Môi giới “lao dốc” cùng thị trường bất động sản
BÀI LIÊN QUAN
Thực trạng môi giới bất động sản khi Tết cận kề: Lúc thưởng bằng siêu xe, khi đành phải nghỉ Tết sớm vài thángThị trường ảm đạm, sàn môi giới bất động sản "bất đắc dĩ" phải nghỉ Tết sớmMôi giới tiết lộ sự thật về nhà vườn ven đô cắt lỗAnh Phan Đình Hoàn - một môi giới bất động sản ở Đồng Nai, có trụ sở tại quận 9, TP.HCM vừa mới xin nghỉ việc, do đã làm việc ở công ty khoảng hơn 2 tháng nhưng không bán được hàng. Dù trước đó, Hoàn là giám đốc dự án ở một công ty bất động sản khác chuyển sang.
Anh Hoàn cho biết, sau khi anh nghỉ việc cũng có một số người khác nghỉ theo vì từ tháng 5 năm 2022 đến nay hầu như không bán được bất kỳ một sản sản phẩm nào. Theo anh này, lượng khách quan tâm đến các sản phẩm bất động sản vẫn có, tuy nhiên, do tâm lý khá "lưỡng lự" trong việc xuống tiền tại thời điểm hiện này.
Trên thực tế thị trường bất động đã rơi vào khó khăn từ khi xuất hiện dịch bệnh Covid-19. Nhưng sau đó đã xuất hiện những "đợt sóng" nên thị trường rục rịch trở lại, vậy nhưng không được như thời điểm hồi năm 2019 - khi chưa có dịch Covid-19 xuất hiện. Cùng với dịch bệnh, thì nhiều chính sách thắt chặt, đã khiến tâm lý người mua bất động sản trong giai đoạn này bị dao động, ảnh hưởng đến hoạt động thanh khoản chung trên thị trường.
Theo các môi giới bất động sản, dù thị trường hiện nay chưa đến nỗi "đứt đoạn" giao dịch như ở thời điểm giãn cách xã hội hồi tháng 6 năm ngoái, tuy nhiên, so với cùng kì năm 2021 thì thị trường bất động sản lúc này cũng tương đối như nhau.
Có rất nhiều môi giới từ quý II đến nay không bán được sản phẩm, nên phải kiếm thêm bằng nhiều nghề khác để trang trải cuộc sống. Với những môi giới bán đất nền tỉnh lẻ lại càng khó khăn hơn trong giai đoạn này.
Theo thống kê trong 6 tháng đầu năm nay, tại TP.HCM đã có có 1.935 doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục giải thể. Trong đó, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có 142 doanh nghiệp, chiếm 7,36%.
Hiện nay giá nhà, đất đang bị đẩy lên quá cao, bỏ xa khả năng thanh toán của nhiều người dân. Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu xây dựng, chi phí xăng dầu, máy móc thiết bị, lương nhân công,… để phát triển dự án bất động sản đang đình trệ do dòng tiền bị “khóa van”.
Trước tình trạng nói trên, do gặp nhiều khó khăn, nên các doanh nghiệp cũng đã phải dừng, hoãn các dự án đã và đang triển khai, cho nhân viên nghỉ việc bớt, nhằm giảm áp lực về tài chính.
Trong giai đoạn hiện nay, nghề môi giới bất động sản đang thực sự bước vào giai đoạn thanh lọc mạnh mẽ nhất, xu hướng sẽ chuyển dân lên sự chuyên nghiệp hơn trong giai đoạn tới đây.
Thị trường bất động sản đang có dấu hiệu chững lại đã khiến nhiều môi giới bất động sản (cả tự do và môi giới của các doanh nghiệp) "hụt hơi". Theo đó, rất nhiều môi giới do không bán được hàng nên tự động nghỉ hoặc bị công ty cho nghỉ việc.
Nhiều công ty môi giới cắt giảm tới 80% nhân sự
Nguyễn Lan - một cô giái sinh năm 1993 tốt nghiệp đại học ngành nông nghiệp nhưng lại bén duyên với nghề môi giới bất động sản sau nhiều năm thử thách với nhiều công việc khác nhau. Thời điểm mới vào nghề Lan, đang làm việc cho công ty bất động sản có trụ sở chính tại Thanh Xuân (Hà Nội). Đây là một công ty chuyên phân phối các dự án bất động sản không chỉ ở khu vực Hà Nội mà còn ở nhiều nơi khác trên khắp cả nước.
Thời gian vừa qua, khi thị trường bất động sản Hà Nội liên tục “gặp khó”, nguồn cung tại tại đây dường như không còn, Lan đã quyết định vào TP.HCM để bán dự án với mong muốn “đổi môi trường, đổi số vận”. Vào một nơi mới, chi phí phát sinh như thuê nhà ở, chạy quảng cáo dự án Lan đều phải tự trang trải. Làm môi giới bất động sản, nếu như không bán được “hàng” thì sẽ không có hoa hồng và thu nhập nhận được sẽ rất thấp, chỉ khoản lương cơ bản 6 triệu đồng công ty trả hàng tháng. Thế nhưng chi phí cho những hoạt động cơ bản để duy trì công việc vẫn phải thực hiện thường xuyên.
Lan cho biết, do công ty hỗ trợ nhân viên làm việc rất tốt nên nhiều người mong muốn gắn bó lâu dài ở đây. Lan cũng thẳng thắn rằng, ngành bất động sản có rất nhiều phân khúc khác nhau, từ bình dân đến cao cấp. Tùy theo việc lựa chọn của các môi giới sẽ bán sản phẩm nào.
“Ví dụ nếu như lựa chọn phân khú đất nền, tiền hoa hồng sẽ rơi vào 2% và sẽ được thanh toán luôn khi bán được hàng. Thế nhưng đối với nhiều dự án như bất động sản nghỉ dưỡng, căn hộ chung cư, biệt thự sẽ có đa dạng các mức giá và việc nhận hoa hồng cũng tuỳ thuộc vào khoản thanh toán của từng chủ đầu tư khác nhau”, Lan nói.
Thế nên nếu nói mức lương của nghề môi giới bất động sản bao nhiêu thì sẽ khó nói bởi vì nó còn tùy thuộc vào doanh số bán hàng của từng người khác nhau và mức thu nhập sẽ không cố định.
Thời điểm hiện tại, môi giới bất động sản gặp rất nhiều áp lực về tài chính, khi không bán được hàng sẽ không có thu nhập. Một trong những điều mà ai làm nghề này cũng sẽ biết đó là, hàng tháng nhận bán dự án nào đó thì phải tự bỏ tiền chạy quảng cáo. Công ty cũng có hỗ trợ một phần tuy nhiên, nếu không bán được môi giới sẽ gặp nhiều khó khăn về tài chính”, Lan cho biết.
Giai đoạn này thị trường bất động sản đang rơi vào trầm lắng, thiếu thanh khoản. Và nếu như không kiên trì thì rất khó để bán được sản phẩm và khó duy trì công việc. Đa phần các môi phải tự lo chi phí quảng cáo trên các nền tảng với mong muốn bán được hàng. Nếu như ở TP.HCM nhiều môi giới sử dụng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Zalo để tự xây dựng hình ảnh thương hiệu cá nhân cho mọi người biết đến nhằm hạn chế bớt chi phí quảng cáo, thì tại Hà Nội người ta lại ít quan tâm đến hình ảnh cá nhân, mà người ta sẽ chú ý hơn đến hình ảnh quảng cáo dự án.
Theo Lan, đây là thời điểm thị trường đang thanh lọc môi giới mạnh mẽ nhất. Và nếu không kiên trì nỗ lực thì sẽ khó đi đường dài được với nghề. Và nếu thiếu tài chính thì cũng sẽ khó để bám trụ lại nghề này. Hiện nay nhiều công ty cắt giảm đến từ 70% - 80 % nhân sự và không còn hỗ trợ quảng cáo cho nhân viên, nên việc tiếp tục bám trụ nghề ở thời điểm hiện tại không phải là chuyện dễ dàng.
“Đối với công việc này, ở đâu có dự án, thì môi giới sẽ xuất hiện ở đó, dù xa xôi, môi trường sống mới đầy thách thức và áp lực khi xa gia đình. Nhưng nếu như không làm vậy thì không thể bám trụ nổi, thị trường bất động sản đang trong giai đoạn “nhạy cảm”, nên đành phải cố gắng nhiều hơn”, Nguyễn Lan nói thêm.