meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Mở cửa du lịch nhưng thị trường condotel vẫn ảm đạm, giá bán tăng

Thứ bảy, 23/04/2022-08:04
Sau thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid – 19, từ cuối năm 2021 đến nay, một số loại hình bất động sản nghỉ dưỡng đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục nhờ các chính sách mở cửa du lịch và kích cầu đầu tư. Tuy nhiên, condotel là phân khúc duy nhất chưa rõ tín hiệu hồi phục khi nguồn cung và lượng tiêu thụ vẫn còn ở mức thấp.

Mở cửa du lịch, condotel vẫn khó hồi phục

Trong khoảng 2 - 3 năm qua, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng là một trong những phân khúc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của dịch bệnh covid – 19. Đến nay, một số loại hình sản phẩm nghỉ dưỡng đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục nhờ các chính sách mở cửa du lịch và kích cầu đầu tư. Tuy nhiên, phân khúc căn hộ condotel dường như vẫn không có nhiều tín hiệu khởi sắc.

Trước khi dịch bệnh bùng phát, bắt đầu từ năm 2018, thị trường căn hộ condotel đã bước vào thời kỳ thoái trào do những vướng mắc về pháp lý, “bội thực” nguồn cung, giao dịch sụt giảm, lượng hàng tồn kho cao… đặc biệt khi thị trường ghi nhận những trường hợp “vỡ trận” các dự án condotel “đình đám” do chủ đầu tư không thể chi trả lợi nhuận cho nhà đầu tư theo cam kết ban đầu.

Từ đó đến nay, các vấn đề liên quan đến pháp lý condotel vẫn chưa được giải quyết dứt điểm khiến phân khúc này ngày càng trở nên kém thu hút. Sau đó là “cú đấm bồi” từ những đợt đại dịch covid – 19 bùng phát khiến condotel có kỳ ngủ đông kéo dài, nhiều tháng không có giao dịch phát sinh.





Mở cửa du lịch, condotel vẫn khó hồi phục.
Mở cửa du lịch, condotel vẫn khó hồi phục.

Gặp khó khăn về thanh khoản trong thời gian dài, nhiều nhà đầu tư đã tìm cách rời thị trường bằng mọi giá, condotel rộ làn sóng rao bán “cắt lỗ”. Đặc biệt tại các thị trường trọng điểm, được mệnh danh là “thủ phủ” condotel như Khánh Hòa, Đà Nẵng, Phú Quốc, Hội An đã chứng kiến làn sóng “cắt lỗ” sâu từ 200 – 500 triệu đồng mỗi căn thời điểm cuối năm 2020 – nửa đầu 2021, tuy nhiên vẫn không có người mua.  

Anh Hoàng Tuấn, một môi giới bất động sản khu vực Đà Nẵng cho biết, trong năm qua anh đã đã nhận bán nhiều căn condotel cho các nhà đầu tư, trong đó nhiều nhà đã đầu tư muốn bán gấp đã chấp nhận “cắt lỗ” 200 - 300 triệu đồng/căn nhưng do ảnh hưởng dịch bệnh nên lượng căn bán được không nhiều.

Đến đầu năm nay, thị trường nhìn chung vẫn ảm đạm, nhưng một số nhà đầu tư gửi bán cắt lỗ trước đó đã yêu cầu dừng do dịch bệnh đã được kiểm soát với những diễn biến tích cực từ việc mở cửa hoạt động du lịch trở lại. Dù vậy, theo anh Tuấn, hiện nay cả nhà đầu tư mới và cũ đang khá thận trọng trước khi quyết định mua bán nên so với những phân phân khúc khác, condotel vẫn rất khó để hồi phục.

Chị Nguyễn Mai Anh, chủ một căn condotel trên đường Trần Phú, TP Nha Trang (Khánh Hòa) cũng cho biết, tháng 5 năm ngoái chị có rao bán căn condotel này với giá thấp hơn 200 triệu đồng so với thời điểm mua từ năm 2018 nhưng vẫn không có người hỏi mua. Đến tháng 1 vừa qua, khi nhận thấy du lịch đang dần được mở cửa trở lại, chị đã quyết định không bán nữa.

Có thể thấy, từ cuối năm 2021 đến nay, tình trạng rao bán cắt lỗ condotel đã giảm, do tình hình dịch covid-19 đang dần được kiểm soát và hoạt động mở cửa du lịch đang mở ra những kỳ vọng mới cho nhà đầu tư. Tuy nhiên trên thị trường, thanh khoản condotel vẫn ở mức rất thấp.





Thị trường rộ làn sóng "cắt lỗ" căn hộ condotel thời điểm cuối năm 2020 - nửa đầu 2021.
Thị trường rộ làn sóng "cắt lỗ" căn hộ condotel thời điểm cuối năm 2020 - nửa đầu 2021.

Thị trường ảm đạm, giá bán vẫn tăng

Theo báo cáo thị trường quý 1/2022 do DKRA công bố mới đây, trong quý đầu năm, nhiều loại hình bất động sản nghỉ dưỡng đã trở lại thị trường với nguồn cung dồi dào hơn và giá bán tăng so với năm 2021. Toàn thị trường ghi nhận hơn 4.000 nhà phố, biệt thự, shophouse biển và condotel giao dịch thành công. Trong đó, phân khúc nhà phố, shophouse nghỉ dưỡng, biệt thự nghỉ dưỡng đều có tỷ lệ tiêu thụ ấn tượng.

Riêng condotel là phân khúc duy nhất chưa rõ tín hiệu hồi phục khi nguồn cung và lượng tiêu thụ vẫn còn ở mức thấp. Trong quý I, thị trường căn hộ du lịch biển đón nhận 613 căn mở bán đến từ 4 dự án, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tiêu thụ đạt 32%, chưa bằng một nửa cùng kỳ năm 2021.

Ngay cả những khu vực phát triển mạnh về bất động sản nghỉ dưỡng như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng ghi nhận lượng giao dịch condotel khiêm tốn. Các dự án mới mở bán cũng bán hàng khá chậm, tỷ lệ tiêu thụ dưới 50% dù thời gian truyền thông bán hàng kéo dài 3-4 tháng.

Đáng chú ý, dù thanh khoản kém nhưng mức giá chào bán condotel lại tăng 5-8% so với quý trước. Theo DKRA, dự án condotel được vận hành quản lý bởi đơn vị quốc tế sẽ có mức giá bán cao hơn khoảng 23% so với nhóm được vận hành bởi đơn vị trong nước và tỷ lệ giao dịch thành công cũng cao hơn.

Theo nhiều chuyên gia, sự đi xuống của thị trường condotel là điều đã được nhìn thấy và dự báo trước. Bởi bên cạnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh thì “rào cản” của loại hình này còn đến từ nhiều vấn đề khác. Trong đó có việc pháp luật đến nay vẫn chưa công nhận một “danh phận” chính thức cho condotel.





Thị trường condotel ảm đạm, lượng tiêu thụ ở mức thấp. 
Thị trường condotel ảm đạm, lượng tiêu thụ ở mức thấp. 

TS Nguyễn Duy Phương, giám đốc đầu tư quỹ DG Investment đánh giá, thị trường condotel Việt Nam phát triển nhưng thiếu khung pháp luật về đất đai, về quản lý và vận hành các dự án bất động sản du lịch đa công năng. Cùng với đó là tác động từ việc ngành du lịch đóng cửa hoàn toàn trong một thời gian dài để phòng dịch covid – 19. Hai yếu tố này đã làm nên sự “thất bại” của phân khúc condotel.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cũng cho rằng, tình trạng thị trường condotel gặp khó xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, dịch bệnh khiến ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng, hầu hết các cơ sở du lịch đều hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa.

Đặc biệt, chính sách của chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng nói chung liên quan đến loại hình căn hộ condotel chưa có thay đổi gì đáng kể. Ngoài ra, vấn đề về pháp lý khiến nhiều dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại các địa phương đang gặp vướng mắc nên chưa thể khởi động đầu tư xây dựng.

Chính những hạn chế như trên đã khiến căn hộ condotel chưa tạo được niềm tin cho nhà đầu tư. Và xét tổng thể thì dịch bệnh covid-19 chỉ là tác động phụ khiến cho thị trường condotel càng thêm ảm đạm, còn những yếu tố chính là do chưa giải quyết được những vấn đề pháp lý và tình trạng cam kết lợi nhuận không đảm bảo khiến người mua thất vọng…

Thanh Thư
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

4 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

4 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

4 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

4 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

4 giờ trước