meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

SOA là gì? Những ưu điểm và lợi ích khi sử dụng mô hình SOA

Thứ hai, 05/09/2022-10:09
Sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của công nghệ thông tin đã mang lại cho con người những phần mềm hiện đại, hỗ trợ cuộc sống dễ dàng hơn. Một trong số đó là mô hình phần mềm dịch vụ SOA. Vậy SOA là gì, sản phẩm này có lợi ích gì?

Định nghĩa mô hình SOA 

SOA (là viết tắt của cụm từ Service-Oriented Architecture) có nghĩa là kiến trúc hướng dịch vụ. Hiểu một cách cơ bản, SOA là sự tập hợp của nhóm các dịch vụ có sự kết nối “mềm dẻo” với nhau, có sự giao tiếp được định nghĩa rõ ràng và hoàn toàn độc lập với nền tảng hệ thống, dễ dàng cơ cấu tái sử dụng.

SOA thuộc về một cấp độ cao hơn của sự phát triển ứng dụng, đặc biệt chú trọng đến quy trình nghiệp vụ và sử dụng quy trình giao tiếp chuẩn để có thể giúp che đi sự phức tạp của các kỹ thuật bên dưới. 

Ngoài ra SOA cũng còn có thể hiểu theo cách khác

  • SOA là một kiểu kiến trúc trong các phần mềm ứng dụng bao gồm nhiều loại thành phần độc lập khác nhau được thể hiện thành nhiều loại hình dịch vụ khác nhau (service). Tương ứng với mỗi loại hình dịch vụ sẽ thực hiện thành một quy trình nghiệp vụ cụ thể nào đó của doanh nghiệp.
  • Toàn bộ các thành phần sẽ được kết nối, thống nhất với nhau qua một cổng giao tiếp và có tính kế thừa từ những thành phần đang hiện hữu, tồn tại. Sự tương tác giữa chúng không cần phải quan tâm tới việc chúng được phát triển trên bất cứ nền tảng công nghệ nào. Chính điều này đã khiến hệ thống có thể mở rộng và tích hợp dễ dàng hơn.
  • Bản ghi SOA (tiếng Anh là SOA Record) còn được hiểu theo một cách khác là “Start of Authority”, đây sẽ là thông tin chi chiết sẽ được xác nhận chính xác từ phía máy chủ tiếp nhận của tên miền (domain). Thông thường thì trong tên miền sẽ sử dụng 1 cặp DNS nào đó, để từ đó có thể trỏ về một hoặc là trỏ về nhiều máy chủ DNS. Tại đây, các máy chủ DNS sẽ chịu trách nhiệm về việc cung cấp thông tin về một bản ghi DNS của hệ thống cho tên miền này. Điều này đảm bảo là hệ thống hoạt động tốt hơn và hiệu quả nhất. SOA còn được coi như một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận biết về tên miền của hệ thống.

Ngày nay, các doanh nghiệp sẽ không chấp nhận dậm chân tại chỗ mà luôn nỗ lực cố gắng thay đổi. Đôi khi, sự thay đổi quá nhanh, đến mức mà cấu trúc của ứng dụng truyền thống doanh nghiệp gần như không thể giải quyết hiệu quả được. Đến lúc này, SOA sẽ có thể đáp ứng tối ưu, hỗ trợ các hoạt động doanh nghiệp trở nên nhanh chóng, linh hoạt và hiệu quả hơn.

Nhìn về phía góc độ doanh nghiệp, có thể coi kiến trúc hướng dịch vụ SOA là một phương pháp để tái cấu trúc hạ tầng thông tin trong đơn vị doanh nghiệp. Với phương pháp SOA, mọi đơn vị tổ chức đơn vị kinh doanh đều có quyền nghĩ về việc sẵn sàng thay đổi, chuyển mình.


SOA là mô hình kiến trúc hướng dịch vụ
SOA là mô hình kiến trúc hướng dịch vụ

Một số ưu điểm không thể bỏ qua của kiến trúc hướng dịch vụ SOA 

Nếu đã biết SOA là gì, bạn không thể không biết đến những ưu điểm tuyệt vời của mô hình kiến trúc hướng dịch vụ SOA:

  • Mô hình kiến trúc SOA có thể tái sử dụng và phát triển những sản phẩm phần mềm đang hiện hữu trên hệ thống mà không cần đến sự đổi mới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc là các đơn vị doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều công sức cũng như các khoản chi phí đầu tư. Các khách hàng cũng sẽ không bị tốn kém thêm nhiều về chi phí tài chính.
  • Mô hình SOA có đặc tính là sở hữu tính linh hoạt rất cao, mở rộng tính năng kết nối và đồng thời tích hợp hiệu quả. Đối với những phần mềm, dịch vụ không thể tái sử dụng được, thì nhờ có công nghệ SOA có thể sẽ đưa ra được nhiều giá trị hơn. Chúng sẽ đảm bảo rằng hệ thống trong lĩnh vực công nghệ thông tin được hoàn chỉnh một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • Mô hình SOA giúp các đơn vị doanh nghiệp có thể tiết kiệm được tối đa thời gian làm việc và tăng năng suất công việc cho nhân sự. Nhất là tiết kiệm được thời gian kiểm thử và tích hợp được nhiều thành phần có khả năng tương thích cao trong quá trình triển khai xây dựng hệ thống mới. Bên cạnh đó, bằng khả năng tái sử dụng, những người lập trình viên đã có sẵn về kiến thức sẽ dễ dàng nâng cao hiệu suất làm việc tốt hơn.

Mô hình SOA sở hữu những ưu điểm tuyệt vời
Mô hình SOA sở hữu những ưu điểm tuyệt vời

Nhược điểm của mô hình SOA là gì?

Bên cạnh những ưu điểm thì SOA cũng tồn tại rất nhiều những nhược điểm như:

Hệ thống quản lý phức tạp

Hạn chế lớn nhất của mô hình kiến trúc hướng dịch vụ chính là sự phức tạp của nó. Mỗi dịch vụ đều phải đảm bảo được rằng tin nhắn sẽ được gửi đi kịp thời. Số lượng của những tin nhắn này rất nhiều, có thể sẽ lên tới số lượng là hơn một triệu lần, điều này có thể sẽ khiến việc quản lý tất cả các dịch vụ trở thành một thách thức lớn.

Chi phí đầu tư cao

Phát triển SOA đòi hỏi một sự đầu tư lớn về nguồn nhân lực, công nghệ và nguồn lập trình viên.

Có thể bị quá tải trong một số trường hợp 

Trong SOA, tất cả các đầu vào đều sẽ được xác nhận trước khi một dịch vụ chính thức tương tác với một dịch vụ khác. Khi người dùng sử dụng nhiều dịch vụ cùng lúc, thì điều này sẽ làm tăng thời gian phản hồi và đồng thời cũng làm giảm đáng kể hiệu suất tổng thể.

Những công cụ sử dụng kiểm thử mô hình dịch vụ SOA 

Hiện nay có rất nhiều công cụ được ứng dụng để kiểm thử SOA, tuy nhiên nếu muốn chọn giải pháp có tính chính xác và tạo ra năng suất cao thì đây là những công cụ tốt nhất:

  • Công cụ SoapUI: Đây là công cụ hoàn toàn miễn phí được sử dụng để thử nghiệm những loại hình dịch vụ trong Website. Chúng có khả năng thực hiện việc kiểm tra hiệu suất, kiểm tra thời gian tốc độ tải, kiểm nghiệm các chức năng Web...
  • Apache Jmeter: Công cụ này có hình thức là Open Source với tính năng quan trọng là phân tích hiệu suất của lời gọi SOAP.
  • JProfiler: Đây là công cụ rất có ích trong việc ngăn chặn những vấn đề rủi ro hoặc là phát hiện ra những sự rò rỉ bộ nhớ, có thể phát hiện ra các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
  • Công cụ thử nghiệm HP: Công cụ này sẽ kiểm tra chức năng, đồng thời có thể hỗ trợ UI và chia sẻ về những dịch vụ thử nghiệm với HP QC.

Lợi ích khi ứng dụng mô hình kiến trúc dịch vụ SOA

Mô hình SOA được đánh giá có nhiều ưu điểm, lợi thế hơn so với những mô hình truyền thống (cụ thể có thể kể đến như mô hình ứng dụng hoặc là mô hình theo hướng lập trình). Trong khi mô hình SOA chủ yếu sẽ tập trung các nguồn lực để phát triển những chức năng và tính năng để phục vụ cho hoạt động cũng như hoàn thiện quy trình nghiệp vụ. Điều này cho phép các nhà quản lý chỉ cần dựa vào các đặc điểm mang tính chất nghiệp vụ để từ đó rà soát các vấn đề phát sinh, xác định chi tiết rõ ràng, bổ sung thêm các thành phần, hoặc là tiến hành sửa đổi hoặc loại bỏ những vấn đề tồn đọng.


Mô hình SOA khá tốn kém khi áp dụng
Mô hình SOA khá tốn kém khi áp dụng

Vì thế, hệ thống các sản phẩm phần mềm phát triển phía sau hoàn toàn có thể được thiết kế với mục đích đáp ứng các quy trình nghiệp vụ. Thay cho việc quy trình nghiệp vụ phải thay đổi để có thể tận dụng các tính năng phần mềm như tại các mô hình thường thấy ở nhiều đơn vị cơ quan tổ chức với những kết cấu hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin đã từng có quá trình phát triển trước đó.

Khi ứng dụng mô hình SOA, các đơn vị sẽ cho phép hướng sự tập trung của mình vào công việc xây dựng các tính năng nghiệp vụ trong quá trình phát triển các phần mềm. Điều này có thể sẽ mang lại một số lợi ích cho những người dùng như:

  • Giảm thiểu tối ta các khoản chi phí trong quá trình phát triển hệ thống phần mềm.
  • Giảm thiểu tối đa các yêu cầu trong việc đào tạo và kỹ năng.
  • Hạ các khoản phí bảo hành xuống thấp.
  • Chu trình phát triển phần mềm trở nên vô cùng nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Định hướng hiệu quả việc kinh doanh: SOA được ví von giống như một bức tranh lớn trong toàn bộ quy trình kinh doanh và sự dịch chuyển hoạt động của một công ty. Theo đó, người kinh doanh hoàn toàn có thể hình dung một cách dễ dàng toàn bộ quy trình được triển khai xây dựng theo quan điểm của công nghệ.
  • Nâng cao vị thế của lĩnh vực công nghệ thông tin.

SOA sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời
SOA sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời

Tổng kết

Hiểu rõ về SOA là gì sẽ giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng quyết định có nên ứng dụng SOA trong hệ thống của mình hay không. SOA là một mô hình tối ưu nhưng sẽ cần có kinh phí để quản lý.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Top những tòa nhà cao nhất Việt Nam – công trình biểu tượng mang dấu ấn của các thành phố lớn

Hà Nội: Lộ diện nhà đầu tư đăng ký thực hiện Khu đô thị mới Mê Linh

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Tin mới cập nhật

Người mua nhà tại một số dự án phải chi khoản chênh "ngầm" lên đến 20% cho môi giới

17 giờ trước

Chuyên gia: Bảng giá đất có thể khiến giá nhà tăng tới 50%

17 giờ trước

Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại Top công nghiệp 4.0 Việt Nam

2 ngày trước

Người dân lại gặp khó với vàng

2 ngày trước

Tiên phong chuyển đổi số bất động sản, Meey Group ghi danh ấn tượng tại Dot Property Vietnam Awards 2024

3 ngày trước