Thị trường bất động sản sắp có đợt đầu tư lướt sóng mới?
BÀI LIÊN QUAN
Tâm sự nghề môi giới: Nhờ đầu tư lướt sóng, nhiều người dắt túi hàng tỷ đồngĐầu tư đất nền: Nhiều nhà đầu tư dở khóc dở cười khi “lướt sóng thành cư dân”Những kinh nghiệm đầu tư lướt sóng căn hộ chung cưHiện tượng "sốt đất ảo" diễn ra tràn lan
Trong thời gian vừa qua, hàng loạt các cơn sốt đất nở rộ tài nhiều khu vực và thậm chí đã lan rộng tới nhiều vùng nông thôn, vùng núi xưa nay đã vốn rất yên bình. Và sự xuất hiện của các đầu cơ bất động sản đã khiến cho giao dịch làng trên xóm dưới cũng vì thế mà nhộn nhịp, kéo theo đó là giá đất liên tục nhảy múa.
Giám đốc nhà ở CBRE Việt Nam - ông Huỳnh Tuấn Kiệt cho biết, tình trạng sốt đất đã lan rộng ra nhiều địa phương và có xu thế chạy theo thông tin về quy hoạch hạ tầng. Đáng chú ý là giờ đây sốt đất không chỉ loanh quanh những khu vực lân cận TP. Hồ Chí Minh hay Hà Nội mà đã len lỏi về vùng nông thôn và thậm chí là miền núi cũng sốt đất mạnh mẽ. Ông Kiệt cho hay: "Mặt bằng giá đất hiện tại lên khá cao, có nơi tăng 2 đến 3 lần so với thời điểm mua vào. Bất ngờ hơn nữa là các khu vực miền núi vùng cao cũng hòa chung với cơn sốt đất tăng giá”.
Ôm tiền tỷ "lướt sóng" kiếm lời, nhà đầu tư lo lắng BĐS lãi ảo nhưng "chôn" vốn thật
Giá bất động sản ở nhiều địa phương trong thời gian qua đã bị đẩy lên quá cao sau khi trải qua nhiều "cơn sốt" liên tục khiến nhà đầu tư phải thận trọng hơn trong việc đưa ra quyết định.Cẩn trọng với "mánh khóe" đầu tư lướt sóng BĐS: Mất tiền "như chơi" nếu không biết điều này
Thực tế, những vụ lướt sóng/sang cọc vẫn âm thầm diễn ra trên thị trường bất động sản, ở một số khu vực. Hình thức này chủ yếu diễn ra với các nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm.Và một trong những nguyên nhân khiến cho cơn sốt đất đang có dấu hiệu lan rộng mạnh mẽ là do nguồn tiền đầu tư còn rất lớn, bên cạnh đó là xu hướng các nhà đầu tư hay cá nhân đổ xô vào mua đất. Hơn thế, sốt đất không còn là câu chuyện diễn ra tại các đô thị lớn, vùng lân cận thành phố như TP.Hồ Chí Minh hay Hà Nội mà đã đi xa, len lỏi khắp các vùng quê, miền núi xa xôi.
Nhận định về các cơn sốt đất, GS. Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay, sốt đất là do khi có đầu tư, phát triển thì giá đất cũng vì thế mà lên khá nhanh từ đó làm tổng giá trị đất đai tăng thêm và có thể làm đổi đời người có đất. Ngoài ra, những người có tiền sẽ muốn tham gia để có nhiều tiền hơn trong khi đó thiếu chuyên nghiệp và hay bị tác động của hiệu ứng đám đông - tức là chỉ vì khát vọng của lòng tham mà không đủ luận cứ.
Lướt sóng bất động sản sẽ bị "triệt tiêu"
Cũng theo lời GS Đặng Hùng Võ, giới đầu cơ thành thạo hơn sẽ kích động lòng tham để kiếm lời từ tham gia cò đất, dẫn mối hay thậm chí là lướt sóng ở giai đoạn đầu. Lúc này, chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước cũng chưa đưa ra được biện pháp để có thể khắc phục triệt để tình trạng tiêu cực này.
GS Đặng Hùng Võ nhấn mạnh: "Hệ lụy của những cơn sốt đất nhìn rất rõ, đó là làm cho thị trường lộn xộn. Một nhóm những người đầu tư lướt sóng, nhanh nhạy thì hưởng lợi, "mua tranh bán cướp" rồi hưởng một số lãi không nhỏ. Độ rủi ro quá lớn, đầu tư vào đất đai để kiếm lợi mà cứ như tham gia vào một canh bạc "sinh tử". Cơ quan quản lý của địa phương thì chỉ đưa ra các khuyến nghị bị động, không có giải pháp gì chủ động. Từ đó dẫn tới thị trường thì lộn xộn, xã hội thì ồn ào như "chợ vỡ", rồi kết thúc bằng cảnh "kẻ khóc, người cười" và cả những nhân vật "dở khóc, dở cười".
Còn theo Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) - ông Nguyễn Văn Đính lại cho rằng, đầu tư lướt sóng bất động sản lúc nào cũng có dù ở miền Bắc hay miền Nam, có dịch hay không có dịch thì vẫn luôn tồn tại. Theo chủ tịch Nguyễn Văn Đính, ở một góc độ nào đó thì thị trường bất động sản vẫn rất cần một dòng vốn từ các nhà đầu tư lướt sóng bất động sản - họ là những người mang tính hoạt náo viên kích thích cho thị trường sơ khởi. Và nếu như không có dòng vốn này thì thị trường bất động sản sẽ tương đối ảm đạm.
Có thể thấy, nhóm nhà đầu tư dạng này sẽ thường tụ rất đông ở thị trường mới khai phá và mới có thông tin quy hoạch hoặc tại một số khu vực chuẩn bị có dự án lớn được triển khai. Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) cho biết: "Thời gian gần đây, quá trình đầu tư vào hạ tầng đang rất phát triển đó là chưa kể đến rất nhiều dự án FDI lớn chuẩn bị đổ bộ vào thị trường Việt Nam nên kiểu gì cũng sẽ xuất hiện lướt sóng bất động sản. Chính vì thế tôi khẳng định không có chuyện hết thời mà phải ngược lại, thị trường bất động sản sắp có đợt đầu tư lướt sóng mới".
Dù thế thì trong 2 năm đối mặt với dịch bệnh COVID-19, nhất là trong thời điểm đầu năm 2021 tình trạng lướt sóng bất động sản ồ ạt đã gây ra một số hệ quả nhất định. Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) cho tằng Chính phủ cần có thêm công cụ để kiểm soát dòng vốn đầu tư lướt sóng.
Ông Nguyễn Văn Đính nhấn mạnh, các nhà đầu tư bất động sản cũng giống như ngòi nổ giúp cho thị trường sôi động lên. Tuy nhiên thì thời gian vừa qua, việc đầu tư lướt sóng đã ồ ạt tại các địa phương quản lý yếu kém đã khiến cho giá đất ở nhiều nơi tăng ảo và phi thực tế. Chính điều này có thể tạo ra bong bóng bất động sản, về lâu dài thì sẽ rất có hại. Chính vì thế cần có thêm các công cụ để kiểm soát.
Phó Chủ tịch thường trực CLB bất động sản Hà Nội - ông Nguyễn Thế Điệp cũng cho hay, lướt sóng bất động sản sẽ không hết, xu hướng này sẽ chỉ tạm dừng trong một giai đoạn nhất định và chỉ cơ hội đề bùng lên. Vị chuyên gia này nhấn mạnh: "Để kiểm soát triệt để vấn đề này, tôi cho rằng nhà nước cần có những quy định rõ ràng, cụ thể. Đặc biệt là thuế sở hữu bất động sản”.