meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường bất động sản chờ đợi được gỡ khó

Thứ tư, 30/11/2022-09:11
​​​​​​​Thị trường bất động sản đang trong giai đoạn gần như đóng băng, các doanh nghiệp hầu như không có doanh thu. Hơn lúc nào hết, thị trường bất động sản đang chờ đợi vào những cơ chế, chính sách gỡ khó của Chính phủ.

Hơn 700 dự án "treo" chờ ngày được cứu

Con số được HĐND TP.HCM công bố tại cuộc họp hội đồng giữa năm 2022 cho thấy, từ năm 2016 đến nay, TP đã ban hành nhiều quyết định thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho gần 1.450 dự án bất động sản nhà ở, đô thị, nhưng đến nay mới có hơn 400 dự án hoàn thành, gần 750 dự án đang triển khai và hơn 300 dự án nằm treo.

Trong khi đó dự án treo Hà Nội lên tới hơn 400 dự án, trong đó có một số dự án đã thu hồi đất một phần hoặc thu hồi đất hoàn toàn nhưng vẫn chưa triển khai. Đáng chú ý một số dự án vướng điều chỉnh quy hoạch cả chục năm vẫn chưa triển khai đầu tư xây dựng.


Hơn 700 dự án treo chờ ngày được giải cứu. (Ảnh minh họa)
Hơn 700 dự án treo chờ ngày được giải cứu. (Ảnh minh họa)

Theo nhận định của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), pháp lý là vướng mắc lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp bất động sản, chiếm tới 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở trong quá trình chuẩn bị đầu tư, xây dựng và kinh doanh. Nguyên nhân là do một số quy định pháp luật không đồng bộ, thống nhất, việc giải quyết pháp lý lại cần thời gian. HoREA cũng khẳng định, thủ tục pháp lý rắc rối, thiếu đồng bộ, liên thông đang kéo dài thời gian thực hiện các thủ tục hành chính của các dự án bất động sản, nhà ở thương mại trong khoảng 3-5 năm, thậm chí mất cơ hội kinh doanh và tăng phí đầu tư của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc ngân hàng siết chặt tín dụng, cộng thêm các vấn đề liên quan đến trái phiếu trong thời gian qua cũng đã khiến nhiều chủ đầu tư lao đao vì khát vốn. Hàng loạt tập đoàn, doanh nghiệp đang phải thu hẹp quy mô, nhiều dự án đang phải dừng hoặc trì hoãn hoạt động đầu tư; không triển khai dự án mới. Một số đơn vị cũng đang phải tinh giảm tối đa bộ máy, thậm chí một số tập đoàn còn phải cắt giảm tới 50% nhân lực.

Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Tổ công tác về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương và doanh nghiệp.

Điểm đáng mừng là trong quyết định thành lập Tổ công tác đã nêu đích danh việc hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản và chủ trương xuyên suốt là giải tỏa những lo lắng trên thị trường.

Đừng chỉ ngồi "chờ"

Chia sẻ với PV, lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản tại Hà Nội cho rằng, với những khó khăn chồng chất của thị trường bất động sản hiện nay, việc thành lập tổ công tác đặc biệt của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn là điều cần thiết và kịp thời.

Vấn đề pháp lý hiện nay khiến hàng loạt dự án gần như đóng băng, các địa phương không dám ký ngay cả các dự án làm đúng, nên các doanh nghiệp không thể mở bán sản phẩm. Tiếp đó là thanh khoản của thị trường gần như đã mất khiến dòng vốn của doanh nghiệp gần như mất hoàn toàn. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng trở nên rụt rè, lo ngại không dám rót tiền khi nhìn vào thị trường Việt Nam trầm lắng.

"Sau một thời gian khóa van tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp đã khiến nhiều doanh nghiệp lao đao. Những khó khăn của ngành bất động sản cũng đang lan rộng sang các ngành khác như tài chính, vật liệu xây dựng, nhiều lao động cũng bị ảnh hưởng.... Do vậy, việc tháo dỡ khó khăn về pháp lý và tín dụng đối với các dự án là điều cấp thiết hiện nay để tránh tình trạng vỡ domino. Và trong đó, tổ công tác của Chính phủ được các doanh nghiệp kỳ vọng rất lớn" - Lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ.

Còn theo ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Lê Thành cho rằng, các thành viên trong tổ công tác lần này gồm các lãnh đạo các Bộ và Văn phòng Chính phủ liên quan đến lĩnh vực bất động sản như xây dựng, tài chính, đất đai... nên có đầy đủ hiểu biết, kinh nghiệm và thẩm quyền để giải quyết tất cả nhưng khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp và các địa phương.


Ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Lê Thành.
Ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Lê Thành.

Ông Nghĩa cũng cho rằng, khó khăn lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp là không bán được hàng. Thực trạng này cho thấy các sản phẩm hiện nay không phù hợp với thu nhập của người dân trong khi giá nhà lại quá cao, dẫn đến người mua ở thật không mua được.

"Doanh nghiệp không bán được hàng thì không huy động được vốn, đi vay cũng khó.... rất nhiều yếu tố dẫn đến việc nguồn vốn của doanh nghiệp yếu. Không có tiền thì doanh nghiệp làm sao trả nhà thầu, gây nên khó khăn dây chuyền" - ông Nghĩa nhận định.

Để giải quyết vấn đề này, ông Nghĩa đưa ra hai giải pháp. Thứ nhất, doanh nghiệp phải tự tìm cách để cứu lấy mình như: Tìm M&A, huy động nguồn tiền từ các liên kết, doanh nghiệp nước ngoài có vốn hay tìm quỹ đầu tư dài hạn... doanh nghiệp cần phải chủ động nguồn vốn mới. Thứ hai, doanh nghiệp cũng phải xem xét lại mức giá phù hợp hơn, nếu không hạ được giá thành thì phải cơ cấu sản phẩm cho phù hợp với người dân, làm nhà phù hợp với túi tiền để đẩy số lượng tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp cần tái cơ cấu lại danh mục đầu tư, không đầu tư đại trà mà cần tập trung vào từng dự án.

Đứng dưới góc độ chuyên gia, GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định, Tổ công tác của Thủ tướng thúc đẩy niềm tin cho thị trường, còn để khôi phục thị trường thì cần có giải pháp căn cơ, lâu dài. Trong đó, mấu chốt là Luật Đất đai.

Ông cũng cho rằng, thanh khoản của thị trường bất động sản hiện nay là thị trường đầu cơ. Thanh khoản bất động sản giảm cũng khiến tình trạng đầu cơ hạn chế.

"Người dân đi mua nhà để ở rất khó khăn khi thị trường giá quá cao. Nhưng nếu chúng ta muốn tăng thanh khoản lên nghĩa là chúng ta đang ủng hộ đầu cơ. Vì vậy, cần tạo ra thị trường bất động sản lành mạnh và ổn định phù hợp với người lao động chứ không phải để mức giá cao ngất ngưởng như hiện nay"- ông Võ nhận định.

Bên cạnh đó, thời gian qua nhiều vụ việc lên quan đến trái phiếu bất của doanh nghiệp bất động sản đã khiến niềm tin của người dân không còn. Nhiều người hiện nay có tiền cũng không muốn gửi ngân hàng và cũng không muốn đầu tư trái phiếu.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

Người dân TP.HCM vẫn thấp thỏm chờ kết quả khi nộp hồ sơ đất đai trước giờ G

Nhiều quy định phòng cháy chữa cháy mới có thể “làm khó” loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

Giá bất động sản tăng vọt do thiếu cạnh tranh?

Nên tách nhà ở xã hội khỏi dự án thương mại

Một số địa phương không có dự án NOXH nào được khởi công từ năm 2021 đến nay

Không nên chỉ cho thuê NOXH do công đoàn đầu tư

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Hà Nội khẩn trương xây dựng bảng giá đất mới

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

15 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

15 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

15 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

15 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước