Doanh nghiệp châu Âu “điêu đứng” vì thiếu khí đốt, có thể phải ngừng mọi hoạt động vào mùa đông
Nga sẽ mở lại đường ống sau khi bảo trì?
Ngày 11/7, tờ Wall Street Journal đưa tin rằng đường ống Nord Stream 1 sẽ mất 10 ngày để bảo trì. Đường ống này có chiều dài 1.220 km chạy từ Nga tới Đức qua Biển Baltic. Giới chức trách châu Âu tỏ ra lo ngại rằng Moscow sẽ không mở lại đường ống khí đốt sau khi bảo trì và sửa chữa xong.
Về phía Nga, Điện Kremlin đã tuyên bố rằng sau khi bảo dưỡng kết thúc, họ sẽ cho đường ống mở lại để tiếp tục cung cấp khí đốt. Ngoài ra, tuabin đang bị Canada thu giữ do các biện pháp trừng phạt cũng sẽ được trả lại cho Nga.
SCMP cho biết Canada đã thảo luận với các đồng minh châu Âu, trong đó có cả Đức và Ukraine rằng nước này sẽ cho phép Công ty Siemens Canada gửi tuabin tới Đức. Trước đó, trong kế hoạch ban đầu là sẽ gửi trực tiếp đến Nga.
Canada cho rằng đây là một hành động có thể giúp châu Âu vừa thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga vừa có thể tiếp cận được nguồn năng lượng tin cậy với giá cả phải chăng. Ở một mặt khác, Kiev tỏ ra vô cùng thất vọng trước quyết định của chính phủ Canada và một mực phản đối ý tưởng này.
Bộ Ngoại giao và Bộ Năng lượng Ukraine tuyên bố: “Chúng tôi kêu gọi Canada cân nhắc lại quyết định của mình và đảm bảo lệnh trừng phạt có tính toàn vẹn và thống nhất”.
Về phía Berlin, họ cho rằng mình Nga muốn đóng van khí đốt tới châu Âu và lấy lý do tuabin bị kẹt lại tại Canada như một cái cớ.
Nhiều nhà sản xuất Châu Âu dù vẫn đủ dùng khí đốt ở thời điểm này nhưng đang bị chuẩn bị cho mùa đông thiếu vắng năng lượng của Nga.
Trong quá trình tìm kiếm nguồn nhập khẩu năng lượng thay thế, một số doanh nghiệp đã dùng chất hóa học được chiết xuất từ khí đốt. Trong khi đó, những doanh nghiệp khác triển khai kế hoạch dùng loại nhiên liệu hoàn toàn mới. Tuy nhiên không ít nhà sản xuất lo ngại rằng sẽ phải dừng hoạt động hoàn toàn vì không còn lựa chọn nào khác.
Ông Svein Tore Holsether, Giám đốc điều hành của Yara International, doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn nhất thế giới cho rằng: “Nếu nguồn cung khí đốt bị hạn chế, sẽ không có giải pháp nào đơn giản”.
Châu Âu đã nhập khẩu lượng khí hóa lỏng khổng lồ từ Mỹ và các nhà xuất khẩu ngoại trừ Nga kể từ khi xung đột tại Ukraine xảy ra. Thế nhưng, lượng khí hóa lỏng này là không đủ để có thể thay thế nhiên liệu của Nga vốn chiếm 40% khí đốt của Liên minh châu Âu vào năm 2021.
Tổng thống Putin đưa ra cảnh báo: “Các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga sẽ gây đau đớn nhiều hơn cho những quốc gia đã áp dụng chúng. Hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra và thậm chí là thị trường lao động toàn cầu rơi vào thảm họa nếu những chính sách này tiếp tục được sử dụng”.
Tạm ngừng hoạt động, đóng cửa hay phá sản
Uniper SE, một trong những công ty điện hàng đầu châu Âu vào ngày 8/7 đã yêu cầu chính phủ Đức cứu trợ sau khi bị tác động nặng nề bởi chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Công ty này đã phải chịu lỗ vì mua khí đốt trên thị trường giao ngay với giá quá đắt đỏ.
Ở một mặt khác, tập đoàn EDF SA đã lỗ hàng tỷ euro vì giới hạn giá điện của chính phủ. EDF hiện sắp được quốc hữu hóa bởi chính phủ Pháp.
Những ngành công nghiệp dùng nhiều năng lượng của khu vực châu Âu đang phải bàn bạc với chính phủ trong việc giảm tiêu thụ khí đốt để chuyển nguồn cung sang cho việc sưởi ấm khi mùa đông đang tới.
Công ty phân bón Yara dùng khí đốt để sản xuất ammonia, nguyên liệu chính cho phân đạm. Họ có 15 nhà máy ở khắp lục địa già.
Trong năm qua, doanh nghiệp này đã áp dụng một số biện pháp để đối phó với tình trạng biến động của giá khí đốt. Thế nhưng, theo giám đốc Holsether, sự linh hoạt trong việc sản xuất của họ cũng có giới hạn. Ông nói rằng máy móc sản xuất không thể tăng giảm công suất bất chấp sự thay đổi của giá khí đốt.
Một trong những nhà sản xuất đồng lớn nhất tại châu Âu - Aurubis AG đang cân nhắc dùng điện hoặc dầu để thay thế khí đốt.
Thế nhưng, trong nhiều công đoạn của quy trình, khí đốt vẫn sẽ là nguyên liệu chính, do đó không thể nhanh chóng thay thế khí đốt trong thời gian ngắn hạn. Khí đốt còn là nguyên liệu cần thiết đối với nhà máy luyện kim tại Hamburg. Nơi đây có 2.000 công nhân sản xuất kim loại quý, dây dẫn và điện cực.
Hôm 27/6, tạp chí Wall Street Journal cho biết BASF của Đức có thể phải ngừng hoạt động nhà máy hóa chất lớn nhất thế giới tại Ludwigshafen vì nguồn cung chỉ đốt không ổn định.
Khu phức hợp Ludwigshafen có diện tích khoảng 10km2, gồm tổng 200 nhà máy chiếm 4% tổng nhu cầu khí đốt tại Đức. Nhà máy này cung cấp khoảng 60% nguyên liệu để sản xuất điện và 40% tạo ra amoniac và axetylen.
Một trong những ngành công nghiệp dùng nhiều năng lượng nhất trên thế giới là Công ty Ritzenhoff AG của Đức, chuyên sản xuất thủy tinh.
Đa số khí đốt sẽ được dùng để sản xuất thủy tinh bằng cách làm nóng chảy nguyên liệu thô. Theo giám đốc điều hành của Ritzenhoff, ông Axel Drösser, cho biết khí đốt có thể giữ cho súp thủy tinh sôi trong bể chứa ở nhiệt độ khoảng 1.500 độ C.
Như vậy, với hoạt động sản xuất thủy tinh thì khí đốt là nhiên liệu không thể thay thế. Lò sản xuất sẽ phải tắt và sản xuất đình trệ nếu không có nhiên liệu này. Ông cũng cho biết thêm rằng nếu không hoạt động thì bể chứa cũng có thể bị hỏng.
Theo ông Drösser, trong nỗ lực giảm tiêu thụ khí đốt, công ty đã dùng khí hydro. “Thế nhưng, với cơ sở hạ tầng như hiện tại, việc thay thế nhiên liệu khí đốt trong sản xuất là điều không thể”, ông nói.
Ritzenhoff đã đưa ra 2 kịch bản về mùa đông tại châu Âu nếu không có khí đốt của Nga. Cụ thể, một là “hoạt động cầm chừng”, nghĩa là dừng sản xuất nhưng vẫn giữ thủy tinh ở dạng lỏng. Hai là ngừng hẳn mọi hoạt động.
Sự tranh giành
Một trong những doanh nghiệp gia đình lâu đời nhất của Đức là Coatinc đã có hơn 500 năm tuổi. Công ty này chuyên cung cấp dịch vụ mạ kẽm (nhúng thép vào kẽm nhằm chống ăn mòn). Coatinc lệ thuộc vào 90% khí đốt để nấu chảy kẽm.
Việc chuyển sang dùng năng lượng điện sẽ mất một vài năm và khoản đầu tư khoảng 16,3 triệu USD đối với Coatinc.
Thế nhưng, hoạt động sản xuất của công ty cũng như vậy nếu không có khí đốt nước vào mùa đông này. Giám đốc điều hành Paul Niederstein mong rằng chính phủ sẽ thông báo trước 2 tuần trước khi trường hợp đó xảy ra để công ty kịp thời bơm 7.000 tấn kẽm nóng chảy để làm nguội và lưu trữ.
Xét về mặt ai sẽ nhận được khí đốt trong trường hợp phân bổ, nhiều công ty đã cố gắng thuyết phục các nhà chức trách Đức rằng ngành công nghiệp của họ cần được ưu tiên.
Ông Niederstein nói: “Thép mạ kẽm được dùng để xây dựng các cánh đồng năng lượng mặt trời cũng như các cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo”.
Trước đó, cũng đã có kế hoạch sử dụng than đá hoặc dầu mỏ để thay cho khí đốt nhằm hạn chế phát thải carbon. Tuy nhiên, một số công ty đã né tránh kế hoạch này vì lo sợ nguồn cung khí đốt.
Volkswagen AG (VW) có trụ sở chính tại Wolfsburg, Đức, vận hành 2 nhà máy nhiệt điện than, và chuyên cấp năng lượng và nhiệt lượng cho nhà máy và thành phố. Hồi năm 2018, họ cho biết sẽ đầu tư 400 triệu EUR vào chiến dịch giảm 1,5 triệu tấn khí thải CO2 mỗi năm.
Theo dự kiến, quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ hoàn thành vào cuối năm nay. Tuy nhiên Giám đốc điều hành Herbert Diess tuyên bố sẽ kéo dài việc sử dụng than vì đang trong bối cảnh khủng hoảng chuỗi cung ứng khí đốt.