNG không bền và tương lai sẽ có thể ảnh hưởng không tốt tới khí hậu toàn cầu mặc dù hiện tại LNG nhập khẩu giúp giải quyết phần nào phụ thuộc vào năng lượng Nga của châu Âu.

Theo nhà khoa học Doug Parr, đồng thời là trưởng và giám đốc chính sách tại Greenpeace UK cho biết: “Nếu muốn từ bỏ nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga thì các nước châu Âu phải tìm thêm nhiều nguồn cung khí đốt. Và khí hậu sẽ gặp nhiều rủi ro khi các cơ sở hạ tầng về khí đốt được mở rộng”.

Những tháng mùa đông, nhất là tháng 1, nước Anh nhập khẩu khối lượng lớn LNG. Ở châu Âu chỉ tính trong 5 tháng đầu năm, số lượng nhập khẩu LNG đã tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việc gia tăng thu mua LNG, đã giúp cho Châu Âu phần nào giảm bớt được gánh nặng từ tình trạng thiếu hụt nguồn cung khí đốt từ Nga. Đây cũng là chiến lược quan trọng được EU thực hiện nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga.

Với Anh, họ có lợi thế hơn các nước EU về nguồn cung và an ninh năng lượng vì họ có các mỏ khí đốt ở ngoài khơi. Thông qua hệ thống đường ống dưới đáy Biển Bắc, Anh đã di chuyển một lượng khí đốt nhận được vào sâu trong lục địa. 

Việc gia tăng LNG giúp châu Âu bù đắp tình trạng thiếu hụt khí đốt từ Nga. Đây là chiến lược quan trọng nhằm giúp EU giảm sự phụ thuộc vào Nga.

Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ của châu Âu chiếm đến ⅓ nguồn cũng xuất phát từ Anh. Nga chính là đối tác cung cấp năng lượng quan trọng hàng đầu đối với châu Âu. Khí đốt là nguyên liệu không thể thiếu trong đời sống và sản xuất, nó được sử dụng để sưởi ấm, nấu ăn, sản xuất điện và công nghiệp. Tuy nhiên, nay nguồn cung năng lượng đó đã bị Moscow kiểm soát một cách chặt chẽ.

Dùng LNG để thay thế năng lượng Nga, châu Âu không thể mãi làm như vậy! - ảnh 2

Theo tuyên bố vào đầu năm của Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC): “Chúng tôi không thể phụ thuộc vào một nhà cung cấp thiếu thiện chí”.

Thế giới có 3 nhà xuất khẩu LNG lớn đó là Qatar, Australia và Mỹ. Việc nhập khẩu LNG đang được dồn lực đến châu Âu. Tuy nhiên, phần lớn nguồn cung LNG này lại đến từ Mỹ. Năm ngoái, một nửa số tàu xuất phát từ Mỹ cũng cặp cảng Grain LNG.

Hồi tháng 2, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố nhằm bổ sung nguồn năng lượng cho đồng minh trong năm nay, phải đảm bảo tối thiểu 15 tỷ m3 khí đốt, con số này tương đương với 10% lượng khí đốt nhập từ Nga. Vì vậy, có những thời điểm lượng  LNG nhập khẩu còn lớn hơn mức lưu lượng khí đốt đến từ Nga.

Lấp đầy khoảng trống của Nga là việc làm khó

Không giống như các loại khí tự nhiên thông thường, với cơ sở hạ tầng làm lạnh trị giá hàng tỷ USD đầu tư  LNG có thể chuyển đến bất cứ nơi nào. Sau khi cập bến, LNG sẽ được vận chuyển qua đường ống và chuyển hóa lại thành dạng hơi.

Thể tích của LNG sẽ được giảm xuống còn 1% thể tích ở dạng khí bởi quá trình làm lạnh xuống -260 độ F. Theo ước tính, một tàu hàng chở LNG lớn có thể cung cấp đủ năng lượng cho 70.000 ngôi nhà được thắp sáng trong vòng 1 năm.

Trong khi Đức đang bị rơi vào tình thế nguy cấp do vẫn lệ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga và chưa chuẩn bị được cơ sở vật chất để tiếp nhận  LNG khi Moscow cắt nhiên liệu thì các nước châu Âu đã bắt đầu tiến hành các bước xây dựng cơ sở vật chất tiếp nhận LNG để đối ứng tình hình.

Dùng LNG để thay thế năng lượng Nga, châu Âu không thể mãi làm như vậy! - ảnh 3

Hiện Berlin đã có kế hoạch xây dựng 4 cơ sở để tiếp nhận lượng LNG nhập khẩu. Phần Lan, Estonia, Italy và Hà Lan đang xem xét nhằm mở rộng hoặc xây thêm các cơ sở tiếp nhận. Ngoài ra, một số cơ sở có thể di chuyển đến nhiều địa điểm khác để tiếp nhận nhờ được lắp đặt hệ thống dạng nổi.

Trước đó, hầu hết các thị trường LNG chỉ chủ yếu tập trung ở các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tuy nhiên, theo thống kê, LNG nhập khẩu của châu Á đã giảm 8% trong 5 tháng đầu năm nay xuất phát nguyên nhân là do nhu cầu của Trung Quốc giảm xuống vì đợt bùng phát dịch Covid - 19.

Tính đến hiện tại, giá LNG đang có xu hướng giảm mạnh, tuy nhiên nó vẫn cao hơn gấp 9 lần so với 2 năm về trước. Trong tương lai, giá LNG đang được thỏa thuận ở mức 40 USD/MMBtu mặc dù giá dầu rơi vào khoảng 200 USD/thùng, cao hơn 2 lần so với giá dầu giao ngay Brent.

Trước tình trạng giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu cao hơn gần 6 lần số tiền mà người dùng Mỹ trả, nhiều doanh nghiệp lớn ở châu Âu buộc phải đóng cửa một số nhà máy vì không chống đỡ được mức chi phí khí đốt quá cao.

Lúc này, có lẽ không có nhiều giải pháp giúp châu Âu có thể thay thế nguồn cung từ Nga. Lượng LNG nhập khẩu không thể kéo dài và chỉ có khả năng đáp ứng trong vài năm tới. Trong khi đó, cần ít nhất 5 năm mới có thể hoàn thành việc xây dựng cơ sở vật chất xử lý LNG. Vì vậy, việc lấp đầy khoảng trống do Nga để lại sẽ không dễ dàng và phải tiêu tốn nhiều thời gian.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước