Lý do lớn nhất dẫn đến “giấc ngủ đông” của thị trường bất động sản
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường bất động sản chờ đợi được gỡ khóThấy gì từ việc gần 4,2 tỷ USD vốn ngoại chảy vào thị trường BĐS Việt Nam?Thị trường bất động sàn 2023, phân khúc nào sẽ duy trì thanh khoản?Thị trường bất động sản rơi vào giai đoạn khó khăn vì nhiều lý do.
Giới chuyên gia đã chỉ ra một trong những điểm nghẽn lớn nhất là nguồn vốn thiếu hụt trong bối cảnh ngân hàng đang khó tiếp cận dòng tiền. Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, do giá cổ phiếu giảm nên vốn từ chứng khoán cũng gặp khó. Khi chính các doanh nghiệp cũng lao đao với khoản nợ đáo hạn, thị trường trái phiếu cũng không còn là kênh hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp bất động sản. Hơn nữa, thanh khoản kém, khiến dòng tiền cho kênh đầu tư bất động sản hạn hẹp.
TS. Hiếu chỉ ra một lý do khác là vấn đề niềm tin trên thị trường tài chính. Tâm lý nhà đầu tư đã bị ảnh hưởng lớn từ câu chuyện các doanh nghiệp Tân Hoàng Minh, FLC rồi vụ việc Vạn Thịnh Phát hồi tháng 10. So với năm 2011-2013, nhà đầu tư đang bị lung lay niềm tin.
Thế nhưng, TS. Hiếu cho rằng chính phủ đang có những chính sách điều tiết để ổn định lại thị trường.
Thị trường bất động sàn 2023, phân khúc nào sẽ duy trì thanh khoản?
Một năm 2022 với nhiều khó khăn với thị trường bất động sản đang dần khép lại. Tuy nhiên, vẫn có những niềm tin về sự ổn định và thanh lọc cho ngành trong thời gian tới.Đến bao giờ giá bất động sản về tiệm cận với người có nhu cầu ở thực?
Phải làm sao để mọi người dân đều có thể mua được nhà? Nhìn vào thị trường hiện nay, đa phân người dân bình thường không mua được nhà trong khi đó lại có một bộ phận những người giàu lên từ đất, từ việc kinh doanh nhà ở.Thị trường bất động sản chờ đợi được gỡ khó
Thị trường bất động sản đang trong giai đoạn gần như đóng băng, các doanh nghiệp hầu như không có doanh thu. Hơn lúc nào hết, thị trường bất động sản đang chờ đợi vào những cơ chế, chính sách gỡ khó của Chính phủ.Chủ tịch Hội Môi giới, TS. Nguyễn Văn Đính cũng nêu bật một số nguyên nhân khiến thị trường bước vào “giấc ngủ đông”.
Thứ nhất là việc ngân hàng được điều chỉnh tăng trần lãi suất khiến nhu cầu vay vốn của nhà đầu tư và người mua nhà giảm. Chính sách điều chỉnh này khiến dòng tiền bị mắc kẹt khi chảy vào thị trường bất động sản. Doanh nghiệp địa ốc kể cả đối tượng vay mua nhà cũng khó tiếp cận tín dụng.
Ngoài ra, những dự án bất động sản, trong đó có cả dự án nhà ở xã hội, nhà ở giá phù hợp đều gặp khó khi tiếp cận dòng vốn tín dụng. Ngoài ra, do niềm tin của nhà đầu tư đã sụt giảm nên phát hành trái phiếu gặp khó. Không có đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp nào được ghi nhận trong 3 tuần đầu tháng 10/2022.
Và đến thời điểm hiện tại, không có nhiều kênh để doanh nghiệp có thể tiếp cận huy động vốn.
Ở góc độ khác, chuyên gia kinh tế - TS. Vũ Đình Ánh lại nhận định rằng rủi ro pháp lý các dự án giao đất, triển khai và câu chuyện trái phiếu doanh nghiệp không thanh toán được là 2 vấn đề lớn của thị trường.
Theo TS. Vũ Đình Ánh, phải giải quyết vấn đề lớn của thị trường: vấn đề rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản.
Đối với việc xử lý trái phiếu doanh nghiệp, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng cần sắp xếp lại quy định nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế, mà không thể buông lỏng lại siết chặt khiến thị trường này đóng băng.
Về vấn đề có nên bơm tiền giải cứu bất động sản, các chuyên gia có cùng quan điểm rằng tình hình Việt Nam có sự khác biệt. Các chính sách điều hành của chính phủ đang sắp xếp lại thị trường. Bởi vậy, khó khăn chỉ là tạm thời và thị trường sẽ sớm hồi phục trở lại sau đó.
Do chính phía ngân hàng lo ngại rủi ro hiện tại nên vấn đề bơm tiền cho bất động sản bằng việc nới room tín dụng cũng sẽ khó xử lý được vấn đề. Thế nhưng, cũng cần đưa ra gói hỗ trợ người dân ở thành phố lớn để tiếp cận sở hữu nhà. Qua đó, giúp tạo thanh khoản cho thị trường, đặt ra vấn đề doanh nghiệp cần điều chỉnh cơ cấu sản phẩm.