5M là gì? Mô hình 5M trong quản lý doanh nghiệp
BÀI LIÊN QUAN
AFTA là gì? Tình hình Việt Nam gia nhập AFTA như thế nào?3d 5s là gì? Bài học vàng cho người cầm cờ doanh nghiệpApp là gì? Những thông tin hữu ích về app mà bạn có thể chưa biếtĐịnh nghĩa 5M là gì?
Khái niệm 5M là gì? Mô hình 5M là một phương pháp dành cho những nhà quản lý ᴠà lãnh đạo. 5M bao gồm 5 đặc tính được bắt đầu bằng chữ m bao gồm: material – machine – method – man – moneу. Quу tắc 5M được ứng dụng ᴠào trong các hoạt động ѕản хuất, kinh doanh dưới sự lãnh đạo của những người đứng đầu doanh nghiệp.
Mô hình 5M trong quản lý doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong ᴠiệc bảo đảm ѕự ổn định, đều đặn của ѕố lượng, chất lượng ѕản phẩm. Điều nàу tác động trực tiếp đến ѕự cung – cầu và sự thành bại của một doanh nghiệp.
Nội dung quу tắc 5M là gì?
Sau khi đã hiểu rõ khái niệm 5M là gì thì chúng ta cũng cần nắm được một số quу tắc của mô hình 5M. Có thể nói, mỗi nhân tố trong quу tắc 5M đều mang ý nghĩa nhất định mà người quản lý cần phải thực hiện tốt.
Material (Nguуên ᴠật liệu, linh kiện)
Yếu tố đầu tiên trong mô hình 5M là gì? Đó là material (nguyên vật liệu, linh phụ kiện). Bởi đây là yếu tố bắt buộc phải có trong mọi hoạt động sản xuất. Yếu tố này được đặt lên hàng đầu bởi bất kỳ sai sót nào ở khâu chuẩn bị nguyên vật liệu đầu vào cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất. Sự sai sót đó sẽ làm thay đổi chất lượng hoặc công năng của sản phẩm cuối cùng.
Ngoài ra, nguyên vật liệu còn ảnh hưởng đến quá trình lắp ráp hay gia công sản phẩm. Nếu bạn sử dụng sai nguyên vật liệu hay linh kiện sẽ làm quá trình lắp ráp bị sai lệch, sinh ra những sản phẩm bị lỗi. Điều này dẫn đến các chi phí phát sinh do hàng hóa không đạt yêu cầu.
Chính vì vậy, để tránh xảy ra các vấn đề trên bạn cần đặt ra các yêu cầu đối với nguồn nguyên vật liệu như sau:
Các quản lý, nhà điều hành doanh nghiệp cần kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng về chất lượng, số lượng, đặc tính của hàng hóa, linh kiện hay nguyên vật liệu được sử dụng. Để rút ngắn thời gian kiểm tra, các doanh nghiệp, công ty sản xuất cần đưa ra các quy định, tiêu chuẩn riêng phù hợp với đặc tính của sản phẩm.
Khi xảy ra các lỗi từ yếu tố nguyên vật liệu, linh kiện: quản lý phải tiến hành kiểm tra xác định lỗi, tìm nguyên nhân gây ra lỗi. Nếu lỗi xuất phát từ nhà cung ứng thì cần tiến hành làm việc lại với bên cung ứng để nâng cao chất lượng linh kiện, nguyên liệu đó. Nếu trường hợp lỗi quá nghiêm trọng thì bắt buộc nhà cung ứng phải thu hồi lại toàn bộ số linh kiện, nguyên vật liệu đó và bồi thường chi phí cho doanh nghiệp.
Machine (máy móc, thiết bị)
Việc sử dụng máy móc, thiết bị trong thời đại này là điều vô cùng cần thiết. Sự tham gia của máy móc trong hoạt động sản xuất và kinh doanh sẽ đem lại năng suất và chất lượng vượt trội. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thiết bị máy móc điều bạn cần quan tâm nhất là sự ổn định và độ chính xác của máy trong quá trình vận hành. Nếu xảy ra một chút sai lệch về đo lường sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng.
Chính vì vậy, để thiết bị, máy móc tại doanh nghiệp luôn được đảm bảo chất lượng, doanh nghiệp cần:
- Xem xét công năng, tính ổn định, tính chính xác của máy móc trong quá trình sử dụng.
- Sử dụng những tiêu chuẩn thao tác để thiết lập điều kiện cho thiết bị khi cần tiến hành kiểm tra.
- Kiểm tra máy móc, thiết bị định kỳ và bảo dưỡng thường xuyên để bảo đảm quy trình sản xuất diễn ra thông suốt, không bị gián đoạn.
Man (người thực hiện)
Kỹ năng của người thực hiện sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, người vận hành quy trình sản xuất cần được đào tạo kỹ lưỡng, nắm bắt được quy trình vận hành của máy móc.
Để đảm bảo người thao tác sẽ không xảy ra sai sót, các doanh nghiệp cần tổ chức đào tạo, huấn luyện tay nghề để người thao tác nâng cao kỹ năng và kiến thức. Đây là yếu tố khó kiểm soát nhất trong quy trình 5M.
Method (phương pháp thực hiện)
Một phương pháp thực hiện tốt sẽ giúp quá trình vận hành, sản xuất hàng hóa được tối ưu. Phương pháp sai sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
Hiện nay, đa phần mỗi doanh nghiệp đều có một bảng tiêu chuẩn riêng cho mình. Các tiêu chuẩn này nhằm nhấn mạnh rõ những quy chuẩn cần tuân theo khi thực hiện để bảo đảm quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ, hạn chế sự cố, rủi ro.
Measurement (kiểm tra, thống kê kết quả)
Đây là nội dung cuối cùng trong mô hình 5M. Ở công đoạn này các thông số kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm yêu cầu độ chính xác tuyệt đối trước khi được đưa ra thị trường.
Sự sai sót, thiếu chính xác, không đảm bảo về chất lượng của sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến khách hàng và uy tín của doanh nghiệp. Vì vậy, cần có các biện pháp hạn chế sai lệch trong quy trình kiểm tra, đo lường.
Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của mô hình 5M là gì?
Để mô hình 5M vận hành hiệu quả thì bên cạnh các yếu tố trên, mô hình này còn chịu ảnh hưởng bởi:
Môi trường xung quanh
Môi trường xung quanh là yếu tố tác động đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào. Các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của nguyên liệu, nhiên liệu và cả tiến trình sản xuất của sản phẩm.
Nhà lãnh đạo
Đây là một yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả của quá trình sản xuất trong doanh nghiệp. Sự chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công việc, những quyết định về việc sử dụng công nghệ hay các quy trình được áp dụng trong quá trình sản xuất sẽ tác động đến chất lượng của các sản phẩm tạo ra.
Vì vậy, nếu một nhà lãnh đạo chưa hiểu rõ về mô hình 5M, chưa có định hướng đúng đắn cho mô hình này thì quy trình sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn và hây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.
Lời kết
Mô hình 5M rất quan trọng trong quá trình quản lý doanh nghiệp và hoạt động sản xuất, quyết định đến chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Với những phân tích chi tiết về mô hình 5M, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ 5M là gì? Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn.