meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Luật thừa kế đất đai có di chúc mới nhất, đầy đủ nhất 

Thứ năm, 17/03/2022-09:03
Không ít vụ tranh chấp thừa kế đất đai đã xảy ra dù rằng di chúc đã phân định cụ thể các quyền thừa kế. Điều đó đã khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh rạn nứt tình cảm và nặng nề hơn là mâu thuẫn dẫn đến nhiều thảm kịch xảy ra. Bài viết sau đây là trường hợp chia thừa kế đất đai có di chúc cũng như cách giải quyết để bạn tham khảo. 

Những quy định của luật thừa kế đất đai có di chúc

Chị Minh, năm nay 34 tuổi cho biết gia đình chị có 3 anh chị em gồm chị Minh, anh trai chị Minh là Tùng và em gái chị Minh là Hiền. Hiện cả 3 anh chị em chị Minh đều đã có gia đình riêng và cuộc sống ổn định, bố mẹ thì đã già và hiện đang sống cùng anh Tùng trên diện tích đất rộng 1200m2 do bố mẹ chị cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại vùng ngoại thành. Tháng 1-2022, bố chị Minh ốm nặng và qua đời do tuổi cao, sức yếu. Trước khi mất bố chị đã để lại di chúc thừa kế viết tay và gia đình chị đã đem đi công chứng đầy đủ tại Văn phòng công chứng. Theo đó, bố chị muốn chia 1/2 diện tích đất tương ứng 600m2 đất thuộc quyền sử dụng của bố chị cho anh cả là Tùng vì vợ chồng anh đã hết lòng chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ lúc ôm đau, còn 600m2 còn lại của mẹ chị Minh thì mẹ chị sẽ tùy ý quyết định, chị và em gái (chị Hiền) đã lấy chồng nên sẽ không cho đất mà cho mỗi người 200 triệu lấy vốn kinh doanh. Sau khi bố chị Minh mất, mẹ con chị có mở di chúc dưới sự chứng kiến của nhiều người trong gia đình, gia đình chị đều thống nhất sẽ làm theo nguyện vọng cuối cùng của bố. 


Không ít vụ tranh chấp thừa kế đất đai đã xảy ra dù rằng di chúc đã phân định cụ thể các quyền thừa kế
Không ít vụ tranh chấp thừa kế đất đai đã xảy ra dù rằng di chúc đã phân định cụ thể các quyền thừa kế

Chị Minh muốn được tư vấn về Luật thừa kế đất đai có di chúc theo quy định mới nhất? Cũng như muốn biết về tính hợp pháp của di chúc mà bố để lại ở trên? 

Để thực hiện việc phân chia mảnh đất mà bố để lại, chị Minh cần biết về quyền thừa kế. Cụ thể, căn cứ tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền thừa kế, đó là: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”. 

Như vậy, người thừa kế có thể được hưởng thừa kế đất đai theo pháp luật hoặc theo di chúc hoặc vừa thừa kế theo di chúc vừa thừa kế theo pháp luật.

Hiện nay, di chúc chính là một trong số những giấy tờ phổ biến được người dân sử dụng nhằm mục đích định đoạt tài sản của mình, quyền thừa kế của công dân cũng đã được Pháp luật công nhận, cụ thể: "Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.

Như vậy, việc bố chị Minh lập di chúc thể hiện ý chí của mình đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của ông là hoàn toàn hợp pháp, được pháp luật công nhận. 

Đối với trường hợp của chị Minh, khi bố chị mất và để lại di chúc thì phần đất đai mà chị cùng với anh trai và em gái sẽ được thừa kế theo di chúc, ngoài ra còn có thêm mẹ chị Minh sẽ là người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc đối chiếu theo quy định của pháp luật hiện hành. 

Quy định về hiệu lực của di chúc thừa kế đất đai

Luật thừa kế đất đai có di chúc có quy định rõ ràng về việc chuyển tài sản của người quá cố cho người khác sau khi chết theo di chúc gọi là thừa kế theo di chúc. Người được hưởng di sản hoặc một phần di sản của người chết để lại căn cứ theo di chúc người quá cố đó gọi là người thừa kế theo di chúc.


Khái niệm của di chúc được quy định tại Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015
Khái niệm của di chúc được quy định tại Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015

Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người có tài sản chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết), trừ trường hợp di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết. Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây: a) người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.

Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực pháp luật. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.

Căn cứ theo Điều 669 Bộ luật Dân sự, những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc gồm: con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con đã thành niên mà không có khả năng lao động. Những người này được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản hoặc là người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 644 BLDS.


Các hàng thừa kế theo quy định của pháp luật
Các hàng thừa kế theo quy định của pháp luật

Vậy trong trường hợp của chị Minh thì xét về nội dung của di chúc thừa kế: bố chị có chia 600m2 đất thuộc quyền sử dụng của bố chị cho anh cả là Tùng vì vợ chồng anh đã phụng dưỡng, chăm sóc bố mẹ chị lúc đau ốm, còn 600m2 đất còn lại của mẹ chị thì sẽ được tùy ý quyết định theo mong muốn của mẹ. Điều này xét theo quy định của pháp luật dân sự thì hoàn toàn đúng vì 1200m2 đất trên là tài sản chung của bố mẹ chị trong thời kỳ hôn nhân, cả hai đều đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thế nên bố chị chỉ có quyền sử dụng 600m2 tương ứng với 1/2 diện tích của số đất đã kể trên, còn lại là 600m2 đất sẽ thuộc quyền sử dụng hợp pháp của mẹ chị. Hiện mẹ chị vẫn còn sống thì mẹ chị vẫn có quyền sử dụng, quản lý số diện tích đất đó, trường hợp mẹ chị muốn tặng cho các anh chị hay thực hiện giao dịch khác nào thì mẹ chị có thể để lại di chúc để định đoạt tài sản hoặc thực hiện các hợp đồng chuyển nhượng sao cho đúng với quy định mà pháp luật đề ra. Sẽ hoàn toàn hợp pháp và không hề trái với pháp luật hiện hành đối với việc bố chị Minh để lại toàn bộ 600m2 đất cho anh trai chị (anh Tùng). 

Cách tính hai phần ba của một suất thừa kế chia theo pháp luật được tính trên căn cứ giá trị của tài sản gốc chia theo pháp luật và lấy tổng giá trị tài sản gốc đó chia đều cho các đồng thừa kế của người để lại di sản theo pháp luật (Điều 621 BLDS 2015 quy định những người thuộc hàng thừa kế) có quyền hưởng. Sau đó nhân với hai phần ba, đó sẽ là phần di sản của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được hưởng.

Trong trường hợp của gia đình chị Minh thì căn cứ theo điều luật trên thì mẹ chị Minh là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. 

Cách chia di sản theo luật thừa kế đất đai có di chúc

Điều kiện để di chúc có hiệu lực pháp lý

Căn cứ Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, điều kiện chung để một di chúc có giá trị pháp lý thì: 

"1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này".

  • Về hình thức: Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. 

Trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng và sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, sáng suốt, minh mẫn thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ (căn cứ theo Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015).


Có 2 hình thức di chúc: Di chúc bằng văn bản và Di chúc bằng miệng
Có 2 hình thức di chúc: Di chúc bằng văn bản và Di chúc bằng miệng
  • Về nội dung: Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Những nội dung cụ thể về người lập di chúc; người nhận di sản; di sản để lại; nơi có di sản.
Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Hồ sơ chuẩn bị để khai nhận di sản

  1. Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế
  • Di chúc.
  • Phiếu yêu cầu công chứng.
  • Giấy tờ chứng minh người để lại di sản đã chết (giấy chứng tử, giấy báo tử, bản án tuyên bố một người đã chết,…).
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
  • Giấy tờ tùy thân của người thừa kế (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu,…).
  • Những giấy tờ khác (giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh,…).

       2. Hồ sơ đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Các giấy tờ về thừa kế (Di chúc, văn bản khai nhận di sản thừa kế có công chứng).
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất của người để lại di sản.
  • Giấy chứng tử.
  • Tờ khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà đất.
  • Giấy tờ khác (chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của hai bên…).

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Mục 2 chương V Luật Công chứng 2014 quy định, để tiến hành nhận di sản đất đai thừa kế theo di chúc, người thừa kế cần tiến hành thủ tục khai nhận di sản. Việc khai nhận di sản thừa kế có thể công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức công chứng tại nơi có bất động sản.

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người khai nhận di sản tiến hành nộp hồ sơ khai nhận di sản thừa kế tại cơ quan thực hiện công chứng ở nơi có bất động sản.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

Hồ sơ được cơ quan công chứng tiếp nhận và xử lý cũng như thực hiện công việc theo quy định của pháp luật. 15 ngày là thời hạn công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế. Công chứng viên ra thông báo để niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản.

Trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
Trường hợp di sản thừa kế là bất động sản ở nhiều địa phương thì sẽ thực hiện việc niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đó.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết cũng như bảo quản việc niêm yết.

Bước 3: Trả kết quả

Nếu như không có khiếu nại, tố cáo sau 15 ngày niêm yết thì cơ quan công chức thực hiện thủ tục chứng nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Bước 4: Thực hiện thủ tục đăng ký đất đai

Tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường, tiến hành thực hiện việc đăng ký sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Bước 5: Văn phòng đăng ký đất đai tiếp nhận hồ sơ và xử lý

Hồ sơ được tiếp nhận và xử lý bởi chuyên viên văn phòng đăng ký đất đai.

Trường hợp cần bổ sung hồ sơ, chuyên viên sẽ hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ.
Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, chuyên viên sẽ lập biên nhận và hẹn ngày trả kết quả.

Bước 6: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Người nộp hồ sơ sẽ được Uỷ ban nhân dân cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi quá trình kiểm tra, xác minh hiện trạng, nguồn gốc, quá trình sử dụng và xác định được việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đúng với quy định của pháp luật.

Trên đây là một trường hợp điển hình trong việc chia thừa kế nói chung và chia thừa kế đất đai có di chúc nói riêng. Việc nắm rõ luật thừa kế đất đai có di chúc sẽ giúp bạn hiểu rõ cách xử lý nếu như gặp phải trường hợp tương tự. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

18 giờ trước

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

18 giờ trước

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

18 giờ trước

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

18 giờ trước

Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Trung Quốc bất ngờ được loại khỏi “danh sách đen” của Mỹ

18 giờ trước