meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhiều người chủ quan sau khi khỏi Covid-19 rồi bất ngờ bị tái nhiễm: Chuyên gia nói gì?

Thứ tư, 23/02/2022-18:02
Các chuyên gia y tế khẳng định, tình trạng tái nhiễm Covid-19 dù không phổ biến nhưng không được phép chủ quan. Nguyên tắc tái nhiễm là sẽ mang sang chủng khác.

Không phải cứ khỏi Covid-19 là sẽ "bất tử"

Anh T.L.N.T., 29 tuổi, trú quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ trên Doanh nghiệp & Tiếp thị cho biết, trước đó khoảng 2 tuần, anh cùng một nhóm bạn tổ chức ăn uống. Sau đó, có nhiều người xét nghiệm dương tính với Sars-CoV-2. Đến ngày 17/2, anh xuất hiện triệu chứng đau rát họng nhưng không ho, cũng không sốt. Đến khi test nhanh 2 vạch, anh vô cùng bất ngờ bởi bản thân từng nhiễm Covid-19 khi về từ TP.HCM vào tháng 11 năm ngoái. 

Để chắc chắn hơn, anh làm xét nghiệm PCR ở một phòng khám gần nhà. Kết quả anh dương tính với chỉ số CT 19.98. Anh T. cho biết, anh không hề nghĩ mình sẽ bị tái nhiễm nhanh như vậy. Dù triệu chứng bị tái nhiễm nhẹ hơn trước nhưng buổi tối đi ngủ anh vẫn bị khó thở, ngạt mũi, ngủ không sâu. 

Trong lần đầu nhiễm bệnh, anh được chuyển điều trị tại khu cách ly tập trung của Ký túc xá Pháp Vân (Bệnh viện Dã chiến Hà Đông). Tuy nhiên trong lần tái nhiễm này, anh tự điều trị tại nhà, kết hợp với tập thể dục và sinh hoạt lành mạnh. Sau 5 ngày, anh test nhanh đã cho kết quả âm tính lần 1, sức khỏe ổn định. 


Nếu hai lần nhiễm mà mắc hai chủng khác hẳn nhau thì chắc chắn đó là tái nhiễm. Ảnh: minh họa
Nếu hai lần nhiễm mà mắc hai chủng khác hẳn nhau thì chắc chắn đó là tái nhiễm. Ảnh: minh họa

Anh T. chia sẻ: “Ban đầu, mình cứ nghĩ khỏi Covid-19 là bất tử. Tư tưởng thoải mái nên mình đi chơi không suy nghĩ gì, nhiều khi cũng không đeo khẩu trang. Tuy nhiên, khi tái nhiễm lần 2, mình không quá lo lắng vì đã có kinh nghiệm lần một rồi. Thế nhưng, mình khuyến cáo mọi người nên tập thể dục thường xuyên và nâng cao sức đề kháng của bản thân. 

Tương tự như anh T., chị Đ.T.M.L. (39 tuổi, trú tại huyện Gia Lâm, Hà Nội) cũng tái nhiễm Covid-19 sau khi khỏi bệnh 1 tháng. Ngày 16/2, chị bị sốt và đau rát họng. Ban đầu chị nghĩ bản thân chỉ bị viêm họng mà thôi. Tuy nhiên để yên tâm hơn, chị mời dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Đến ngày 17/2, chị nhận kết quả dương tính với chỉ số CT 17.9.

Chị L. cho biết, bản thân chị vô cùng bất ngờ vì nghĩ rằng bản thân đã khỏi Covid-19 thì sẽ không bao giờ tái phạm. Nếu như những lần trước, chị không ho mà chỉ sốt 1-2 ngày rồi dứt thì đến lần thứ hai các triệu chứng có vẻ nặng nề hơn. Chị sốt và ho nhiều hơn, 7 ngày sau vẫn chưa dứt dù đã âm tính lần 1.  

“Trước đó tôi đã tiêm 2 mũi Pfizer. Tháng trước tôi cũng đã mắc bệnh và khỏi hẳn nên  bản thân khá chủ quan. Tôi nghĩ bản thân sẽ miễn dịch trong vòng 6 tháng. Vì thế, tôi chạy nhảy khắp nơi, nhiều khi còn không đeo khẩu trang”, chị L. chia sẻ. “Mọi người đừng có chủ quan như tôi”, chị L. nhắn nhủ. 


Việc xuất hiện thêm các biến chủng mới nguy hiểm hơn cũng được xem là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tái nhiễm Covid-19. Ảnh: minh họa
Việc xuất hiện thêm các biến chủng mới nguy hiểm hơn cũng được xem là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tái nhiễm Covid-19. Ảnh: minh họa

Chị L. trong thời gian cách ly và điều trị tại nhà cảm thấy vô cùng mệt mỏi và bế tắc khi phải hủy chuyến bay về lại Nhật Bản ngày 20/2. Hiện tại, chị cảm thấy sức khỏe bị ảnh hưởng rất nhiều. Mỗi khi đi cầu thang, chị L. cảm thấy hụt hơi, chị cảm thấy chán ăn, khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. 

Chị L. cho biết: “Đừng nghĩ Covid-19 là căn bệnh đơn giản. Khi mắc bệnh rồi mới thấy cơ thể yếu đi như thế nào”. 

Chuyên gia y tế nói gì?

Thượng tá, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Trung tâm oxy cao áp thuộc Trung tâm nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc Phòng cho biết, hiện tình trạng tái nhiễm xảy ra nhiều. Tuy nhiên, hiếm khi xảy ra tình trạng tái nhiễm ngay sau khi bệnh nhân mới khỏi bệnh. Kết quả PCR âm tính có thể do lấy mẫu chưa đúng, hoặc bởi cơ thể chưa hết hẳn virus (mới chỉ hết ở dịch tỵ hầu) nhưng đề kháng kém nên virus tiếp tục nhân lên.

Bác sĩ Hoàng khẳng định, có nhiều người không có triệu chứng gì đặc biệt, nhưng qua 15 đến 20 ngày virus vẫn chưa hết hẳn, chỉ số CT vẫn dao động ở khoảng 25-30. Với những trường hợp này, mọi người cần ăn uống, luyện tập, nghỉ ngơi tốt hơn để sớm có kết quả PCR âm tính.  


Nếu người bệnh hiện giờ phát hiện tái nhiễm, thì khả năng mắc chủng Omicron. Ảnh: minh họa
Nếu người bệnh hiện giờ phát hiện tái nhiễm, thì khả năng mắc chủng Omicron. Ảnh: minh họa

Liên quan đến vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, tái nhiễm là trạng thái một bệnh nhân đã khỏi hẳn bệnh nhưng sau một thời gian vẫn bị mắc lại bệnh đó. Cơ sở chắc chắn nhất để khẳng định một bệnh nhân bị tái nhiễm Covid-19 là khi bệnh nhân đó từng mắc Covid-19 và đã đủ tiêu chuẩn xác định khỏi bệnh. Tuy nhiên sau đó, bệnh nhân này lại bị nhiễm bệnh, nuôi cấy virus có mọc lại. Điều này có nghĩa là, trong lần nhiễm sau bệnh nhân đó mang virus sống chứ không phải mảnh xác virus tồn lưu, còn lại ở lần nhiễm trước.

Tuy nhiên, có một số trường hợp có thời gian mang virus rất dài, có thể lên tới 174 ngày, nên cơ sở thứ 2 để khẳng định một người có tái nhiễm hay không vẫn phải căn cứ vào nuôi cấy virus, giải trình tự gene. Mặt khác, nếu hai lần nhiễm mà mắc hai chủng khác hẳn nhau thì chắc chắn đó là tái nhiễm.

Trong khi đó, tái dương tính là trạng thái một bệnh nhân đang trong quá trình tiến triển của bệnh, đã có những giai đoạn xét nghiệm âm tính, nhưng lại xuất hiện những lần xét nghiệm dương tính sau đó.

Các chuyên gia y tế cho biết, sau khi khỏi bệnh, cơ thể bệnh nhân sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại virus Sars-CoV-2. Thế nhưng, lượng kháng thể trong cơ thể được tạo ra lại không đủ mạnh hoặc tồn tại không đủ lâu để giúp bệnh nhân miễn nhiễm hoàn toàn với bệnh trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, việc xuất hiện thêm các biến chủng mới nguy hiểm hơn cũng được xem là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tái nhiễm Covid-19.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn Khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) thông tin, nguyên tắc tái nhiễm là mang chủng khác nhưng triệu chứng nhẹ hơn. Nếu người bệnh hiện giờ phát hiện tái nhiễm, thì khả năng mắc chủng Omicron.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước