C2C là gì? Lợi ích của mô hình C2C trong thương mại điện tử
BÀI LIÊN QUAN
Contractor là gì? Tất tần tật về Independent ContractorConfirm là gì? Cách viết thư confirm chuyên nghiệp nhấtTìm hiểu về mô hình C2C
C2C là gì?
C2C chính là từ viết tắt của cụm từ Consumer To Consumer, nghĩa là mô hình kinh doanh mà người tiêu dùng có thể giao dịch với nhau. Thông thường thì mô hình này thường là những mô hình kinh doanh kiểu trực tuyến, online.
Để thực hiện được các giao dịch trực tuyến, người tiêu dùng phải thông qua một bên trung gian, có thể gọi là bên thứ 3. Bên thứ 3 này có thể là một trang web, trang thương mại điện tử. Ở đó khách hàng có thể trao đổi đấu giá hoặc mua bán trực tuyến.
Một số ví dụ về C2C
Một trong những mô hình kinh doanh mà ta dễ dàng nhận thấy nhất về C2C là các sàn giao dịch điện tử. Sự xuất hiện của các trang điện tử như shopee, lazada, tiki, taobao,...là nơi các nhân có thể đăng tin và bán sản phẩm của mình.
Họ chỉ cung cấp sản phẩm của họ là hàng hóa và không cung cấp các dịch vụ đi kèm khác như giao nhận hoặc thanh toán. Tất cả sẽ có một bên dịch vụ khác thay họ thực hiện những nhiệm vụ đó. Bên cung cấp dịch vụ này là các đơn vị vận chuyển như shopee Xpress, Ninja, GHN, Giaohangtietkiem,...và đơn vị thanh toán như momo, Airpay.
Các hoạt động được đăng bán sẽ được phân theo từng chuyên mục khác nhau như thời trang, thực phẩm, đồ gia dụng, đồ điện tử, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng,...
Đặc điểm nổi bật của C2C trong kinh doanh
Hiểu về khái niệm C2C là gì thì đây là mô hình giao thương giữa các cá nhân với nhau được thông qua một bên thứ 3. Hoàn toàn không có sự tham gia giao thương của các doanh nghiệp. Vì vậy, đặc điểm C2C trong kinh doanh sẽ có những yếu tố như:
- Cạnh tranh về những mặt hàng kinh doanh: Do đây là mô hình kinh doanh giữa các cá nhân nên C2C cho phép người tiêu dùng trao đổi mua, bán sản với nhau. Những cá thể này không phải doanh nghiệp sản xuất nên những sản phẩm họ rao bán đôi khi không còn xuất hiện trên thị trường. Thế nhưng vẫn được nhiều đối tượng quan tâm, ưa chuộng và chọn mua.
- Lợi nhuận cho người bán cao hơn: Do không còn sự tác động từ trung gian như nhà sản xuất, các cấp đại lý, nhà bán lẻ hay nhà bán buôn. Nên không tốn quá nhiều chi phí cho mặt bằng. Do đó, cá nhân người bán sẽ được hưởng phần trăm lợi nhuận cao hơn.
- Chất lượng sản phẩm và thanh toán thiếu kiểm soát: Do không có sự can thiệp của các khâu trung gian. Nên mọi sản phẩm giao dịch trong mô hình C2C không được kiểm soát khắt khe về mặt chất lượng sản phẩm cũng như khâu thanh toán.
Những hoạt động kinh doanh áp dụng mô hình C2C
Cụ thể những hoạt động kinh doanh trong C2C sẽ gồm có:
- Đấu giá: Hoạt động này là hoạt động khá phổ biến, nó thường xuất hiện trong các trang thương mại điện tử như eBay, Amazon,...Ở đây cho phép người mua hàng đấu thầu đối với các hàng hóa và dịch vụ. Người đưa ra mức giá cao nhất sẽ là người sở hữu sản phẩm đó.
- Giao dịch trao đổi: Trao đổi được hiểu là trao đổi của cá nhân hoặc thông tin. Cho phép người dùng kết nối với nhau trong giao dịch và trao đổi về bằng một vật ngang giá.
- Dạng dịch vụ hỗ trợ: Do mô hình C2C là hoạt động mà chất lượng sản phẩm và thanh toán thiếu kiểm soát. Chính vì thế, dịch vụ có thể hỗ trợ C2C thanh toán tin cậy. Điển hình như Paypal được đưa vào để hỗ trợ về mặt thanh toán đáng tin cậy.
- Bán tài sản ảo: Tài sản ảo được hiểu là các vật phẩm trong các game mà người chơi có được. Theo đó, họ sẽ chiến đấu trong game và đem phần thưởng là những vật phẩm trang bị trong game ra trao đổi, buôn bán với những người chơi khác.
Sự khác biệt giữa B2C và C2C là gì?
Nhiều người hiện nay vẫn chưa hiểu rõ về sự khác nhau về hai mô hình này. Vậy sự khác nhau thật sự của hai mô hình này là gì?
Thứ nhất, sự khác biệt lớn nhất ở đây chính là C2C là mô hình giữa các cá nhân với nhau. B2C ( Business To Consumer – Tạm hiểu là doanh nghiệp tới người tiêu dùng) là mô hình bán hàng phổ biến, được áp dụng trên toàn thế giới.
Cụ thể, B2C là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp và khách hàng.Ở đó, người bán là doanh nghiệp, người mua là các cá nhân. Ngược lại, C2C là mô hình kinh doanh giữa các cá nhân với nhau hoàn toàn không có sự tham gia của doanh nghiệp.
Vậy nên mô hình B2C sẽ có những đặc điểm “trái ngược” với mô hình C2C. Dễ thấy nhất đó là sự đa dạng về hàng hóa, có sự hỗ trợ trong cách thức mua hàng và còn có sự hỗ trợ trong phương thức thanh toán.
Lợi ích của mô hình C2C trong thương mại điện tử
Có thể nói, mô hình kinh doanh C2C là mô hình được rất nhiều người yêu thích bởi chúng mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Vậy lợi ích của C2C là gì, dưới đây là một số lợi ích mà mô hình này mang lại như:
- Dễ dàng đăng tin rao bán, không yêu cầu về số lượng: Những món đồ bạn mua về mà chưa dùng tới hoặc đã từng sử dụng và còn dùng được. Tất cả đều có thể đem bán lại trên sàn thương mại C2C. Ngoài ra, bạn có thể tự do rao bán những món hàng mình muốn bán mà không yêu cầu về số lượng.
- Kết nối giữa người mua và người bán được thuận lợi: Những trang web hoạt động theo mô hình C2C gần gũi với chúng ta nhất là Facebook. Ở đây người bán có thể đăng tin để tìm người mua hàng và ngược lại người cần có thể đăng tin để tìm người bán. Nhờ đó, người mua có thể tìm được món hàng cần mua thuận lợi và đỡ mất thời gian hơn.
- Giảm bớt chi phí hoa hồng cho môi giới: Vì người mua và người bán được kết nối và giao dịch trực tiếp với nhau. Do đó, lợi ích sẽ mang lại cho cả hai phía. Người bán không phải chiết khấu hoa hồng cho phía bên thứ 3. Nhờ vậy mà tỷ suất lợi nhuận mang về sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, người mua cũng được hưởng lợi và được mua với mức giá rẻ hơn bình thường.
Ưu và nhược điểm của C2C
Một số ưu và nhược điểm của mô hình kinh doanh thương mại C2C là gì?
Ưu điểm
- Tận dụng tối đa giá trị của sản phẩm: C2C là mô hình giúp người có nhu cầu muốn bán những sản phẩm chưa sử dụng, hoặc đã qua sử dụng nhưng người dùng không còn nhu cầu.
- Mang lại lợi ích cho cả hai bên mua và bán: Do tính chất không có sự tham gia của khâu trung gian nên người mua và người bán có thể tự do định giá với nhau. Người bán có thể được mức lợi nhuận cao hơn và người mua cũng sẽ được mua với mức giá rẻ hơn bình thường.
Nhược điểm
- Không được kiểm soát về chất lượng sản phẩm: Do sản phẩm mà người mua nhận được là từ một cá nhân khác. Không có sự đảm bảo từ bất kỳ một bên nào uy tín nên bạn có thể nhận được sản phẩm có chất lượng kém.
- Không đảm bảo về mặt thanh toán: Người mua có thể chịu rủi ro là sản phẩm chất lượng kém. Người bán có thể chịu rủi ro về thanh toán, không một ai đứng ra đảm bảo rằng người mua sẽ trả tiền.
Trên đây là những thông tin chi tiết về C2C là gì mà chúng tôi mong muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về C2C. Cảm ơn bạn đã cùng chúng tôi khám phá hết bài viết.