AFTA là gì? Tình hình Việt Nam gia nhập AFTA như thế nào?
AFTA là gì? Các khái niệm liên quan AFTA?
AFTA là tên viết tắt của ASEAN Free Trade Area có nghĩa là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương diện giữa các nước trong tổ chức ASEA? Vậy FTA là gì, AFTA được xây dựng lên vì mục đích gì?
FTA là gì?
FTA được viết tắt của “ Free Trade Area” có nghĩa là khu mậu dịch tự do.Nó được biết đến là một trong những hình thức liên kết quốc tế với mục đích xây dựng và hình thành nên thị trường thống nhất về hàng hóa, dịch vụ. Từ đó, FTA tạo nền tảng kết nối và phát triển kinh tế khu vực.
Những quốc gia thuộc khu vực mậu dịch tự do sẽ được thỏa thuận giảm thiểu hoặc xóa bỏ rào cản thuế quan khi trao đổi hàng hóa. Tất nhiên, những nước tham gia vào FTA sẽ được hưởng những chế quyền độc lập tự chủ giữ mối quan hệ hợp tác, thu thế quan riêng với những quốc gia ngoài khu vực mậu dịch tự do.
ASEAN Free Trade Area - AFTA là gì?
Nếu bạn đã hiểu thuật ngữ FTA là gì? Chắc hẳn, bạn đã hiểu phần nào về hiệp định AFTA là gì? Nó được hiểu là khu mậu dịch của ASEAN - là 1 trong những khu thương mại tự do (FTA) lớn nhất trên thế giới. Cùng mạng lưới đối tác đối thoại, AFTA đã thúc đẩy một số diễn đàn và khối đa phương tiện lớn nhất thế giới bao gồm như: Hợp tác kinh tế - Thái Bình Dương, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á hay quan hệ đối tác kinh tế toàn diện của khu vực.
Thỏa thuận AFTA được ký vào ngày 28/1/1992 tại Singapore. Tại thời điểm đó, có 6 thành viên tham gia ký kết bao gồm: Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore. Sau đó, năm 1995 Việt Nam chính thức là thành viên của AFTA; năm 1997 Lào và Myanmar gia nhập; năm 1999 có sự gia nhập của Campuchia. Do đó, tính tới nay ASEAN Free Trade Area đã có 10 quốc gia tham gia.
NAFTA là gì?
NAFTA được viết tắc của North America Free Trade Area - khu mậu dịch tự do giữa các nước Bắc Mỹ được thành lập vào ngày 12/8/1992. Cũng giống với các chức năng của hiệp định khác trong việc chủ trương giảm thuế và xóa bỏ thuế quan. Đồng thời, NAFTA đã giúp phần gạt bỏ được những trở ngại trong hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Thậm chí, người dân trong khu vực có thể tự do đi lại, đầu tư, mở ngân hàng,...
Yếu tố dẫn đến sự ra đời AFTA là gì?
Vào đầu những năm 90, trong bối cảnh kinh tế - chính trị vừa trải qua chiến tranh lạnh kết thúc. Do đó, nền kinh tế thế giới và khu vực đã đặt kinh tế các nước ASEAN thử thách to lớn, không dễ dàng vượt qua nếu không có sự nỗ lực và liên kết chặt chẽ của toàn hiệp hội. Những thử thách đó là:
- Quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, chủ nghĩa bảo hộ truyền thống trong ASEAN mất đi sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách trong nước và quốc tế.
- Do sư hình thành, phát triển của các tổ chức hợp tác khu vực mới như: khu mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA). khu mậu dịch tự do Châu Âu (EU) đã trở thành khối thương mại khép kín. Điều đó, gây trở ngại cho hàng hóa khi thâm nhập vào khu vực này.
- Những thay đổi về chính sách như: mở cửa, khuyến khích cho các nhà đầu tư nước ngoài và lợi thế tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực của các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nga trở thành thị trường đầu tư hấp dẫn hơn ASEAN. Vì vậy, ASEAN cần phải mở rộng thành viên và nâng cao về tầm hợp tác khu vực.
Trước những thách thức trên, Năm 1992, Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN quyết định thành lập khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).
Cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia AFTA là gì?
Theo nhiều tờ báo kinh tế, những năm trở lại đây ASEAN là môi trường thu hút nhiều nhà đầu tư lớn. Vậy với vai trò là một trong những thành viên của ASEAN Free Trade Area, Việt Nam mang lại cơ hội và thách thức gì?
Cơ hội khi Việt Nam tham gia AFTA
Hiện nay xu hướng đầu tư, mở rộng hơn về hiệp định AFTA đã tạo cơ hội cho Việt Nam thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và thức đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa tiêu biểu như:
- Thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ thương mại với các nước thành viên trong AFTA: việc tham gia này giúp Việt Nam mở rộng hơn về quy mô, hợp tác đoàn kết và hợp nhất trong mọi đàm phán.
- Tham gia ASEAN Free Trade Area tạo cơ hội cho Việt Nam thu hút vốn đầu tư: điều đó chính làm điểm tựa để nước ta học hỏi về kinh nghiệm, tiếp thu khoa học kỹ thuật mới tạo điều kiện khai thác sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có triệt để hơn.
- Tạo động lực cho chuyển dịch cơ cấu: Lợi thế đầu tiên khi Việt Nam tham gia AFTA là gì? Đó là tạo nên sức ép cho các doanh nghiệp trong việc cải thiện chất lượng sản xuất. Từ đó, giúp Việt Na, cân bằng lại giá cả và tạo nên nền cơ cấu thích hợp hơn.
- Mở rộng hơn về thị trường cùng sự ưu đãi: theo số liệu được thống kê, 30% kim ngạch nhập khẩu của nước ta đều nhờ vào các nước thành viên ASEAN. Đó là nguyên nhân giúp Việt Nam có động lực đẩy mạnh công tác mở rộng quy mô kinh doanh.
Thách thức của Việt Nam khi tham gia AFTA là gì?
Bên cạnh những cơ hội khi nước ta tham gia AFTA, thì Việt Nam cũng phải đối mắt với một số thách thức lớn như:
Đầu tiên, nền kinh tế nước ta chưa thực sự mạnh mẽ so với các nước thành viên AFTA. Vì vậy, sức cạnh tranh các mặt hàng còn ở mức thấp về chất lượng và giá so với hàng ngoại vào sẽ tạo nên sự cạnh tranh lớn.
Thứ 2, khi chúng ta tham gia AFTA cũng chính là điều tác động trực tiếp đến giá cả. Do hàng rào về thuế quan tạo nên sức ép và một số quản chi phí phát sinh không cần thiết khi nhập khẩu. Vì vậy, giá cả sẽ cao hơn các nước thành viên.
Cuối cùng, việc xây dựng về chính sách quản lý của nước ta cần cải tiến bởi sự rườm rà không hiệu quả.
Kết luận
Như vậy, vừa rồi chúng tôi đã cung cấp đến bạn AFTA là gì? Và tình hình Việt Nam khi tham gia hiệp hội như thế nào? Hy vọng, nước ta sẽ tận dụng cơ hội và vượt qua mọi thách thức khi tham gia AFTA.