Mckinsey là gì? Ý nghĩa và cấu trúc của ma trận này là gì?
BÀI LIÊN QUAN
5M là gì? Mô hình 5M trong quản lý doanh nghiệpAIDA là gì? Tìm hiểu các yếu tố trong mô hình AIDAC2C là gì? Lợi ích của mô hình C2C trong thương mại điện tửGiới thiệu những nét cơ bản về Mckinsey
Ma trận McKinsey là một mô hình phân tích môi trường kinh doanh rất phổ biến. Tại phương Tây, nơi có rất nhiều doanh nghiệp đa ngành, nhiều SBU thì ma trận McKinsey luôn là sự lựa chọn tối ưu nhất. Ở Việt Nam, mô hình này chưa được áp dụng nhiều. Tuy nhiên với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, chúng dần khẳng định được vai trò của mình đối với các doanh nghiệp lớn.
Ma trận Mckinsey là gì?
Hiểu đơn giản nhất thì Ma trận McKinsey chính là một mô hình chuyên phân tích các môi trường kinh doanh, chủ yếu là thuộc về các danh mục đầu tư. Cơ sở của mô hình này khá giống với BCG. Nhưng nó lại linh hoạt hơn khi bao gồm nhiều yếu tố đánh giá. Đối với những doanh nghiệp lớn, việc phát triển đa ngành và có nhiều đơn vị kinh doanh chiến lược thì ma trận McKinsey là phù hợp nhất.
Áp dụng McKinsey vào trong kinh doanh đã giúp cho các doanh nghiệp có thể đánh giá tương đối chính xác mức độ năng lực của mình. Từ đó, công ty có thể đối chiếu với các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sự đánh giá mức độ thông qua ma trận đã mở ra một phương hướng dự đoán vị trí của sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp đã nghiên cứu và tạo điều kiện cho các chiến lược dài hạn và ngắn hạn trong tương lai.
Quá trình hình thành và phát triển của ma trận Mckinsey là gì?
McKinsey ra đời khi mà nhu cầu cấp thiết của General Electric (GE), một tập đoàn Hoa Kỳ đi đầu về ngành điện lực. Trước đó, vào đầu những năm 70, General Electric đã áp dụng ma trận thị phần BCG được phát minh bởi tập đoàn Boston Consulting. Tuy nhiên, khi kết hợp với những kỹ thuật hoạch định riêng thì công ty General Electric đã thấy rõ sự phản chiếu hai chiều, bất cập.
Việc áp dụng kết hợp với BCG không còn phù hợp với định hướng hoạt động nên buộc General Electric phải tìm ra một loại hình ma trận mới. Để làm được điều này, tập đoàn đã tìm đến sự tư vấn của McKinsey & Company.
Dựa vào định hướng phát triển của General Electric, một ma trận mới đã được hình thành và hoàn toàn có thể áp dụng được cho cả 43 đơn vị kinh doanh chiến lược tại GE. Ban đầu, đây gọi là chiến lược GE. Tuy nhiên sau này, chúng được rất nhiều các doanh nghiệp đa ngành áp dụng và đạt được những hiệu quả tuyệt vời.
Sau này, những người làm kinh doanh đã quen gọi đây là ma trận GE – McKinsey. Hoặc chỉ đơn giản là McKinsey mà thôi. Vậy nên khi tìm hiểu McKinsey là gì, các bạn sẽ thấy chúng có khá nhiều cách gọi khác nhau.
Cấu trúc và nội dung cốt lõi của ma trận Mckinsey là gì?
Tại Việt Nam, McKinsey đã từng được nhắc đến rất nhiều. Vậy nhưng chỉ những năm gần đây, khi xu hướng phát triển của các doanh nghiệp có sự thay đổi thì ma trận này mới thực sự được tìm hiểu một cách chuyên sâu hơn. Theo đó, cấu trúc và nội dung của ma trận McKinsey là gì chính là điều mà các bạn cần phải nghiên cứu.
Các chỉ tiêu tạo nên một cấu trúc ma trận
Tiêu chí ma trận McKinsey là gì chính là thông tin đầu tiên mà các bạn cần phải nắm rõ. Theo đó, khi áp dụng ma trận này thì sẽ có 2 tiêu được sử dụng làm thước đo mà các doanh nghiệp cần nghiên cứu. Đó là:
Sức hấp dẫn của thị trường: Hay còn được gọi là Market attractiveness. Nó được hình thành và quyết định bởi các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU). Đồng thời, chúng còn có thể quyết định đến lợi nhuận bền vững của chính mình. Sức hấp dẫn của thị trường còn phản ánh lợi nhuận mà những doanh nghiệp có thể tham gia hoặc trực tiếp cạnh tranh dựa trên nhiều yếu tố tác động khác nhau.
Vị thế cạnh tranh: Hay còn gọi là Business/competitive strength. Nó có tác dụng quyết định đến động lực duy trì cũng như cải thiện vị trí trên thị trường của một doanh nghiệp. Thông qua vị thế cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ biết được năng lực hiện tại có đủ sức tranh đấu tại một thị trường nào đó hay không. Đồng thời xác định những yếu tố ảnh hưởng và tìm ra một phương hướng khắc phục hiệu quả nhất.
Cấu trúc bảng trong một ma trận
Một vấn đề tiếp theo mà các bạn cần tìm hiểu về McKinsey chính là bảng ma trận. Nghe có vẻ phức tạp thế nhưng khi biết bảng ma trận McKinsey là gì thì các bạn sẽ thấy chúng khá đơn giản.
Bảng chỉ đánh giá dựa trên hai tiêu chí là Vị thế cạnh tranh (ứng với trục hoành) và Sức hấp dẫn của thị trường (ứng với trục tung). Trong một phần tư của đồ thị này sẽ chứa một bảng bao gồm 9 ô. Chúng có các phân vùng số bắt đầu từ phải qua trái, đi lần lượt từ 1 đến 9 và mỗi ô đều thể hiện cho SBU. Tùy vào chỉ số của từng vùng SBU mà một doanh nghiệp sẽ đánh giá được mức độ phát triển của chúng là mạnh, trung bình hay là yếu.
Chỉ tiêu các vùng số mức độ trong một ma trận
Khi nghiên cứu các vùng mức độ McKinsey là gì, các bạn sẽ thấy chúng rất thú vị và dễ hiểu. Theo đó, chi tiết cụ thể từng vùng theo bảng số là
Vùng có dấu hỏi
Vùng dấu hỏi thuộc ô số 1. Đây là vùng tăng trưởng hoặc rút lui. Nó là vùng có sức hấp dẫn tốt nhưng vị thế của SBU tại đây lại quá nhỏ. Nó chỉ có thể tồn tại bằng cách phát triển mạnh hoặc buộc phải rút khỏi ngành. Nếu như doanh nghiệp nhận thấy khả năng cạnh tranh lớn thì có thể tiếp tục để chuyển sang ô 2. Ngược lại, doanh nghiệp hoàn toàn có thể rút để dồn lực cho một SBU khác.
Vùng chiến thắng
Đây là vùng tăng trưởng và duy trì thuộc ô 2,3,4. Nó thể hiện sức hấp dẫn của thị trường lẫn vị thế của doanh nghiệp ở mức trung bình, ổn định. Với vùng ô này, doanh nghiệp thường sẽ lựa chọn chiến lược là sự ổn định về tăng trưởng, bảo vệ và thu hoạch kết quả. Trong tương lai, sự tăng trưởng này có thể tiếp tục giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường.
Vùng có lãi
Đây là vùng thu hoạch từng phần, nằm tại ô số 7. Theo đó, đây là thuộc ngành có xu hướng bị thu hẹp. Có nghĩa là không còn hấp dẫn nữa nhưng vị thế doanh nghiệp vẫn được đảm bảo ở mức cao. Để tiếp tục giữ vị thế, doanh nghiệp cần phải bỏ những sản phẩm thấp và tập trung phát triển cho những mô hình sản phẩm mới hơn để thu hút khách hàng.
Vùng thua cuộc
Đây là vùng thuộc ô 6,8,9. Nó có độ hấp dẫn cũng như vị thế cạnh tranh chỉ ở mức trung bình. Ở trong hoàn cảnh này thì doanh nghiệp cần ưu tiên lợi ích trước mắt hơn là chiến lược lâu dài.
Lời kết:
Như vậy, chúng tôi vừa giúp các bạn hiểu được McKinsey là gì. Hy vọng rằng qua bài viết, các bạn đã biết được thêm nhiều thông tin hữu ích hơn về mà trận này.