Lo lắng sức khỏe mùa dịch, người dân mất tiền triệu để mua kit test COVID-19 mỗi tháng
BÀI LIÊN QUAN
Bộ Y tế khuyến cáo nhóm người nào không nên sử dụng thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir?Bộ Y tế chính thức công bố giá thuốc điều trị COVID-19 MolnupiravirLại một doanh nghiệp sẵn sàng chi hàng nghìn tỷ đưa kit test Covid - 19 về Việt Nam?Số lượng ca mắc COVID-19 tại Hà Nội không ngừng tăng lên mỗi ngày sau dịp Tết Nguyên đán. Không ít người đã phải tốn một khoản tiền lớn trong việc phòng ngừa và điều trị COVID-19. Khoản phí lớn nhất là mua kit test nhanh trên thị trường hoặc phí xét nghiệm PCR ở các cơ sở y tế.
Người dân mất tiền triệu để mua thiết bị phòng dịch
Chị Nguyễn Thanh Oanh, nhân viên văn phòng ở Hà Nội chia sẻ dù chị chưa từng bị nhiễm Covid nhưng từ đầu năm đã phải chi rất nhiều tiền cho việc mua kit test nhanh Covid-19. Chị Oanh đã phải mua tới 20 bộ kit test nhanh, có giá thị trường gần khoảng 2 triệu đồng. Do công ty chị Oanh xuất hiện nhiều trường hợp mắc COVID-19 và chị do tiếp xúc gần với người bệnh nên được công ty yêu cầu phải thường xuyên khai báo sức khỏe thông qua hình thức test nhanh mỗi ngày 1 lần.
Bộ Y tế khuyến cáo nhóm người nào không nên sử dụng thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir?
Theo đó, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo bệnh nhân không được sử dụng thuốc Molnupiravir trong 5 ngày liên tiếp. Còn đối với phụ nữ mang thai, trẻ em nằm trong nhóm không được uống.Nhiều người chủ quan sau khi khỏi Covid-19 rồi bất ngờ bị tái nhiễm: Chuyên gia nói gì?
Các chuyên gia y tế khẳng định, tình trạng tái nhiễm Covid-19 dù không phổ biến nhưng không được phép chủ quan. Nguyên tắc tái nhiễm là sẽ mang sang chủng khác.Bộ Y tế chính thức công bố giá thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir
Chiều ngày 23/2, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã chính thức công khai giá 3 loại thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir sẽ được bán lẻ trên thị trường từ 11.500 - 12.500 đồng/viên.Rất may mắn là công ty của chị Oanh đã phần nào hỗ trợ chi phí test nhanh nên cán bộ nhân viên cũng phần nào giảm bớt gánh nặng tài chính khi phải chuẩn bị kit test. “Số tiền bỏ vào kit test có khi còn lớn hơn tiền ăn, sinh hoạt trong ngày nhưng không thể không làm” - Chị Oanh ngậm ngùi than thở.
Bên cạnh chi phí mua que test nhanh, chị Oanh cũng đã mua về nhiều chai dung dịch sát khuẩn, các loại cồn, xịt mũi, thảo dược xông hơi…để phòng dịch bệnh và các loại vitamin, thực phẩm chức năng tăng cường sức đề kháng mùa dịch. Các đồ dùng chống dịch thời gian gần đây đã tăng giá mạnh so với trước đây. Chị Oanh đã phải xếp hàng rất lâu để có thể mua được đồ mình cần. Khách hàng đến hiệu thuốc mua đồ dùng chống dịch cũng đều mua số lượng lớn với giá cao.
Với tâm lý “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, anh Phạm Xuân Bách (Hải Dương) chia sẻ bản thân đã tốn rất nhiều tiền cho việc mua các sản phẩm kit test, nước rửa tay, khẩu trang, dung dịch xịt khử khuẩn…Dù hiện hầu hết người dân đã tiêm 3 mũi vaccine nhưng số lượng người mắc bệnh không ngừng tăng cao khiến anh Bách vẫn khá lo lắng cho sức khỏe bản thân và gia đình. Anh Bách dù đi đâu về cũng nghiêm túc thực hiện khử khuẩn cẩn thận.
Trước đây, anh Bách thường xuyên sử dụng khẩu trang y tế dùng một lần rồi bỏ nhưng do cảm thấy quá lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường nên giờ đây anh cùng gia đình đã chuyển hẳn sang sử dụng khẩu trang vải. Trên thị trường có rất nhiều loại khẩu trang vải kháng khuẩn, chỉ có thể giặt sử dụng nhiều lần, khô nhanh nên anh mua cho mỗi thành viên trong gia đình 3-4 chiếc để sử dụng luân phiên.
Ngoài ra, Anh Bách cũng lắp đặt ở mỗi phòng trong nhà một bình xông nhỏ và mở cả ngày. Anh chia sẻ do xem trên phương tiện truyền thông thấy thông tin có thể “diệt” virus nhờ xông hơi nên áp dụng. Dù phương pháp tốn khá nhiều tiền nhưng vì đảm bảo an toàn sức khỏe nên anh Bách cũng đành chấp nhận.
Chưa kể do số lượng F0 tăng nhanh mỗi ngày, hai vợ chồng anh đi làm rất dễ tiếp xúc F0, F1 nên trong nhà luôn tích trữ sẵn kit test Covid để dùng ngay khi cần. Số tiền dành mua các sản phẩm chống dịch khiến gia đình anh Bách tốn vài triệu đồng mỗi tháng.
“Thắt chặt chi tiêu” dành tiền làm xét nghiệm
Anh Phạm Tuấn Vũ (nhân viên văn phòng, Hà Nội) không may bị nhiễm COVID từ người bạn sống chung ở phòng trọ. Anh Vũ chia sẻ, anh và bạn mình khi nhiễm bệnh đã mất rất nhiều chi phí trong việc làm xét nghiệm test nhanh, test PCR và điều trị bệnh.
Kể cả khi đã khỏi bệnh, anh vẫn mất rất nhiều tiền để mua thuốc, các thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng để hồi phục sức khỏe, phòng tránh di chứng hậu COVID-19. Trước khi nhiễm bệnh, anh Vũ đã mất một khoản chi phí không nhỏ để mua kit test nhanh theo yêu cầu của công ty vừa nhằm đảm bảo sức khỏe bản thân vừa đảm bảo môi trường làm việc an toàn.
Đến khi bạn cùng phòng trọ trở thành FO và bản thân cũng thấy có triệu chứng ho, sốt thì anh Vũ mới làm xét nghiệm PCR và được xác định là đã nhiễm bệnh. Những ngày sau đó do sốt ruột, anh Vũ và bạn đã liên tục mua kit test nhanh để kiểm tra xem đã âm tính trở lại chưa. Số tiền mua kit test nhanh lên đến 700-800 ngàn đồng trong khi tiền test PCR cũng lên tới 2 triệu đồng cho 2 lần test.
Trong quá trình điều trị bệnh, anh Vũ liên tục xông hơi bằng thảo dược chanh, gừng, sả…và uống các loại thuốc, vitamin để tăng sức đề kháng. Rất may mắn cả hai người không bị tiến triển nặng do đã tiêm đủ liều vaccine và còn trẻ, sức đề kháng tốt nên khi xuất hiện triệu chứng nào thì chỉ điều trị triệu chứng đó. Thuốc men được Anh Vũ nhờ bạn bè mua hộ rồi đặt trước cổng. Số tiền dành cho điều trị bệnh còn không nhiều bằng tiền xét nghiệm.
Anh Vũ cũng cho hay, dù đã khỏe mạnh nhưng do tính chất công việc phải tiếp xúc với nhiều người nên vẫn phải duy trì việc test COVID-19 nhanh hàng ngày. Suốt 2 tháng vừa qua, anh và các đồng nghiệp trong công ty ngày nào cũng phải thực hiện test nhanh đều đặn. Giá mua một bộ kit test rẻ nhất là 50.000/bộ sau đó tăng dần lên 60.000-70.000/bộ. Chi phí mua kit test đều do nhân viên tự chi trả chứ công ty không hỗ trợ.
Như vậy chi phí dành riêng cho việc xét nghiệm đã lên tới 6 triệu đồng, tính từ khi anh Vũ nhiễm bệnh tới thời điểm hiện tại. Anh Vũ hài hước cho rằng bản thân phải cắt giảm chi tiêu, dè sẻn hơn trong sinh hoạt chỉ để dành tiền làm xét nghiệm. Đó là chưa kể đến chi phí mua thuốc thang, dung dịch vệ sinh khử khuẩn…
Dù biết chi phí dành cho các việc mua sản phẩm y tế để điều trị cũng như phòng dịch là vô cùng cần thiết, nhưng nhiều người vẫn không khỏi “xót xa” trước khoản tiền bỏ ra quá lớn. Trước tình hình nói trên, nhiều chuyên gia y tế đã đưa ra những lời khuyên hữu ích trong việc sử dụng kit test nhanh và các biện pháp phòng chống dịch an toàn giúp người dân tránh được tình cảnh lãng phí tiền bạc không cần thiết.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn, không nên mua và sử dụng thiết bị kit test khi chưa có nhu cầu để tránh gây ra lãng phí, tạo ra tình trạng khan hiếm nguồn cung trên thị trường.