“Lướt sóng” bất động sản liệu còn cơ hội bùng nổ?
Theo Nhịp sống kinh tế, Công ty Việt An Hòa vừa công bố kết quả Khảo sát từ tệp khách hàng của 10 công ty bất động sản lớn tại TP. HCM và các tỉnh phía Nam trong giai đoạn 2020 - 2022, cho thấy tỷ trọng nhà đầu tư hoạt động “lướt sóng” trên thị trường địa ốc phía Nam có xu hướng giảm và dần về mức 0%.
Nguyên nhân đã kìm hãm kiểu đầu tư này là vì những động thái kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực bất động sản từ các ngân hàng, cơ quan chức năng; Thuế chuyển nhượng bị cơ quan thuế siết chặt và khiến cho sự thao túng của giới đầu cơ phải chùng xuống, đồng thời giảm thiểu mua đứt bán đoạn. Bên cạnh đó là thanh khoản của hầu hết các loại hình bất động sản đang xuống khá thấp. Trong trường hợp thời gian giao dịch mua bán càng kéo dài hơn trước gấp vài lần thì nhóm nhà đầu tư “lướt sóng” sẽ “không còn sóng để lướt”.
Thị trường bất động sản sắp có đợt đầu tư lướt sóng mới?
Các chuyên gia cho rằng, đầu tư lướt sóng bất động sản lúc nào cũng có dù ở miền Bắc hay là miền Nam, dù có dịch hay không có dịch thì vẫn luôn tồn tại, chỉ chờ cơ hội lại bùng lên. Và để có thể triệt tiêu được vấn đề này thì Nhà nước cần có những quy định cụ thể.Hết thời đầu cơ "lướt sóng", nhà đầu tư bất động sản F0 nên làm gì lúc này?
Các chuyên gia cho biết, thời điểm này khó có thể "lướt sóng", nhà đầu tư phải xác định đầu tư lâu dài, nên mua và cầm giữ những nơi có vị trí tốt, khoảng từ 2-5 năm với tỷ trọng vay ngân hàng thấp, dưới 40%. Đây là phương án an toàn và phù hợp với bối cảnh hiện nay."Lướt sóng" BĐS hết thời, nhà đầu tư để mắt tới chung cư vùng ven
Chỉ trong thời gian ngắn, sau những động thái "siết chặt" đối với thị trường bất động sản, loại hình có yếu tố đầu cơ cao như đất nền ngay lập tức bị ảnh hưởng. Ở chiều ngược lại, phân khúc nhà ở, căn hộ vừa túi tiền, đáp ứng nhu cầu ở thực vẫn giữ được sự ổn định.Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản cho rằng, việc giảm nhu cầu “lướt sóng” chỉ là nhất thời, bởi đến khi thời cơ trở lại thì nhóm này sẽ quay trở lại. Nhất là nhóm nhà đầu tư đa dạng này có xu hướng tụ tập đông hơn ở thị trường mới được khai phá, có thêm thông tin quy hoạch hoặc tại những khu vực chuẩn bị triển khai dự án địa ốc quy mô lớn.
Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) nhận định, việc “lướt sóng” đầu tư bất động sản lúc nào cũng hiện diện trên thị trường từ Bắc vào Nam, kể cả giai đoạn dịch bệnh hay không có dịch thì hoạt động này vẫn tồn tại được. Ông Đính cho rằng, xét trên một góc độ nào đó, thị trường bất động sản vẫn chờ đợi những dòng vốn từ các nhà đầu tư lướt sóng. Bởi họ sẽ mang tính linh hoạt, kích động thị trường sơ khởi. Trong trường hợp không có dòng vốn này thì thị trường sẽ trở nên khá ảm đạm.
“Gần đây, quá trình đầu tư vào hạ tầng đang rất phát triển, đó là chưa kể rất nhiều dự án FDI lớn chuẩn bị đổ bộ vào thị trường Việt Nam, nên kiểu gì cũng xuất hiện lướt sóng bất động sản. Do đó, tôi khẳng định không có chuyện hết thời, mà phải ngược lại, thị trường sắp có đợt đầu tư lướt sóng mới” - Ông Đính nhận định
Thực tế, trong 2 năm khó khăn vì đại dịch Covid - 19, nhất là trong đợt đầu năm 2021, tình trạng lướt sóng ồ ạt đã khiến thị trường có nhiều hệ quả nhất định. Ông Đính cho rằng, chính Phủ cần có thêm công cụ thì mới kiểm soát được dòng vốn đầu tư lướt sóng.
“Như tôi đã nói, các nhà đầu tư bất động sản giống như ngòi nổ, giúp thị trường sôi động lên. Tuy nhiên, vừa qua, việc đầu tư lướt sóng ồ ạt tại các địa phương quản lý yếu kém, đã khiến giá đất nhiều nơi tăng ảo, phi thực tế. Điều này có thể tạo ra bong bóng bất động sản, về lâu dài rất có hại. Vì vậy, cần có thêm công cụ để kiểm soát” - Ông Đính nhấn mạnh.
Cũng theo quan điểm này, ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch thường trực CLB bất động sản Hà Nội cho hay, hoạt động lướt sóng đầu tư bất động sản sẽ khó triệt tiêu, nhóm nhà đầu tư kiểu này chỉ chờ đợi cơ hội để quay lại.
Theo quan điểm của ông Điệp: “Đến nay, thị trường bất động sản đang trong giai đoạn hạ nhiệt, nhóm đầu tư lướt sóng tạm thời “ở ẩn” chờ đợi. Cho đến khi dòng tiền tiếp tục chảy mạnh vào thị trường bất động sản hoặc có các thông tin về những dự án địa ốc mới thì nhóm đầu tư này sẽ lại khuấy đảo thị trường. Tuy nhiên, việc đầu tư dài hạn hay lướt sóng ngắn hạn thì đều không sai vì chưa có điều luật nào cấm việc này, chỉ là mục tiêu và nhu cầu đầu tư của mỗi người là khác nhau. Theo tôi, muốn triệt tiêu hẳn thù phải có công cụ pháp luật”.
Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com phân tích, đầu tư bất động sản phải dựa trên nhu cầu và quan điểm của mỗi cá nhân. Hầu hết người mua nhà đất thông thường có mục tiêu đầu tư dài hạn. Vì vậy, tâm lý đầu tư sẽ không bị tác động từ những yếu tố ngắn hạn như dịch bệnh.
“Nguồn cung ít trong khi nhu cầu cao là lý do trải qua 2 năm đại dịch Covid-19 nhưng giá bất động sản vẫn liên tục tăng. Môi giới hay giới đầu cơ "lướt sóng" chỉ là một “chất xúc tác”, vì trong suốt thời gian qua, dù những người "lướt sóng" đã buộc phải “nằm chờ thời” nhưng giá nhà đất không hề giảm. Rõ ràng, "lướt sóng" là ngắn hạn, đầu tư là dài hạn. Một nhà đầu tư kỳ vọng 3-5 năm, thậm chí đầu tư 10 năm để có lời thì không có lý do gì cần lo lắng bất chấp thị trường lên xuống” - Ông Quốc Anh cho hay.
Tình trạng “lướt sóng” bất động sản thực tế có tác động không nhỏ lên thị trường, nó đang trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên những đợt sốt đất cục bộ. Nhưng nhìn nhận ở một góc độ nào đó thì thị trường bất động sản vẫn rất cần tới nguồn tiền từ các nhà đầu tư “lướt sóng”.
Có thể thấy, việc giá bất động sản thời gian qua liên tục bị đẩy lên không thể đổ lỗi hết cho môi giới hay nhóm đầu tư “lướt sóng”. Vấn đề chính là do quy luật cung cầu và sự ủng hộ của thị trường, bên cạnh là sự kỳ vọng của các nhà đầu tư. Do vậy, khi nhu cầu trên thị trường tăng cao thì chắc chắn giá bất động sản sẽ bị đẩy lên.
Tuy nhiên, hoạt động “lướt sóng” bất động sản sẽ gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn như làm nhiễu loại thị trường, giá tăng cao khiến người có nhu cầu thực khó tiếp cận sản phẩm, nhất là ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn tài chính của nhà đầu tư nếu thị trường đột ngột “gãy sóng”.