meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Miền Trung từng bước thay đổi diện mạo nhờ những dự án lớn

Thứ ba, 26/07/2022-10:07
14 tỉnh thành miền Trung đồng lòng hướng tới tầm nhìn phát triển hạ tầng bằng nội lực của địa phương cùng những doanh nghiệp lớn của cả nước. Điều này chính là động lực tạo ra "phép màu" để kinh tế - xã hội phát triển tại khu vực vốn là "chiếc đòn gánh của đất nước" này.

Miền Trung sở hữu đầy đủ loại hình giao thông chính với những vai trò khác nhau. Nếu đường sắt chuyên vận chuyển hành khách và hàng hóa, thì đường bộ và đường hàng không là hai loại hình đặc biệt quan trọng và tạo sức hấp dẫn cho các tỉnh miền Trung đối với giới đầu tư.

Do đó, một loạt sân bay được nâng cấp, mở rộng như sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Cam Ranh. Một số dự án sân bay cũng được lên kế hoạch triển khai mới, hay xây dựng thành trung tâm vận chuyển quốc gia như Phù Cát, Tuy Hòa, Đồng Hới. Thậm chí một số sân bay còn được quy hoạch mang tầm quốc tế về logistics, đào tạo phi công, bảo dưỡng máy bay… như Chu Lai.


Miền Trung như một chiếc đòn gánh kết nối hai miền Nam Bắc
Miền Trung như một chiếc đòn gánh kết nối hai miền Nam Bắc

Miền Trung được ví như một chiếc đòn gánh kết nối hai miền Nam Bắc, là "mạch máu" xuyên suốt trên trục giao thông xuyên quốc gia. Bởi vậy, khi những công trình hạ tầng giao thông quan trọng hoàn thiện sẽ giúp giải quyết những vướng mắc, áp lực về giao thông đi qua miền Trung và cả nước. Tạo động lực tăng trưởng cho nhiều lĩnh vực kinh tế, nhất là bất động sản.

Có thể thấy, nhiều con đèo hiểm trở hiện đã được chinh phục, tạo ra một hệ thống giao thông mang vẻ đẹp "hùng vĩ" như hầm đường bộ Đèo Cả, hầm Hải Vân, hầm đường bộ đèo Cù Mông… những công trình này được đồng bộ với các tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây, cao tốc Bắc - Nam, tuyến ven biển… đang được xây dựng. Điều này sẽ lại mở ra những cơ hội liên kết, giao thương và trao đổi văn hóa giữa các vùng miền.

Những tuyến đường bộ, Quốc lộ 1A, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Nam là những động lực lớn thúc đẩy sự phát triển của Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Nam đã kết nối Khu kinh tế Chu Lai, KKT Dung Quất và một loạt khu công nghiệp tại Đà Nẵng. Tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan cũng hoàn thiện và đưa vào sử dụng.

Thời gian tới, nhờ những động lực từ hạ tầng, các tỉnh miền Trung sẽ hưởng lợi trực tiếp từ các dự án thành phần của cao tốc Bắc Nam dài hơn 650km. Các tỉnh trong khu vực cũng thực hiện triển khai nhiều tuyến đường trọng điểm để tạo tính đồng bộ và cải thiện hệ thống hạ tầng cũng như khả năng thu hút đầu tư của toàn bộ miền Trung.

Với số lượng đường cao tốc, sân bay, cảng biển đang được đẩy mạnh đầu tư thì trong tương lai gần, miền Trung kỳ vọng sẽ là khu vực có mật độ công trình giao thông dày đặc và đồng bộ nhất cả nước. Qua đó tạo ra nền tảng để thị trường bất động sản khu vực phát triển các loại hình sản phẩm BĐS du lịch - nghỉ dưỡng, nhà ở, các khu công nghiệp, logistics…

Không chỉ vậy, hàng loạt các dự án quy mô của những doanh nghiệp mạnh về tài chính như Vingroup, Hưng Thịnh, Danh Khôi, Phát Đạt, FLC,... đã đặt chân lên vùng đất này và phát triển trong những năm qua.

Từ những biến động trên thị trường bất động sản miền Trung, có thể thấy rằng, từ giữa năm 2018 - đầu năm 2019 đến giai đoạn bùng nổ dịch bệnh Covid - 19 thì thị trường BĐS tại các tỉnh miền Trung thực sự sôi động, nhất là Bình Định, Quảng Nam, Quảng Bình…

Ông Trần Ngọc Thái - CEO Khối Đầu tư và Phát triển quỹ đất của Tập đoàn Đất Xanh miền Trung cho biết, điều đầu tiên để lựa chọn khu vực đầu tư dự án BĐS của doanh nghiệp này là nhìn vào kết cấu hạ tầng và định hướng phát triển hạ tầng.

“Từ đó, nhà đầu tư nhìn nhận và ‘xuống tiền’ cho dự án chiến lược của mình. Tất nhiên, mỗi địa phương sẽ có một mắt xích riêng và Đất Xanh miền Trung sẽ chọn một ‘mắt xích chiến lược’ cho


Các công trình hạ tầng được phát triển dọc miền Trung
Các công trình hạ tầng được phát triển dọc miền Trung

Thêm vào đó, chủ đầu tư này đánh giá 2 công trình hạ tầng quan trọng nhất tại miền Trung là tuyến cao tốc và tuyến đường ven biển. Bởi, khi trục cao tốc liên kết các địa phương với nhau thì kinh tế sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng hơn. Với tuyến đường ven biển đang dần hình thành tại những địa phương như Quảng Bình, Bình Định, Quảng Nam… sẽ mang tới những lợi thế và xung lực mạnh cho các địa phương chiến lược này. Đất Xanh miền Trung nhìn nhận được các địa phương này có khả năng đáp ứng tiêu chuẩn để phát triển dự án lớn.

Theo nhận định từ nhiều chuyên gia, tiềm năng của thị trường BĐS miền Trung nói chung hay khu vực ven biển Quy Nhơn (Bình Định), Tuy Hòa (Phú Yên) còn rất lớn với các "cánh cửa" rộng mở. Tuy nhiên, vùng đất này sẽ không chào đón những nhà đầu tư "lướt sóng". Còn với những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, đầu tư dài hạn với đủ tâm và tầm chắc chắn thu về những khoản lợi lớn trong tương lai.

Những dự án hạ tầng tiêu biểu

Dự án đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây Quảng Trị - giai đoạn I với tổng mức đầu tư 2.060 tỷ đồng vừa được khởi công vào cuối tháng 4/2022. Dự án với tổng chiều dài 55km, sẽ đi qua địa bàn các huyện là Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và TP. Đông Hà. Tuyến đường thu hút rất nhiều “ông lớn” bất động sản như Tập đoàn T&T, Vingroup, Phúc Anh, Hải Phát…


Loạt "ông lớn" đã đem tới thị trường BĐS miền Trung những dự án quy mô lớn
Loạt "ông lớn" đã đem tới thị trường BĐS miền Trung những dự án quy mô lớn

Bình Định vừa hoàn thành 3 tuyến đường kết nối Tây - Đông bao gồm: Các tuyến Quốc lộ 19 mới, đoạn từ cảng Quy Nhơn đến giao Quốc lộ 1, dài gần 18km; Đường phía Tây tỉnh kết nối phía Tây Nam cửa ngõ TP. Quy Nhơn đến Khu công nghiệp Becamex VSIP Bình Định, dài hơn 14,3 km; Tuyến đường trục Khu kinh tế Nhơn Hội nối từ Cảng hàng không Phù Cát tới Khu kinh tế Nhơn Hội, dài 18,5 km. Bình Định đang tiếp tục “khai phá lợi thế du lịch hướng biển”, xây dựng tuyến kết nối đường ven biển ĐT639 với tổng vốn đầu tư trên 700 tỷ đồng...

Tuyến đường Võ Chí Công (đường ven biển 129) nối Hội An với sân bay Chu Lai vừa được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt để hoàn thiện đoạn còn lại; Đầu tư xây dựng tuyến giao thông huyết mạch vùng ven biển, kết nối liên vùng Đà Nẵng, Quảng Nam và Khu công nghiệp Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), kết nối đường ven biển đến Khu công nghiệp Đông Quế Sơn, tới Quốc lộ 14H, phục vụ phát triển các ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

Đề xuất phá sản doanh nghiệp yếu kém: Nguy cơ lớn với các “chúa chổm” bất động sản

Hà Nội: Chung cư chưa có sổ giá cao nhưng không còn hấp dẫn như trước

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

42 phút trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

43 phút trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

43 phút trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

43 phút trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước