meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lý giải hiện tượng đẩy giá đất nền ở Hoà Bình, nhà đầu tư tranh nhau “ôm”

Thứ hai, 21/02/2022-08:02
Nếu so với thời điểm ba năm trước đến quý I/2022, giá trị các lô đất nền bám trục đường lớn ở tỉnh Hoà Bình đã tăng nhiều lần, thậm chí vài chục lần. Đây là lý do khiến các nhà đầu tư nhanh chóng chuyển từ thị trường bất động sản thủ đô sang xứ Mường để kiếm lời.

Môi giới “kiếm ăn” tốt nhờ thổi giá thị trường đất

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần, nhiều nhà đầu tư bắt đầu đi tìm kiếm thị trường bất động sản để tìm cơ hội sinh lời trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài. Trên các trang tin về bất động sản, nhiều “cò” đất khẳng định nhiều doanh nghiệp lớn sẽ tìm mua, gom đất vùng ven Hà Nội và các tỉnh lân cận còn dư địa nhiều như Hoà Bình. Do vậy, giá đất nền trong quý I và quý II/2020 sẽ tăng “phi mã”.

Theo chân một “cò” đất lâu năm, chúng tôi được đưa đi xem một số lô đất ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình (giáp danh Hà Nội). Mặc dù mới qua rằm tháng Giêng, tiết trời mưa lạnh nhưng đã có rất nhiều nhà đầu tư về đây tìm hiểu thị trường đất nền.

Chị Lê Thị Thuỷ, nhân viên môi giới của công ty Bất động sản Võ Thị Sáu khẳng định: Thị trường bất động sản ở Hoà Bình rất tiềm năng vì có hệ sinh thái tự nhiên, phù hợp xu thế nghỉ dưỡng cũng như gần các dự án, khu công nghiệp tạo nên lợi thế phát triển trong tương lai. Đơn cử như phía giáp sông Đà, giá đất từ năm 2020 đến nay đã tăng từ 4-6 lần, mức giá chuyển nhượng hiện tại lên đến 25-35 triệu đồng/m2. Còn những khu vực gần dự án hệ sinh thái Legacy Hill Hòa Bình thì giá đất nền đã được thổi lên gấp cả chục lần.


Một lô đất nhỏ ở vùng ven TP Hoà Bình đang trong thời gian chờ cấp đổi sổ đỏ nhưng đã được rao bán với giá vài tỷ đồng. Ảnh: Bảo Nguyên
Một lô đất nhỏ ở vùng ven TP Hoà Bình đang trong thời gian chờ cấp đổi sổ đỏ nhưng đã được rao bán với giá vài tỷ đồng. Ảnh: Bảo Nguyên

Lý giải về tình trạng "sốt đất" hiện nay ở Hoà Bình, nữ nhân viên mối giới bất động sản cho biết, giá đất tại TP Hoà Bình, Lương Sơn cũng như các huyện trong tỉnh đang có nhiều biến động. Từ cuối năm 2021 đến đầu năm 2022, các dự án lớn như khu công nghiệp Nhuận Trách, khu nghỉ dưỡng sinh thái Panorama Hill, quần thể Diamond Island Villas Resort được phê duyệt và bắt đầu xây dựng, hoàn thiện hạ tầng khiến thị trường đất nền xung quanh sôi động. Chưa kể, Dự án đường liên kết vùng Hoà Bình – Hà Nội và cao tốc Sơn La sắp triển khai để hoàn thiện mạng lưới giao thông nên các nguồn vốn đầu tư đổ về Hoà Bình ngày một nhiều. Tại các khu vực dân cư nơi có dự án giao thông sắp xây dựng giá đất tăng lên từng ngày…

“Có thời điểm nhà đầu tư vừa mua một lô đất 1.200m với giá 3,5 tỷ đồng sau một tuần đã có người mua lại với giá 6 tỷ đồng và bán tiếp cho nhà đầu tư F3 với giá 8,2 tỷ đồng. Nếu dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài, các kênh đầu tư khó khăn thì nhiều người có tiền nhãn rỗi sẽ tiếp tục về đây mua đất kiếm lợi nhuận nên giá đất sẽ tăng theo. Vì thế mới có chuyện một lô đất đẹp bám suối, đường bê tông vào tận nơi có nhiều nhà đầu tư giành nhau “ôm” chờ sinh lời trong khi chưa ai có nhu cầu sử dụng”, chị Thuỷ nói.

Cũng theo ghi nhận của chúng tôi, giá đất nền ở Hoà Bình tăng cao trong những ngày đầu năm 2022 khiến nhiều người dân tranh thủ làm môi giới, “cò” đất. Anh Nguyễn Văn Long (46 tuổi, làm nghề xe ôm ở TP Hoà Bình) cho biết, từ sau nghỉ Tết Nguyên đán đến nay anh không chở khách ở các bến xe nữa mà chờ khách có nhu cầu mua đất để tư vấn và đưa họ đi xem. “Nếu họ ưng và giao dịch được thì mình cũng được “hoa hồng” vài triệu. Còn nếu mảnh nào chủ đất nhờ mình tìm được khách mua với giá cao thì họ “cắt phí” cho mình đến vài chục triệu đồng. Có những mảnh đất một tháng qua tay 4 nhà đầu tư, môi giới ai cũng có quà”, anh Long phấn khởi chia sẻ.


"Cò" đất này chia sẻ, chưa biết các nhà đầu tư sinh lời ra sao nhưng những người môi giới như anh ai cũng kiếm được khoản tiền kha khá sau mỗi lần giao dịch mua bán. Ảnh: Bảo Nguyên
"Cò" đất này chia sẻ, chưa biết các nhà đầu tư sinh lời ra sao nhưng những người môi giới như anh ai cũng kiếm được khoản tiền kha khá sau mỗi lần giao dịch mua bán. Ảnh: Bảo Nguyên

Người đàn ông này cũng thừa nhận, nhiều môi giới, “cò” đất thi nhau thổi giá, “vẽ” ra viễn cảnh tương lai phát triển, phồn thịnh cho những khu vực còn nhiều đất nền ở Hoà Bình để kiếm tiền chênh lệch khiến thị trường bất động sản ở đây đang bị sốt ảo trong khi giao dịch thực tế thì không nhiều.

Nhà đầu tư cẩn thận “say sóng”

Tiếp tục đi khảo sát tại thị trường huyện Kim Bôi, Cao Phong, Tân Lạc… của tỉnh Hoà Bình, chúng tôi khá bất ngờ khi người dân nghe theo lời môi giới, đua nhau cắt đất bán lấy tiền. Có những hộ dân đang trồng cây trên khu vực đất của gia đình nhưng khi có “cò” đất đến hỏi bán với giá cao là họ đồng ý ngay.

Bà Lê Thị Linh, Phó Giám đốc công ty An Tâm (chủ đầu tư một dự án sinh thái ở huyện Kim Bôi) cho biết: “Nhiều năm qua, tình trạng mua bán đất nền tràn lan dẫn đến việc các nhà đầu tư khi muốn mua gom đất triển khai dự án rất khó. Nhiều người lợi dụng vào đó đẩy giá đất lên cao. Đây là lý do dù đã được phê duyệt dự án từ năm 2018 mà đến nay chúng tôi vẫn chưa xong việc đền bù, lấy mặt bằng để triển khai xây dựng”.


Những lô đất ở sâu trong dân cư, giao thông chưa thuận lợi vẫn được "thổi giá" vì lý do sắp có doanh nghiệp về đây triển khai dự án, nâng cấp hạ tầng. Ảnh: Bảo Nguyên
Những lô đất ở sâu trong dân cư, giao thông chưa thuận lợi vẫn được "thổi giá" vì lý do sắp có doanh nghiệp về đây triển khai dự án, nâng cấp hạ tầng. Ảnh: Bảo Nguyên

Theo kinh nghiệm của bà Linh, cứ khoảng 3 tháng đầu năm do người dân rảnh rỗi, nguồn tiền chưa có nơi đầu tư nên thị trường bất động sản bùng nổ. Người đến xem chủ yếu là “cò” đất và đội hình “con nhang phật tử” ăn theo, với mục đích làm nóng thị trường. Chủ yếu các nhà đầu tư mua đi bán lại. Một số người cũng xây dựng nhà vườn, khu du lịch để kinh doanh tuy nhiên làm theo kiểu tự phát, thiếu đồng bộ, giao thông chưa hoàn thiện nên không thu hút được khách. Sau một thời gian họ bỏ không, chấp nhận thua lỗ tuy nhiên “cò” đất vẫn quảng cáo rằng dự án du lịch này đang chờ mua thêm đất để mở rộng hệ sinh thái.

Tình trạng “thổi giá” đất ở Hoà Bình không chỉ ảnh hưởng đến chính sách thu hút đầu tư của địa phương mà còn gây khó khăn trong công tác quản lý. Nhiều vụ chuyển nhượng đất rừng, đất nông nghiệp rồi xây dựng sai phép, mua đi bán lại đã phát sinh nhiều tranh chấp dân sự. Chưa kể, nhiều vị trí, diện tích trên bìa đỏ cũ với hình thể, đo đạc thực tế hiện nay sai lệch dẫn đến nhiều vướng mắc trong quá trình làm thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.


Một lô đất ở thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn có diện tích 20.704 vốn là đất trồng cây lâu năm cũng được san lấp mặt bằng, phân lô bán nền cho nhà đầu tư. Ảnh: Bảo Nguyên
Một lô đất ở thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn có diện tích 20.704 vốn là đất trồng cây lâu năm cũng được san lấp mặt bằng, phân lô bán nền cho nhà đầu tư. Ảnh: Bảo Nguyên

Mới đây, ông Ngô Văn Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình đã có công văn chỉ đạo Sở Xây dựng và các địa phương làm rõ việc sốt đất, nhiễu loạn giá trong thời gian qua. Ông Tuấn cũng yêu cầu công khai quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án để tranh việc thổi giá vô căn cứ. Thị trường bất động sản trên địa bàn sốt ảo đã tác động lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Còn với những khu vực đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất khi nhà nước tiến hành thu hồi sẽ gặp nhiều cản trở do người dân đã ký chuyển nhượng, mua bán viết tay, vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra hiện này cần kiểm soát, ngăn chặn tình trạng này.

Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình cũng khuyến cáo nhà đầu tư cẩn thận “say sóng” với nhiều dự án bất động sản trên địa bàn chưa hoàn thiện pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đầu tư. Đơn vị này đã đích danh 31 dự án chưa được cấp phép xây dựng, chưa đủ điều kiện huy động vốn và 8 dự án khu du lịch nghỉ dưỡng chưa đủ cơ sở pháp lý để triển khai và kinh doanh bất động sản. Trong đó điển hình là dự án Kai Village Resort tại TP Hòa Bình; dự án Mountain Villa ở huyện Lương Sơn và dự án Sun Legend Villa thuộc huyện Đà Bắc đang được môi giới quảng bá rầm rộ để "thổi giá" đất nền khu vực lân cận.

 

Cao Bảo Nguyên
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 giờ trước